TVP 6% CHÍNH ĐẠI 7% Khác 18% HOA SEN 16% HỊA HỊA PHÁT 7% TVP PHÁT 11% VINAONE 9% 31% NGUYỄN MINH 8% (Nguồn: tác giả tổng hợp) Xét về thị phần tơn cuộn, hiện nay Tập đồn Hoa Sen vẫn đầu về thị phần tôn cuộn xuất khẩu tại Việt Nam. Cụ thể để theo thống kê năm 2021 thị phần xuất khẩu tơn cuộn của Tập đồn Hoa Sen chiếm hơn 40% trên tổng tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam Nam về mặt hàng này, tiếp theo sau đó là cơng ty Nam Kim phim với 18% và tôn Đơng Á
12%. Để có thể dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôn cuộn, yếu tố đầu tiên và là yếu tố tiên quyết nhất do sản lượng sản xuất của các nhà máy Tôn Hoa Sen đạt đến hơn 1,1 triệu tấn/năm tại khu cơng nghiệp Phú Mỹ, ngồi ra đạt hơn 800.000 tấn/năm tại hai cụm nhà máy Đông Hồ và Nhơn Hội. Với tổng công suất cao gấp đôi so với tổng công suất sản xuất của Nam kim và tơn Đơng Á. Ngồi ra, với kinh nghiệm xuất khẩu nhiều năm tại các thị trường nổi bật như Đông Nam Á á châu Mỹ châu Âu và một phần châu Úc, uy tín của tơn Hoa Sen để dần có một vị trí ổn định trong lịng người tiêu dùng từ đó giúp duy trì và phát phát triển thị phần tại các khu vực xuất khẩu này.
Xét về thị phần ống thép, nguồn nguyên liệu của ống thép là tôn cuộn mạ kẽm, và HSG là một trong những NSX lớn trong lĩnh vực này, nhưng HSG chỉ chiếm 16% thị phần xuất khẩu ống thép tại thị trường Việt Nam. Dẫn đầu lại là tôn TVP (31%) và tiếp theo sau Hoa Sen là Hòa Phát (11%). HSG tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất tơn cuộn là chính, chỉ có 3/10 nhà máy đang hoạt động có thể sản xuất ống thép. Ngồi ra, thị phần ống thép thị nội địa của HSG vô cùng tốt, chiếm hơn 60% sản lượng sản xuất, do đó số lượng ống thép xuất khẩu của HSG chiếm tỷ trọng ít hơn hẳn so với các NCC còn lại thị trường Việt Nam. Mặc dù ống thép cũng là một trong những sản phẩm được ưu tiên sản xuất và tiêu thụ chính ở tập đồn. Tuy nhiên so với mặt hàng tôn cuộn, sản lượng của ống thép thấp hơn nhiều chiếm khoảng tầm 30-40% tổng sản lượng sản xuất của tập đoàn. Nguyên liệu sản xuất ống thép chủ yếu là nguồn nguyên liệu được sản xuất từ nhà máy tôn Phú Mỹ hoặc ở Nhà máy Tôn Đông Hồi, Nhơn hội để chuyển sang dây chuyền vật liệu xây dựng sản xuất ống thép. Từ việc tận dụng được nguồn nguyên liệu sản xuất ống thép từ các nhà máy Hoa Sen, để giúp HSG có thể tiết kiệm chi phí ngun liệu và vận chuyển, từ đó có được mức giá cạnh tranh và chất lượng tốt trên thị trường. Tuy nhiên hiện nay mặt hàng ống thép của Hoa Sen vẫn đang tập trung vào phân khúc từ trung cao cấp cho cho thị trường xuất khẩu lớn nội địa. Do đó việc xuất khẩu đại trà gần như là rất khó mà chỉ tập trung một số đối tượng khách hàng nhất định chuyên cung cấp vật liệu xây dựng cho các cơng trình hoặc các nhà thầu lớn. Trái ngược với Hoa Sen, Ống thép TVP, Chính Đại, Hịa Phát, Vinaone là những nhà sản xuất đi đầu trong hoạt động sản xuất ống thép. Đầu tiên kể đến
6,000,000.00 5,000,000.00 4,000,000.00 3,000,000.00 2,000,000.00 1,000,000.00 -
là Hòa Phát, với nguồn lực chính tập trung cho mặt hàng sản xuất ống thép do đó tơn cuộn của Hịa Phát cũng được sản xuất theo tiêu chí để được sản xuất sử dụng dùng trong nguyên liệu ống thép với chất lượng phổ thơng phù hợp, từ đó giúp giá thành của Hịa Phát cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Tuy nhiên do năng lực sản xuất còn hạn hẹp, và chủ yếu tập trung cho thị trường nội địa do đó tỷ thị phần xuất khẩu của ống thép Hòa Phát vẫn chưa nhiều bằng ống thép TVP. Đối với TVP, gần như tập trung hoàn toàn nguồn lực vào việc sản xuất ống thép và mặt hàng tôn cuộn với phân khúc thấp, chất lượng sản phẩm không cao và giá thành rất cạnh tranh, chủ yếu tập trung xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và các thị trường gần như Indonesia, Campuchia, Lào… những thị trường quan trọng số lượng và giá cả hơn chất lượng.
2.2.1.2. Sản lượng xuất khẩu
Biểu đồ 2.3 Sản lượng xuất khẩu tôn mạ giai đoạn 2016-2021
2016 2017 2018 2019 2020 2021 HSG 475,907.7 721,663.7 758,270.1 559,987.4 737,807.2 1,295,183 Bao steel 1,801,227 3,154,855 5,115,079 4,382,316 3,907,382 4,988,996 Nam Kim 298,354.2 558,936.6 423,571.7 511,084.3 582,738.2 620,770.5 Đông Á 75,907.76 221,663.7 758,270.1 559,987.4 437,807.2 295,183.8
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp ngành Thép 2016-2021) Để có thể tăng doanh thu cũng như tỷ trọng trong xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu đương nhiên là yếu tố tăng trưởng đầu tiên. Theo biểu đồ sản lượng, giai đoạn năm 2016- 2018, sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, đặc biệt nhất là giai đoạn năm 2016-2017, sản lượng tăng từ hơn 475 nghìn tăng lên hơn 720 nghìn tấn/năm. Việc tăng này phụ thuộc theo nhu
cầu cơ bản và chu kì tăng trưởng của thị trường thép. Ngồi ra, trong giai đoạn này HSG còn mở rộng được việc phát triển thị trường mới là thị trường Châu Âu, với nhu cầu phát triển cho các cơng trình lớn. Châu Âu là một thị trường màu mỡ với lượng tiêu thụ lớn, có thời điểm nhu cầu lớn, HSG có thể xuất bằng tàu rời với tải trọng lên đến 30.000 tấn từ Việt Nam sang Châu Âu. Việc sử dụng tàu rời để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu riêng của HSG sang cho khách hàng giúp việc vận chuyển hàng hóa nhanh hơn, khơng phụ thuộc vào thời gian vận chuyển của hãng tàu, ngồi ra HSG cịn có thể kiểm sốt việc bảo quản hàng hóa tốt trong suốt q trình vận chuyển, do đó đảm bảo được chất lượng khi đến cảng dỡ. Một ưu thế khác của việc vận chuyển bằng tàu rời là chi phí xếp dỡ hàng hóa ít hơn tàu chuyến, đóng hàng bằng containers, từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của HSG chi phí và sản lượng trong việc xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cũng như các thị trường xa như Úc, NewZealand…
Đến giai đoạn năm 2018-2020, sản lượng xuất khẩu bắt đầu có phần giảm, do tính chu kì của thị trường, ngồi ra do có sự cạnh tranh từ các NCC Trung Quốc khi họ chuyển hướng mở chi nhánh, văn phịng hoặc cơng ty tại Việt Nam nhằm xuất khẩu hàng hóa đi các nước. Đặc biệt là Châu Âu và Châu Mỹ khi làn trong “tẩy chay” Trung Quốc nổ ra rầm rộ ở các nước, việc các NCC này đưa ra mức giá rẻ hơn với chất lượng sản phẩm trung bình và được nhập khẩu trực tiếp từ công ty mẹ tại Trung Quốc, làm giảm sản lượng xuất khẩu tạm thời cho không chỉ HSG mà các NCC khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, với chất lượng sản phẩm không đáp ứng như cam kết dù giá có cạnh tranh đến mấy cũng đặt ra nhiều nghi vấn và mất lòng tin của khách hàng, họ vẫn quay lại với NCC truyền thống như trước.
Giai đoạn, 2019-2020, một thời gian dài khó khăn và nhiều thách thức, từ việc đại dịch Covid bùng ra và phủ sóng trên diện rộng, hàng loạt các nước đóng cửa. Gần như cả các cảng biển lớn và khu vực giao nhận hàng hóa quốc tế đều bị hạn chế giao dịch với nước ngoài, nhằm hạn chế việc lây lan dịch bệnh, thông qua việc kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, thuyền viên hoặc đội bay từ các nước. Lưu thơng hàng hóa bị ách tắc, người mua không nhận được hàng, người bán không giao được hàng. Đỉnh điểm vào cuối năm 2020,
các cảng biển lớn ở Mỹ đồng loạt kẹt hàng hóa số lượng lớn, hàng hóa khơng dỡ ra khỏi cảng kịp thời, tàu bè khơng có chỗ neo đậu, dẫn đến tình trạng thiếu chuyến tàu, thiếu containers rỗng trên diện rộng và đặc biệt là các tuyến Âu Mỹ. Trong giai đoạn khó khăn đó, HSG cũng khơng ngoại lệ trong việc khó khăn trong việc lấy containers rỗng hay việc tìm được chuyến tàu phù hợp vận chuyển hàng hóa. Nhưng HSG đã đưa ra một sự lựa chọn thay đổi sáng suốt và táo bạo, học hỏi từ việc giao hàng từ ông lớn Trung Quốc, HSG chọn việc kết hợp giao hàng hóa của các khách hàng có các cảng đến gần nhau trên một chuyến tàu rời, việc này vừa giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển lại là một đáp án tồn vẹn giúp giảm giá bán sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh sản lượng xuất khẩu của HSG, trong khi các đối thủ khác vẫn loay hoay trong việc tìm container rỗng để giao hàng bằng tàu chuyến. Thành quả cho việc thay đổi này, vào năm 2021, sản lượng xuất khẩu của HSG tăng vượt bậc với sản lượng hơn 1 triệu tấn hàng được xuất khẩu đi, chiếm hơn 54% sản lượng của toàn tập đoàn.
2.2.1.3. Giá bán xuất khẩu
Xét từ giai đoạn năm 2016 đến nay, giá trung bình xuất khẩu của mặt hàng tơn cuộn HSG được thể hiện qua biểu đồ trên cho thấy xu hướng tăng giảm có chu kỳ thì phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của ngành Thép. Chu kì này có thể kéo dài 2-3 năm tùy thuộc vào những yếu tố khách quan khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Giá bán xuất khẩu được tính như sau, căn cứ vào giá mặt hàng xuất khẩu của các mặt hàng chủ đạo và chiếm tỷ trọng cao: tôn cuộn mạ kẽm, tôn cuộn mạ lạnh, tôn cuộn mạ màu, ống kẽm theo giai đoạn 2016-2021.
Bảng 2.1 Giá bán trung bình xuất khẩu giai đoạn 2016-2021
Năm HSG Baosteel Nam Kim Tôn Đông Á
2016 720.03 680.03 705.63 792.04
2018 875.28 835.28 857.78 962.81
2019 752.64 712.64 812.85 737.58
2020 871.20 831.20 940.89 853.77
2021 960.91 920.91 1,037.79 941.70
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bắt đầu từ năm 2016, giá xuất khẩu tôn kẽm đang ở phần đáy của chu kỳ trước trước từ 720 usd/tấn, lên đến đỉnh điểm ở năm 2018, ở mức 875 usd/tấn. Đây cũng là thời điểm đỉnh cao theo chu kỳ của ngành Thép. Một trong những nguyên nhân chính khiến giá Thép tăng mạnh trong giai đoạn này là việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng Thép có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc từ năm 2016, với mức thuế cao nhất lên đến gần 70%. Dẫn đến việc thiếu nguồn cung nguyên liệu truyền thống cho ngành xây dựng tại Mỹ. Một lượng cầu lớn từ Mỹ đổ về các nước xuất khẩu sắt thép khác như Việt Nam, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì… Tuy nhiên do Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kì thế mạnh vẫn là xuất khẩu HRC (nguyên liệu sản xuất tôn mạ) do đó, Việt Nam được hưởng phần lợi khá lớn trong thời điểm này.
Đến giai đoạn năm 2018-2019, các nhà cung cấp từ phía Trung Quốc bắt đầu có xu hướng thành lập văn phòng tại Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ với giá rẻ và có thể tránh được thuế chống bán phá giá, theo đó giai đoạn tiếp theo với sự tham gia thị trường của các NCC Trung Quốc đã kéo mức giá chung của thị trường giảm mạnh, nhằm duy trì các đơn hàng và sản lượng hiện tại. HSG cũng khơng nằm ngoồi sự ảnh hưởng trên, giá tại thời điểm này cũng tuột dốc theo chu kì của ngành, khi đang từ mức hơn 870 USD/tấn, giá rơi về mức 771 USD/tấn ở năm 2020.
Giai đoạn 2019-2020 kèm theo việc tham gia thị trường của các NCC Trung Quốc, là giai đoạn bùng nổ đại dịch Covid-19, gây ảnh hưởng mạnh toàn cầu, mọi hoạt động mua bán giao thương quốc tế đều bị đình trệ do việc đóng cửa của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, nguồn cung nguyên liệu sản xuất chủ yếu của Việt Nam lúc bấy
giờ. Đồng thời, khi Mỹ phát hiện việc NCC Trung Quốc sử dụng nguồn gốc Việt Nam là tấm lá chắn cho bài toán thuế phịng vệ thương mại trên, Mỹ đã có hàng loạt hoạt động tra soát và tái điều tra những lơ hàng trước đó nhập khẩu, hệ lụy các hàng hóa thép mạ của Việt Nam xuất sang Mỹ có nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ bị áp mức thuế gần như tương đương với mức thuế áp cho Trung Quốc. Việc này địi hỏi việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ bắt buộc phải sử dụng nguồn nguyên liệu Việt Nam từ gia đoạn đầu tiên HRC, chỉ có Hịa Phát và Formosa có thể cung cấp, làm cho giá bán của HSG tại thời điểm này tăng vọt ở giai đoạn năm 2020-2021 lên đến đỉnh điểm hơn 960 USD/tấn.
