PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU SỬ DỤNG DIGITAL BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH GIANG VĂN MINH (Trang 45 - 46)

Bảng 2.10 : Tóm tắt kiểm định các giả thiết nghiên cứu

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI

HẢI - CHI NHÁNH GIANG VĂN MINH

3.1.1. Định hướng hoạt động

Định hướng kinh doanh: Trên cơ sở thành công đã đạt được năm 2021

trong việc triển khai định hướng chiến lược tại các đơn vị kinh doanh, MSB CN Giang Văn Minh định hướng tiếp tục đổi mới mơ hình kinh doanh của các ngân hàng chuyên doanh theo định hướng tập trung phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh gia đình, tiểu thương hướng tới ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Cụ thể của chiến lược đó là:

 Triển khai mở rộng mạng lưới các điểm kinh doanh của MSB để phát triển mạnh mẽ các đối tượng khách hàng mục tiêu tại các địa bàn tỉnh.

 Tiếp tục triển khai vào việc tập trung mơ hình kinh doanh hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân…

 Triển khai vào phân khúc khách hàng tiêu dùng qua mơ hình cơng ty tài chính tín dụng tiêu dùng.

 Thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ để tăng doanh thu từ phí dịch vụ.

Quản lý chất lượng tài sản: MSB CN Giang Văn Minh tiếp tục tiến hành xác định mục tiêu tiếp tục quản trị với danh mục cụ thể nhằm giảm thiểu và phát sinh thêm nợ xấu, tăng cường nguồn lực để thu hồi nợ xấu để giữ nguyên mức nợ xấu dưới 3%.

3.1.2. Định hướng về hoạt động dịch vụ Digital banking

Trong thời gian tới để hiện thực hóa tầm nhìn đó, MSB nói chung và MSB Giang Văn Minh nói riêng cần chỉ đạo tập trung triển khai xây dựng các sản phẩm dịch vụ Digital banking trên nền tảng công nghệ hiện đại, có tính đột phá trong hệ sinh thái tài chính của ngân hàng, nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ trong ngân hàng sẽ giúp MSB CN Giang Văn Minh

tối ưu hóa vận hành, tự động hóa, hỗ trợ ra quyết định, kiểm sốt rủi ro và nâng cao năng suất lao động.

MSB CN Giang Văn Minh cũng sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi và truyền thông thu hút khách hàng trải nghiệm dịch vụ này như: mở rộng đối tác liên kết như các trường học, các công ty viễn thông, điện nước, phối hợp với cục thuế để giúp khách hàng nộp thuế điện tử dễ dàng hơn,… đáp ứng mọi nhu cầu về thanh toán thường ngày của khách hàng. Thực hiện mục tiêu đạt số lượng giao dịch thông qua kênh điện tử này chiếm 40% tổng số lượng giao dịch trên hệ thống nhằm giảm chi phí hoạt động của ngân hàng.

Hoạch định chiến lược gia tăng số lượng, chất lượng sử dụng dịch vụ Digital banking và tính năng khác biệt về Digital banking so với các ngân hàng khác, xây dựng chính sách bán hàng linh hoạt, hiệu quả để nâng cao thị phần trong thị trường ngân hàng, đảm bảo cung cấp nền tảng giao dịch an toàn, thuận tiện cho khách hàng.

MSB CN Giang Văn Minh phối hợp với các ngân hàng khác, các cơ quan nhà nước, các phương tiện truyền thơng để khuyến khích thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt mà sử dụng qua các dịch vụ Digital banking, từ đó thúc đẩy nhu cầu giao dịch trực tuyến của người dân. Thơng qua đó MSB CN Giang Văn Minh giúp quảng cáo hình ảnh của mình, gia tăng sự tin tưởng của khách hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng thị phần của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU SỬ DỤNG DIGITAL BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH GIANG VĂN MINH (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w