Những thành tựu mà Xã đã đạt được

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Chiêm Hương trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (Trang 56)

3.2 .Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc sản xuấtlúa Chiêm Hương

3.3.1. Những thành tựu mà Xã đã đạt được

Trong gian đoạn 2015 đến năm 2017 xã An Thịnh đã đạt được khá nhiều thành tựu về sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và đặc biệt là ngày càng khẳng định được giá trị và thương hiệu mà giống lúa Chiêm Hương mang lại.

Diện tích trồng lúa Chiêm Hương tăng mạnh qua các năm. Từ năm 2015 diện tích sản xuất lúa Chiêm Hương là 280,8 ha đến năm 2017 diện tích đã tăng lên thành 360,7ha. Diện tích trồng lúa Chiêm Hương có xu hướng tăng một cách khá đồng đều và ổn định qua các năm, từ đó cho thấy được hiệu quả kinh tế mà giống lúa Chiêm Hương mang lại cho người dân là rõ rệt đến thế nào. Tăng diện tích, tăng quy mô, mở rộng sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Năng suất cũng như sản lượng sản phẩm lúa Chiêm Hương tăng lên nhanh chóng qua các năm từ 55,01 tạ/ha lên 60,02 tạ/ha, cung cấp đầy đủ cho nhu cầu địa phương cũng như nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đào tạo được những cán bộ có chun mơn nghề nghiệp giỏi, chuyên nghiệp, mang tư duy hiện đại, dám áp dụng những cái mới, khoa học kỹ thuật để đưa vào sản xuất.

Từ đầu năm 2017 xã An Thịnh đã cho thí điểm cánh đồng 100ha chỉ chồng một giống lúa thuần Chiêm Hương để có thể cho ra được sản phẩm một cách đồng nhất và hiệu quả, nâng cao năng suất lúa. Việc phát triển mơ hình cánh đồng một giống lúa Chiêm Hương nhằm chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung nhằm tạo ra sản phẩm theo chuỗi liên kết, mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân.

Sản xuất quy mô lớn tập trung giúp nâng cao giá trị loại lúa đặc sản của địa phương này, giữ vững giá trị thương hiệu lúa Chiêm Hương. Năm 2008, Gạo Chiêm Hương của huyện Văn Yên đã được cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu trí tuệ về giống lúa Chiêm Hương.

3.3.2. Khó khăn cịn tồn đọng trong q trình sản xuất

Bên cạnh những thành tựu thì xã cịn gặp rất nhiều khó khăn. Trong q trình điều tra phỏng vấn 50 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa Chiêm Hương của xã An Thịnh nhận thấy có một số khó khăn trong quá trình sản xuất lúa Chiêm Hương như sau:

- Giá cả không ổn định : Giá cả biến động thất thường, gây khó khăn trong việc sản xuất cũng như thu hoạch.

- Sâu bệnh hại lúa: Một số bệnh thường thấy ở lúa Chiêm Hương trong quá trình sản xuất là bệnh đạo ơn, khơ vằn, sâu đục thân. Sâu bệnh thường phát triển rất nhanh, nếu khơng có sự kiểm tra thường xuyên thì đến khi sâu bệnh khá nặng hộ nông dân mới phát hiện.

- Thiếu kỹ thuật sản xuất : Là giống lúa khác so với giống lúa lai mà bà con vẫn hay canh tác từ lâu nên khi chuyển sang giống lúa Chiêm Hương nhiều hộ dân vẫn theo phương pháp canh tác cũ,vì là giống được cải tiến nên vẫn cho năng suất cao hơn giống lúa lai nhưng không đạt được năng suất cao nhất.

- Thiếu đất mở rộng sản xuất: Diện tích đất của hộ nơng dân cịn nhỏ lẻ, manh mún, có những hộ có ruộng nằm rải rác, khơng tập trung thàng một vùng để có thể thường xuyên kiểm tra và chăm sóc, rất khó quản lí.

- Thiếu vốn sản xuất: Để mở rộng sản xuất cần vốn để thuê hay mua thêm đất ruộng, vốn vay từ các quỹ của xã nhiều nhưng thủ tục vay vốn một là rất rườm rà, hai là các hộ dân không được hướng dẫn và nắm bắt tốt các quy định về việc vay vốn sản xuất.

- Thời tiết không thuận lợi: Thời tiết khắc nghiệt, mưa bão lũ lụt, có khi sau một trận bão lũ diện tích sản xuất lúa gần như là mất trắng, lúa bị ngập úng lâu ngày dẫn đến thối rễ và chết.

3.3. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Chiêm Hương Chiêm Hương

3.3.1. Định hướng

Xã vẫn giữ vững phương hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Trong đó, sản xuất lương thực vẫn giữ vững vao trị chủ đạo và chiếm phần lớn thu nhập trong tổng thu nhập của người dân, đồng thời từng bước chuyển sản xuất lương thực sang sản xuất hàng hóa - xu thế chung của thị trường hiện nay.

