Nghiên cứu ứng dụng mơ hình lý thuyết TOE

Một phần của tài liệu Phạm Thị Thuý Diệu-QTKD27A (Trang 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về chuyển đổi số của doanh nghiệp

2.4.1. Nghiên cứu ứng dụng mơ hình lý thuyết TOE

Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuyển đổi số tại Nam Phi của Dyk và Belle (2019):

Từ việc nhìn nhận được tầm quan trọng của áp lực kinh tế thị trường khiến các tổ chức, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các dự án chuyển đổi công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ số. Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Factor Influencing

the Intended Adoption of Digital Transformation: A South African Case Study”

để tìm hiểu về thị trường bán lẻ tại South African (Nam Phi) và ý định áp dụng chuyển đổi công nghệ số tại các doanh nghiệp này. Tác giả đã thực hiện xây dựng mơ hình nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết TOE (Technology – Organization – Enviroment), sau đó tiến hành khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ tại vùng trung tâm Western Cape của Nam Phi. Tại đây, tác giả khảo sát 12 nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành bán lẻ và có kiến thức về cơng nghệ, kỹ thuật số hiện đại. Tất cả những người được phỏng vấn đều thể hiện thái độ tích cực đối với việc áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số, nêu bật các công nghệ phổ biến có thể hỗ trợ việc áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số trong doanh nghiệp. Đa số những người được phỏng vấn đã nêu bật các yếu tố chung có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số và đề cập đến các cách khắc phục các yếu tố đó. Hơn nữa, hầu hết những người được phỏng vấn đều chỉ ra rằng việc triển khai cơng nghệ kỹ thuật số sẽ có lợi cho doanh nghiệp, dẫn đến tăng lợi nhuận và giảm thời gian tiếp cận thị trường, cuối cùng dẫn đến tăng thị phần. Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên nền tảng 3 câu hỏi sau:

- RQ1: Sự hiểu biết về chuyển đổi số và nhận thức về chuyển đổi số trong ngành bán lẻ tại Nam Phi là gì?

- RQ2: Cơng nghệ cốt lõi nào thúc đẩy chuyển đổi số trong các tổ chức ngành bán lẻ tại Nam Phi?

- RQ3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dự định áp dụng chuyển đổi số trong tổ chức là gì?

Kết hợp với 3 câu hỏi chính và mơ hình lý thuyết TOE, nhóm tác giả chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp làm 3 nhóm chính lần lượt là: cơng nghệ, tổ chức, mơi trường.

Sơ đồ 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Dyk và Belle (2019)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu Dyk và Belle (2019)

Bằng cách sử dụng mơ hình TOE, nhóm nghiên cứu đưa ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ tại Nam Phi cùng dấu kì vọng của biến số như sau:

 Các nhân tố nhóm cơng nghệ: Nhận thức cơ hội, Tác động từ cơ sở hạ tầng, Mức độ bảo mật, Khả năng kỹ thuật công nghệ, Lợi thế tương đối của doanh nghiệp, Cơng nghệ số có sẵn.

Ngoài ra, tác giả cũng liệt kê ra các nhân số là các công nghệ số hiện đang được sử dụng trong ngành bán lẻ để đánh giá mức độ sử dụng các công nghệ số này. Bao gồm: Google Suite, Đám mây (Clould), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Học máy (Machine Learning).

 Các nhân tố nhóm tổ chức: Khả năng chống sự thay đổi, Sự sẵn sàng cho cơng nghệ số, Quỹ/Nguồn tài chính, Dữ liệu lớn và phân tích, Khả năng dùng thử, Khả năng thích ứng, Văn hóa tổ chức, Chiến lược chuyển đổi số, Khả năng cộng tác.

Môi trường bên ngoài

Đặc trưng ngành và cấu trúc bên ngoài Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cơng nghệ Quy định của chính phủ Tổ chức Các cấu trúc kết nối chính thức và phi chính thức

Các q trình giao tiếp Quy mơ Cơng nghệ Sự sẵn sàng Đặc điểm Ra quyết định đổi mới công nghệ

 Các nhân tố nhóm mơi trường: Khách hàng, Lợi thế cạnh tranh, Thời gian tiếp cận thị trường, Sự kết nối.

Việc nghiên cứu với tổng số biến lớn (22 biến) nên mơ hình của nhóm tác giả Dyk và Belle (2019) cho thấy rằng họ có sự hiểu biết tốt về chuyển đổi kỹ thuật số từ những người tham gia trong ngành bán lẻ tại Nam Phi. Tuy nhiên, điều này có thể là do trình độ đào tạo của họ, nhiều năm kinh nghiệm bán lẻ, vị trí nắm giữ trong tổ chức và thực tế là địa điểm trường hợp hiện đang bận rộn với các dự án chuyển đổi kỹ thuật số. Do đó, điều này khơng thể được khái qt hóa trong tồn bộ tổ chức hoặc ngành bán lẻ. Đây là nghiên cứu cụ thể về chuyển đổi số nên tác giả cân nhắc áp dụng một số quan điểm để đề xuất mơ hình cho nghiên cứu.

2.4.2. Các nghiên cứu ứng dụng mơ hình trưởng thành

2.4.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp 4.0 trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Genesta và Gamache (2021)

Tác giả Genesta và Gamache (2021) đã thực hiện nghiên cứu đề tài

“Prerequisites for the Implementation of Industry 4.0 in Manufacturing SMEs”

để xác định điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp 4.0 trong các DNNVV. Các công nghệ gắn liền với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã chứng tỏ tác động đáng kể đến năng suất và sự nhanh nhẹn của các cơng ty sản xuất, giúp chúng có khả năng cạnh tranh cao hơn. Việc triển khai Công nghiệp 4.0 cho phép các công ty này được trang bị tốt hơn để đáp ứng các yêu cầu tùy biến hàng loạt. Ở Quebec, các DNNVV trong ngành sản xuất thường không tuân theo xu hướng công nghệ này, điều này tạo ra khoảng cách về hiệu suất giữa họ và các đối thủ cạnh tranh. Một trong những lý do chính khiến Quebec phải vật lộn để theo kịp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của họ dường như không được trang bị để thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số này. Mục đích của nghiên cứu này là xác định, trong một tổng quan tài liệu, các điều kiện tiên quyết cần thiết để chuẩn bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất cho cuộc cách mạng kỹ thuật số. Bài nghiên cứu này nêu bật công việc của các tác giả khác nhau để xác định các điều kiện tiên quyết phổ biến nhất đã biết. Kết quả sẽ giúp hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất chuẩn bị tốt hơn để sẵn sàng triển khai Công nghiệp 4.0 và bắt đầu chuyển đổi kỹ thuật số. Với kết quả thu được từ nghiên

cứu, kết hợp với việc thiết kế các thí nghiệm và mơ phỏng Monte Carlo, sẽ có thể xác nhận các điều kiện tiên quyết. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách triển khai chúng trong một DNNVV sản xuất sản phẩm nhôm ở Quebec.

Sau khi nghiên cứu, tác giả xác định rằng có tám cơng nghệ thường liên quan đến Công nghiệp 4.0: Internet of Things, Big Data, Cloud Computing, Cyber Physical Systems, robot cộng tác, sản xuất phụ gia, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo. Mơ hình nghiên cứu được áp dụng kế thừa bản chất của mơ hình trưởng thành, nó được trình bày giống như một cuộc khảo sát bảng câu hỏi và mỗi cơng nghệ có sáu điều kiện tiên quyết. Đối với mỗi điều kiện tiên quyết, thang điểm bốn cấp độ được đưa ra để thiết lập mức độ đạt được của điều kiện tiên quyết. Điểm số liên quan đến các điều kiện tiên quyết giúp bạn có thể thiết lập kết quả cuối cùng về mức độ sẵn sàng kỹ thuật số của công ty, cho dù là giai đoạn phôi thai, ban đầu, sơ cấp, trung cấp, cao cấp hay đã sẵn sàng. Dựa trên kết quả này, cơng ty có thể tự định hướng trong các bước tiếp theo để thực hiện và sau đó cải thiện mức độ sẵn sàng kỹ thuật số của mình. Cơng trình nghiên cứu đầy đủ của tác giả liệt kê 48 điều kiện tiên quyết, sáu điều kiện tiên quyết theo công nghệ được nhắm mục tiêu.

Kết quả nghiên cứu giúp các DNNVV sản xuất chuẩn bị tốt hơn cho việc triển khai Công nghiệp 4.0 và bắt đầu hoạt động chuyển đổi số. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố cần thiết để thực hiện hoạt động chuyển đổi số như sau: Năng lực tài chính, Văn hóa kinh doanh, kiến thức, kỹ năng của nhân viên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp.