Xét riêng về thị trường Việt Nam, đáng chú ý nhất, sau HSG, Nam Kim và tôn Đông Á là hai nhà sản xuất thường xuyên đưa ra giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng tốt. Cụ thể như Nam Kim, Được thành lập từ năm 2002, và bắt đầu xuất khẩu vào năm 2011 tôn Nam Kim đã ghi dấu ấn của mình mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu Việt Nam. Đến nay tôn Nam Kim vẫn giữ chiến lược giá cả cạnh tranh cho các dịng sản phẩm của mình. Về Tơn Đơng Á, có thế mạnh trong mặt hàng mỏng, do đó giá chào của Tơn Đơng Á cũng sẽ cạnh tranh hơn so với các NCC khác trong ngành.
Đặc biệt HSG với việc kiểm soát được nguồn nguyên liệu, ngồi ra nhờ có hệ thống kho bãi rộng, HSG có thể nhập và dự trữ nguyên liệu số lượng lớn và thời điểm giá tốt. Điều này đặc biệt phát huy lợi thế trong những thời điểm giá hàng tăng cao, lượng nhu cầu mua hàng lớn, HSG vẫn đáp ứng đủ sản lượng cho các đơn hàng này và với thời gian giao hàng nhanh nhất, không phải mất thời gian chờ đợi nhập nguồn nguyên liệu mới với giá cao. Từ đó giúp tăng sự canh tranh về giá bán sản phẩm của HSG tại thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh chính sách giá bán tốt, chính sách thanh tốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ chân khách hàng. Hiện nay, chính sách thanh tốn xuất khẩu của HSG đang áp dụng là phương thức thanh tốn TT 100% (20% đặt cọc trong vịng 7- 10 ngày sau khi kí hợp đồng và phần cịn lại được thanh tốn trong vịng 3 ngày kể từ ngày nhận hóa đơn thanh tốn và trước khi tàu chạy) hoặc L/C at sight.
2.2.2. Tiêu chí định tính
2.2.2.1. Năng lực sản xuất và Công nghệ sản xuất
Hiện nay với 10 nhà máy đang vận hành với 3 cụm nhà máy khác nhau, HSG đã có thể sản xuất ra các mặt hàng đa dạng đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau, và chủ yếu là 3 dịng sản phẩm chính: tơn/thép cuộn, ống thép và ống nhựa
Sản phẩm tôn/thép cuộn: HSG sản xuất được mặt hàng với khoảng độ dày rộng, dao động từ 0.13mm đến 3.00mm và khổ cuộn từ 762mm đến tối đa 1260mm. Ngoài việc sản xuất cuộn tơn ngun thủy, HSG cịn đầu tư hệ thống máy xẻ băng với khổ băng từ 19mm đến 600mm. Sản phẩm tôn cuộn được chia thành các dịng sản phẩm chính: Tơn cuộn mạ kẽm, Tôn cuộn mạ lạnh và Tôn cuộn mạ màu, và Cuộn thép cán nguội. Với dịng tơn mạ, hiện tại HSG có thể sản xuất tơn mạ kẽm đáp ứng độ mạ từ Z80 đến Z350, và mạ lạnh từ AZ30 đến AZ200, với tơn mạ màu, HSG có bảng màu đa dạng với nhiều màu sắc phong phú phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng cho cơng trình kiến trúc cũng như xây dựng dân dụng. Tôn cuộn được sử dụng chủ yếu phục vụ cho xây dựng như tấp lợp, vách ngăn, làm nguyên liệu cho sản xuất ống kẽm, ống dẫn, xà gồ, thanh trần, cửa cuốn…
Ống thép: Hoa sen đang chiếm gần 17% trong thị trường trong nước, với nhiều nhà máy sản xuất, khung sản xuất đa dạng. Hiện nay, HSG đã có thể sản xuất hàng ống độ dày từ 0.55mm đến 3.8mm với 3 loại ống: ống tròn Ø21 - Ø114mm, ống hộp 13x26mm - 60x120mm và ống vng 14x14mm - 100x100mm. Ngồi ra, HSG cịn có một nhà máy chuyên sản xuất ống đen và ống nhúng nóng dành cho các nhu cầu sử dụng