TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG SỐ Ở TP.HCM

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG SỐ Ở TP.HCM

Về lý thuyết, việc chuyển đổi ngân hàng số cho một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính sẽ có 3 cấp độ cơ bản:

- Cấp độ đầu tiên là chuyển đổi một bộ phận, một phần, số hóa quy trình, kênh phân phối từng phần hoặc một sản phẩm, dịch vụ nhất định của ngân hàng.

- Cấp độ tiếp theo là đối với mảng kinh doanh của ngân hàng sẽ được xây dựng theo mảng kinh doanh số riêng.

- Cấp độ cuối cùng là từng bước số hóa các hoạt động của ngân hàng, dần thay thế những hoạt động ngân hàng truyền thống tiến đến số hóa tồn bộ hoạt động của ngân hàng.

Theo nghiên thống kê tiến trình số hóa ngân hàng tại Việt Nam thì đa số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang ở giai đoạn cấp độ một, một số ngân hàng thương mại có quy mơ lớn hơn thì đang triển khai tiến độ số hóa ở cấp độ hai. Hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã số hóa dịch vụ thanh tốn và quy mô đang dần mở rộng ra. Ý thức được mức độ quan trọng trong việc việc số hóa dữ liệu ngân hàng, thì hầu hết các ngân hàng trên thị trường Việt Nam đều đang triển khai và định hướng phát triển theo hướng ngân hàng số. Trong đó 96% ngân hàng đã và đang thực hiện xây dựng, phát triển chiến lược phát triển các cơng nghệ 4.0, nắm bắt xu hướng đó thì đến 92% ngân hàng thực hiện dịch vụ số hóa các giao dịch điện tử trên ứng dụng Internet và trên giao diện các thiết bị điện tử thông minh. Để đồng bộ trên diện rộng, các ngân hàng đã thành lập thành khối những trung tâm ngân hàng số, từng bước chuyển đổi từng phần mơ hình hoạt động, kinh doanh sản phẩm dịch vụ theo hướng số hóa.

Đại diện có thể kể đến là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) liên kết với công ty Lifestyle Project Management Việt Nam ra mắt ngân hàng số Timo được coi là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2016, đánh dấu một mốc quan trọng cho ngân hàng số về xu hướng phát triển tại Việt Nam. Với trải nghiệm sáng tạo, tối ưu hóa những thiết kế thơng minh và tính năng

độc đáo, có đầy đủ những tính năng của một ngân hàng, với thẻ ATM và các tài khoản thanh toán, tiết kiệm… mang đến sự tiện lợi tối đa và những tính năng độc đáo cho người dùng như: không chi nhánh, khơng phịng giao dịch truyền thống, ứng dụng Internet và Mobile Banking được tối ưu hóa với thiết kế thơng minh, mang đến sự tiện lợi tối đa và những tính năng độc đáo cho người dùng.

Theo trào lưu thì ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng cho ra mắt dòng ứng dụng LiveBank. Với định hướng phát triển ngân hàng số thì trên các kênh truyền thông, ngân hàng Tiên phong thể hiện một cách rõ nét chiến lược phát triển ngân hàng số với đại diện là Tổng giám đốc ngân hàng Tiên Phong đã đưa ra nhận định, xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng số và ứng dụng công nghệ hiện đại vài các lĩnh vực và tất cả nghiệp vụ ngân hàng, ngân hàng Tiên Phong đã và đang đầu tư bài bản về nguồn lực lẫn nhân lực để đáp ứng được sự đổi mới trong ứng dụng công nghệ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động và tất cả các nghiệp vụ trong ngân hàng, nhằm tạo ra sự thay đổi toàn diện, cung cấp và đáp ứng cho người dùng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, cạnh tranh nhất cho những khách hàng của ngân hàng Tiên Phong.

Thông qua website Bankstore.vn, ngân hàng TMCP Phương Đông cũng đã ứng dụng cơng nghệ từng bước số hóa các giao dịch điện tử, hỗ trợ kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cá nhân mang lại nhiều tiện ích cho người dùng, cho khách hàng của ngân hàng.

Là ngân hàng đầu tiên hoạt động trên dịch vụ đám mây của web Amazon, cho phép phát triển nhanh chóng, vượt trội về chất lượng lẫn số lượng khách hàng. Ngân hàng số Yolo được ra mắt vào tháng 9/2018 là ngân hàng số thuộc ngân hàng VPBank, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính như mua các gói bảo hiểm trực tuyến mà khơng cần kiểm tra y tế, co thể mở các tài khoản thẻ ảo trả trước qua hình thức email và số điện thoại.

Ngồi ra, ngân hàn BIDV Việt Nam cũng cho ra mắt trung tâm ngân hàng số, hiện đang hoạt động tại Tháp A Vincom thuộc Hà Nội. Trung tâm này được định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của ngân hàng.

Tương tự, ngân hàng Kỹ thương Việt Nam cũng đã đưa ra định hướng phát triển cho ngân hàng số của mình là lấy việc nâng cao trải nghiệm của người dùng trên các ứng dụng ngân hàng trực tuyến làm nền tảng phát triển trong tương lai.

Theo Thống kê về mức độ sử dụng E-banking của Chính phủ thì mỗi ngày số lượng người thực hiện các giao dịch tài chính thơng qua hệ thống thanh tốn ngân hàng số lên đến 300 triệu người, đạt 200% tốc độ tăng trưởng về số lượng thực hiện giao dịch trên các thiết bị điện tử thơng minh cụ thể là mobile banking. Ước tính 300 nghìn tỷ đồng/ngày đối với các giao dịch giá trị tiền chỉ riêng trên kênh thiết bị điện tử.

Dựa trên kết quả phân tích thống kê cho thấy, việc chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang được quan tâm, có sự chủ động trong việc xúc tiến triển khai nhanh chóng các hoạt động số hóa dữ liệu và đạt được một số thành tựu đáng kể như mạng lưới ATM, POS ngày càng gia tăng, hầu như phủ khắp các thành phố, tỉnh thành trên diện rộng đạt được hơn 20.000 ATM và hơn 275.1 POS trong quý 3 năm 2020, theo đó số lượng các tài khoản tài chính cá nhân đạt mức 95,6 triệu tài khoản, tăng gần 46% so với cùng kỳ năm 2016 với số thẻ lưu hành trên 95 triệu thẻ. Với mức giao dịch tài chính đạt 282,2 triệu lượt giao dịch tăng 262,5% so với cùng kỳ năm 2016 đã khiến giá trị thanh toán trên các giao dịch tăng mạnh đạt 17,4 triệu tỷ đồng ước tính tăng 353,1% so với cùng kỳ. Trong đó nổi bật là các giao dịch thơng qua các thiết bị điện tử chiếm 7,2 triệu tỷ đồng với số lượng giao dịch là 682,3 triệu giao dịch tăng 980,9% so với cùng kỳ năm 2016. Việc phân bổ ATM và POS rộng rãi, cũng góp phần tăng trưởng số lượng giao dịch thanh toán qua ATM đạt 660 triệu với giá trị giao dịch trên 1.818 nghìn tỷ đồng tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2016, đối với các thanh toán trên POS cũng với mức giao dịch ấn tượng đạt 218 triệu với 382,86 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w