Ổn định và ngày càng mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực, đồng thời, khai hoang phục hóa những vùng đất bỏ hoang, chưa sử dụng,

chuyển diện tích đất của những vùng này thành đất sản xuất nông nghiệp và dùng cho các mục đích khác.

Quy hoạch hợp lí và phát triển hệ thống giao thông nội đồng để các phương tiện sản xuất hiện đại hơn dễ dàng tiếp cận những đồng ruộng , bên cạnh đó cần quan tâm đến hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước đầy đủ đến từng thửa ruộng.

Tiếp tục tập huấn, hướng dẫn và áp dụng những khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nghiên cứu nhằm tăng chất lượng giống để cho ra sản phẩm chất lượng phục vụ cho mục tiêu hàng hóa.

3.3.2. Một số giải pháp

a) Đối với giống lúa

Giống là yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất lúa, nó đóng một vị trí khơng nhỏ đối với việc nâng cao năng suất. Khối lượng giống gieo trồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất thu được nếu gieo với khối lượng quá nhiều sẽ khiến lúa phát triển chen chúc, khó sử dụng được chất dinh dưỡng trong đất, nếu gieo quá ítcũng khơng hiệu quả bởi lãng phí đất đai mà lúa mọc thư thớt, đem đến năng suất thấp.

Một số hộ nông dân sau khi thu hoạch đã để dành lúa vụ này làm giống vụ sau nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tuy nhiên kỹ thuật xử lý và chọn lọc giống vẫn chưa đúng quy trình và kỹ thuật, chủ yếu là ngâm và ủ lúa để lúa nảy mầm, do đó chất lượng và khả năng sống của lúa là rất thấp.

b) Đối với chăm sóc

Chăm sóc tốt cây lúa sẽ góp phần giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất bằng cách thường xuyên thăm ruộng để có thể xem xét được mức nước và phát hiện sớm được các sâu bệnh, dịch bệnh để có biện pháp phịng trừ hiệu quả.

c) Đối với giá cả, chi phí

Cần có những cửa hàng vật tư nơng nghiệp nhiều hơn cung cấp đúng chất lượng cho các hộ nông dân sản xuất. Niêm yết và công khai giá để các hộ gia đình có thể tính tốn được chi phí,

d) Đối với cơng tác bảo vệ thực vật

Trong quá trình sử dụng, nhiều hộ dân vẫn chưa tuân theo những hướng dẫn ký thuật làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình và gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy, hộ nơng dân cần tn theo những hướng dẫn kỹ thuật đã đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe và giữ gìn cho mơi trường. Đồng thời, không nên quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vậy, sử dụng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách

e) Đối với kỹ thuật canh tác

Phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn thường xuyên tăng cường và tổ chức, cử cán bộ xuống xã để chỉ dẫn các hộ dân về những kỹ thuật canh tác mới để khắc phục những yếu điểm của các biện pháp canh tác và sản xuất cũ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho các hộ nông dân, tăng hiệu quả tối đa về kinh tế cho hoạt động sản xuất.

f) Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố cần thiết đầu tiên trong mọi hoạt động sản xuất,tùy theo nguồn vốn hiện có mà người nơng dân quyết định mức đầu tư vào sản xuất, trang bị những tư liệu sản xuất cần thiết. Hiện nay, trên địa bàn xã có những tổ chức tín dụng chủ yếu như Ngân hàng chính sách, Hội phụ nữ, Hợp tác xã,...Qua tìm hiểu, nhiều hộ dân vẫn cịn cảm thấy sự khó khăn trong việc tạo điều kiện vay vốn để sản xuất của những quỹ tín dụng bởi những thủ tục rườm rà và với mức lãi suất còn khá cao so với khả năng chi trả của nơng dân. Do đó, trong thời gian tới để đẩy mạnh và giúp các hộ nông dân yên tâm làm ăn, sản xuất chính quyền các địa phương cần tạo điều kiện cho người dân nắm bắt được các yêu cầu của thủ tục vay vốn, hỗ trợ tối đa để người dân đều được vay vốn tham gia sản xuất một cách dễ dàn hơn, đặc biệt là ưu tiên những hộ nghèo và những gia đình có hồn cảnh khó khăn.

g) Giải pháp về đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và rất quan trọng và không thể thay thế được trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo phương pháp

nhân tổ, có thể thấy rằng quy mơ đất đai càng tăng thì năng suất cũng tăng theo, tuy nhiên, để thực sự đúng với phương pháp này thì các hộ nơng dân cần phải sản xuất một cách tập trung, không sản xuất rải rác và manh mún gây khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Việc khai thác quá mức độ phì nhiêu của đất mà khơng có những giải pháp, những hành động động trong việc cải tạo đất phục vụ cho sản xuất cũng là mộ trong những nguyên nhân khiến diện tích đất trồng lúa Chiêm Hương tăng lên nhưng về năng suất thì khơng tăng hay tăng khơng đáng kể, làm giảm sức sản xuất. Vì vậy, các hộ nơng dân và xã cần có những biện pháp, những tính tốn để có thể cải tải đất một cách hợp lí có hiệu quả, cơng tác dồn điền đổi thửa phải được tiến hành để tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa vào q trình sản xuất một cách thuận lợi và dễ dàng.

h) Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tần hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thể hiện sự tiến bộ, đi lên của địa phương. Dù đã có sự đầu tư, hỗ trợ và nâng cấp cụ thể là tiến hành thiết thực nhất là bê tơng hóa nội đồng, xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi, phát triển hệ thống để điều, nhưng hệ thống cơ sở hạ tần trên địa bàn xã cịn thấp kém gây khó khăn khi đưa máy móc đến ruộng đồng, vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các hộ nông dân, đầu tư và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng,đặc biệt là mạng lưới giao thông nộp đồng, đê điều chất lượng và hiện đại hơn là vấn đề cần thiết nhất hiện nay trong việc nâng cao chất lượng sản xuất.

i) Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch

Công nghệ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau này. Hầu hết tất cả các hộ dân chủ yếu quan tâm đến khâu sản xuất, sau khi thu hoạch, hộ nông dân chú trọng đến khau tuốt lúa, sau đó, sử dụng sân của gia đình để phơi với phương pháp thủ cơng, sử dụng những phương tiện thô sơ như cào,...và phụ thuộc rất lớn đến điều kiện thời tiết, nếu mưa kéo dài, chất lượng sản phẩm thu được sẽ thấp.

Do vậy, cần quan tâm và hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch cho các hộ nông dân nhằm giúp người dân bảo quản được sản phẩm tốt hơn là việc làm rất cần thiết đối với chính quyền địa phương bằng cách: Xây dựng sân phơi, máy sấy, kho lưu trữ nông sản được trang bị thiết bị kỹ thuật bảo quản, thóc bảo quản nên đặt ở nơi thơng thống, tránh chỗ ẩm ướt, tránh mưa hắt vào. Quá trình bảo quản, cần kiểm tra định kì 15 ngày 1 lần, nhằm kịp thời phát hiện những hiện tượng bất lợi xảy ra trong quá trình bảo quản: hấp hơi, nhưng tụ nước,...để đảm bảo tốt nhất cho sản phẩm.

k) Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Để khắc phục tình trạng giá cả có sự chênh lệch lớn giữa người sản xuất và người tiêu dùng thì giải pháp cần thiết nhất là thị trường tiêu thụ. Nên có sự phát triển quản bá sản phẩn gạo Chiêm Hương, xây dựng được hệ thống trực tiếp nối giữa người sản xuất với các doanh nghiệp lớn, bỏ qua khâu thu gom trung gian nhỏ lẻ. Đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại với các đại lí trong nước và quảng bá sản phẩm để xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Chiêm Hương hiện đang là giống lúa chính trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng của xã An Thịnh. Trong những năm trở lại đây, lúa Chiêm Hương đã là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp cho người dân thốt nghèo, góp phần nâng cao thu nhập. Chiêm Hương đang dần thay thế những giống lúa khác, hầy hết đã được người dân trên địa bàn xã An Thịnh trồng.

Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương nên việc sản xuất của người dân có nhiều thuận lợi hơn trước kia, khi mà giống lúa Chiêm Hương mới được đưa vào trồng. Tuy nhiên, thực trạng vẫn còn tồn đọng rất nhiều những khó khăn và thử thách. Khó khăn lớn nhất đối với người nơng dân là yếu tố thời tiết, đây là nhân tố khách quan mà người nông dân không thể khắc phục được. Ngồi giá cả đầu vào, chi phí phục vụ sản xuất khá bấp bênh khơng ổn định cịn có tác động khác đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Chiêm Hương như kĩ thuật canh tác còn chưa được trú trọng, phần lớn các hộ dân thường xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp, dựa trên những thói quen và kinh nghiệm truyền thống cùng với đó là những khó khăn khác như tình hình sâu bệnh hại diễn biến phức tạp. Khó khăn trong cơng tác sản xuất, khó khăn trong cơng tác vay vốn để mở rộng sản xuất cũng là một phần trong những khó khăn mà các hộ nơng dân sản xuất lúa Chiêm Hương gặp phải, việc vay vốn cịn có q nhiều thủ tục gây khó khăn cho người nơng dân...gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa của các hộ nơng dân.

Tìm hiểu và cùng các hộ nơng dân khắc phục các khó khăn là việc làm rất cần thiết của chính quyền địa phương và các bạn ngành cấp trên nhằm đem đến cho các hộ nông dân thành quả tốt hơn, đem đến cho thương hiệu “Gạo Chiêm Hương” Yên Bái một giá trị cao hơn để người dân an tâm sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Tâm (2015),Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn

xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Khóa luận tốt nghiệp, Đại

học Lâm Nghiệp.

2. