CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan về chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.3. Thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam, tính đến đầu năm 2020 Việt Nam có trên 758.600 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 6,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó DNNVV chiếm trên 97% trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng gần một nửa tổng số lao động và đóng góp khoảng 40% GDP hàng năm. Con số này cho thấy bộ phận DNNVV giữ vai trò rất quan trọng trong thành phần kinh tế tư nhân, Những năm gần đây, DNNVV có nhiều đóng góp trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam (Bùi Thị Thanh, Nguyễn Xuân Hiệp, 2021).
Theo Báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của DNNVV khu vực châu Á - Thái Bình Dương” do tổ chức Cisco thực hiện cho thấy trong năm 2020, tỷ lệ DNNVV tại
Việt Nam tìm cách thực hiện chuyển đổi số chiếm 72% để sản phẩm và dịch vụ mới tiếp cận thị trường. Trong khi đó, năm 2019 tỷ lệ này chỉ chiếm 32%. Báo cáo cũng cho thấy rằng vào năm 2024, quá trình chuyển đổi số của DNNVV tại Việt nam có thể đóng góp từ 24 đến 30 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và góp phần vào phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Theo khảo sát của Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện hoạt động chuyển đổi số và doanh nghiệp nỗ lực đầu tư cho việc chuyển đổi số chiếm 65%. Số liệu này cho thấy nhu cầu chuyển đổi số cũng như tinh thần sẵn sàng chuyển mình theo xu thế của khối doanh nghiệp này. Hơn nữa, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020 và 2021 chính là cú hích cho DNNVV thay đổi nhận thức và quyết tâm thực hiện chuyển đổi số (Bùi Thị Thanh, Nguyễn Xuân Hiệp, 2021).
Một tín hiệu đáng mừng nữa là, hiện tại công cuộc chuyển đổi số đã lan tỏa và phủ sóng rộng khắp các lĩnh vực, các ngành nghề. “Chuyển đổi số” là từ khóa đã có tần suất xuất hiện rất nhiên trên internet, nếu tìm cụm từ này trên Google, thì chỉ với 0,47 giây đã cho 317 triệu kết quả. Các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm về “chuyển đổi số” cũng liên tục được tổ chức. Có thể thấy rằng tốc độ của cuộc đua “chuyển đổi số” hiện nay đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
Cùng với tinh thần đó, các DNNVV cũng được Chính phủ đồng hành với hàng loạt cơ chế, chương trình và chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Nghị quyết số 35/NQ-HTCP ngày 16/05/2016 và Chỉ thị số 26/CT-
TTg ngày 06/06/2017); Cắt giảm mức phí, chi phí cho doanh nghiệp (Nghị quyết số 75/NQ-HTCP ngày 09/08/2017); Chương trình hành động của chính phủ triển khải
thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/06/2017 của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 3/10/2017), Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 15/05/2018). Các chủ trường của Chính Phủ đã giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong môi trường kinh doanh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; đồng thời tạo thuận lợi về nguồn vốn, ứng dụng khoa học công nghệ…, để các doanh nghiệp này mạnh dạn hơn khi bước vào tiến trình chuyển đổi số, góp phần vào cơng cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Chính Phủ cũng đã phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đây chính là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp tham gia vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Từ đây, khơng chỉ các doanh nghiệp lớn mà chính DNNVV cũng khơng thể đứng ngồi cơng cuộc chuyển đổi số. Trong thời gian cả nước đang gồng mình chống dịch Covid-19 vào năm 2020, Chính phủ đã tung gói tín dụng có quy mơ hàng trăm ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cộng đồng các doanh nghiệp, trong đó khơng thể kể đến các DNNVV đã được tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ để vượt qua khó khăn. Do vậy, nhóm DNNVV đã lọt vào nhóm doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số mạnh mẽ. Vào tháng 12/2020, theo tinh thần của Quyết định số 749/QĐ-TTg, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) thông qua Dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DNNVV (LinkSME)” để thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn năm 2020-2025 nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Năm 2025, Chính phủ đặt ra mục tiêu sẽ hỗ trợ 100% doanh nghiệp nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; ít nhất 100 doanh nghiệp được hỗ trợ trở thành điển hình về chuyển đổi số; ít nhất 100 ngàn doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ; xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số (Bùi Thị Thanh, Nguyễn Xuân Hiệp, 2021).
Mặc dù được sự hỗ trợ và đồng hành của Chính Phủ như đã nói trên, nhưng theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam cho thấy chỉ có 6,6% doanh nghiệp cho rằng họ có đủ nguồn lực để thay đổi hồn tồn từ hệ thống cũ sang hệ thống công nghệ mới; hơn 70% DNNVV phản ứng thụ đồng với những thay đổi của thị trường; chỉ có 25% DNNVV đầu tư vào cơng nghệ hiện đại trong những năm gần đây, cịn đa phần sử dụng gần 80% máy móc là nhập khẩu công nghệ cũ từ thập niên 80, 90; hầu hết DNNVV chưa có chiến lược và lộ trình cụ thể về chuyển đổi số và có tinh thần đổi mới sáng tạo. Thực trạng trên đã khiến cho DNNVV Việt Nam đứng sau DNNVV các nước trong khu vực về chuyển đổi số (Bùi Thị Thanh, Nguyễn Xuân Hiệp, 2021).