2.4.2.2. Nghiên cứu Phát triển mơ hình đánh giá hiệu suất kỹ thuật số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất ở Quebec của Gamache, et al. (2019)

Tác giả Gamache, et al. (2019) đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Development of a Digital Performance Assessment Model for Quebec Manufacturing SMEs”

để đánh giá hiệu quả chuyển đổi số của DNNVV trong lĩnh vực sản xuất ở Quebec. Tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất của các DNNVV, ngoài ra tác giả cũng đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm hấp dẫn các DNNVV ở Quebec tham gia thực hiện chuyển đổi số.

Nghiên cứu này cố gắng phát triển một mơ hình, dựa trên tổng quan tài liệu và các nghiên cứu điển hình, để đánh giá hiệu suất kỹ thuật số cũng như nghiên cứu giả định rằng một số tham số của mơ hình, chẳng hạn như Lãnh đạo, Văn hóa và tổ chức và Quản lý dữ liệu, có những tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV. Một bài đánh giá tài liệu và một phương pháp luận dựa trên bảng câu hỏi kéo dài 80 giờ và các cuộc phỏng vấn thực địa cho phép đánh giá tác động đến hiệu quả kinh doanh quan niệm khác nhau xoay quanh chủ đề chuyển đổi kỹ thuật số. Kết quả cho thấy các thông số quan trọng nhất có xu hướng tăng cường hiệu suất kỹ thuật số và do đó giúp thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là cam kết và sự gương mẫu của các yếu tố: quản lý (28%), thu nhận và phát triển kỹ năng (26%), kỹ thuật số kiến trúc (42%), tự động hóa (42%), chất lượng dữ liệu (42%) và sử dụng thương mại điện tử (42%).

2.4.2.3. Nghiên cứu của Zapata, et al. (2020) về Một khuôn khổ chuyển đổi kỹ thuật số có đủ để sản xuất các sản phẩm thông minh không? Trường hợp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tác giả Zapata, et al. (2020) đã nghiên cứu đề tài “Is a digital transformation

framework enough for manufacturing smart Products? The case of Small và Medium Enterprises” về một khuôn khổ chuyển đổi kỹ thuật số có đủ để sản xuất

các sản phẩm thông minh không? Trường hợp của các DNNVV. Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ phù hợp của các mơ hình trưởng thành chuyển đổi số và vai trị của việc áp dụng công nghệ số trong việc sản xuất sản phẩm thông minh; đồng thời đưa ra các đề xuất để tăng khả năng thực hiện chuyển đổi số cho các DNNVV. Tác giả sử dụng mơ hình trưởng thành của chuyển đổi số để thực hiện nghiên cứu và đưa ra nguyên tắc thiết kế cho từng mơ hình cụ thể. Tác giả đã đề cập một số nhân tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyển đổi số ở một nhóm các nhà sản xuất nhỏ và vừa nằm ở Thung lũng Arve, một vùng nhỏ ở Pháp, nhóm này đại diện cho một ngành công nghiệp phát triển vào cuối thế kỷ 19 và đã phải thích ứng với nhiều thay đổi cơng nghệ kể từ đó, các yếu tố bao gồm năng lực tài chính, thói quen, sự linh hoạt, mục tiêu, mục đích chuyển đổi số của doanh nghiệp.

2.4.3. Các nghiên cứu khác liên quan đến đề tài

2.4.3.1. Nghiên cứu của tác giả Sophie Peillon, Nadine Dubruc (2019) về rào cản đối với dịch vụ hóa kỹ thuật số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất của Pháp.

Tác giả Peillon và Dubruc (2019) đã nghiên cứu đề tài “Barriers to digital servitization in French manufacturing SMEs” về xác định những rào cản chính

đối với dịch vụ hóa kỹ thuật số trong các DNNVV sản xuất của Pháp để tìm hiểu những rào cản chính mà các DNNVV vùng Auvergne-Rhône-Alpes nước Pháp phải đối mặt trong quá trình tiến tới dịch vụ hố kỹ thuật số bằng phương pháp nghiên cứu hành động bằng cách tham gia phỏng vấn và thảo luận. Nhóm tác giả cho rằng các công nghệ cốt lõi của dịch vụ kỹ thuật số đều đa dạng và phức tạp, vì chúng bao gồm Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và phân tích, điện tốn đám mây, an ninh mạng, thực tế hỗn hợp và tăng cường, giải pháp sản xuất tiên tiến, sản xuất phụ gia, mơ phỏng của máy móc được kết nối và trí tuệ nhân tạo, các DNNVV có thể phải đối mặt với các vấn đề cơng nghệ liên quan đến việc cung cấp sản phẩm của họ.

Nhóm tác giả đã tổng hợp được 2 rào cản chính trong chuyển đổi số khi doanh nghiệp có ý định thực hiện đó là: Nguồn nhân lực chất lượng chất lượng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ngồi ra nghiên cứu có đề cập về sự ảnh hưởng tích cực của Chính phủ trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại các DNNVV.

2.4.3.2. Nghiên cứu mơ hình nhân tố ảnh hưởng đến cải tiến doanh nghiệp của Yachmeneva, et al. (2014)

Thông qua việc tổng hợp nghiên cứu lý thuyết và thơng tin liên quan, sau đó đưa ra hệ thống lý thuyết mới hoàn thiện hơn về các nhân tố, Yachmeneva, et al. (2014) đã xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến cải tiến doanh nghiệp. Nhóm tác giả đã đưa ra nhận định về nguồn gốc của các nhân tố, mức độ tác động đến doanh nghiệp và khả năng kiểm sốt của doanh nghiệp theo các yếu tố: vĩ mơ (yếu tố bên ngoài – trung gian), vi mơ (yếu tố bên ngồi – tác động trực tiếp) và yếu tố bên trong.

Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mơ gồm ao gồm khung các nhân tố PESTLE: chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, cơng nghệ, mơi trường, khí hậu. Nhóm nhân tố vi mơ

bao gồm: nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và các yếu tố mấu chốt khác. Nhóm nhân tố bên trong gồm: tài chính doanh nghiệp, sản xuất, chất lượng nguồn nhân sự, marketing và quản trị doanh nghiệp. Về mặt hình ảnh, nhóm tác giả thể hiện nhóm các nhân tố dưới dạng hình nón, trong đó mỗi tầng của nón tương ứng với một nhóm yếu tố cụ thể như sau.

Sơ đồ 2.5: Mơ hình của Yachmeneva, et al. (2014)

Nguồn: Yachmeneva, et al. (2014)

Theo mơ hình trên, các nhóm nhân tố sẽ thể hiện các phần vị trí cấu trúc của hình nón. Các mặt phẳng của hình nón sẽ giúp xác định mức độ tiếp xúc với doanh nghiệp và khả năng kiểm soát của tổ chức. Nhóm nhân tố vĩ mơ là nền tảng của hình nón, tuy nhiên, vì ở xa nên đây là những nhân tố gián tiếp và không thực sự mạnh mẽ. Càng lên phía trên, tiết diện tiếp xúc của hình nón càng nhỏ đi và tác động của các nhóm nhân tố chồng lên nhau thể hiện mức độ đổi mới của doanh nghiệp ngày càng dày đặc. Trong mơ hình của Yachmeneva, et al. (2014), nhóm tác giả ngoài việc cho thấy các nhân tố ảnh hưởng quyết định cải tiến doanh nghiệp còn cho thấy mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân tố và thứ tự tác động của chúng.

2.4.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa. doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã xem xét các cơng nghệ nói chung và đã tìm thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số tại doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể được phân loại: Đặc điểm của doanh nghiệp, văn hóa tổ chức, kinh nghiệm

Quyết định cải tiến doanh nghiệp Nhóm nhân tố mơi

trường bên trong Nhóm nhân tố vi mơ

trong quá khứ, quyền riêng tư và bảo mật (lo ngại về bảo mật Internet, lo ngại về các vấn đề pháp lý, khả năng chống lại sự thay đổi, thiếu tài chính, chi phí máy tính và mạng cao, thiếu nhân sự có trình độ, kiến thức hạn chế về công nghệ, cơ sở hạ tầng cần thiết, thiếu tiếp thị, cạnh tranh, các chương trình hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số), thiếu lộ trình cơng nghệ và hệ sinh thái cho chuyển đổi số. Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm và mơ hình lý thuyết liên quan, tác giả tổng hợp được các nhân tố chính

Một phần của tài liệu Phạm Thị Thuý Diệu-QTKD27A (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)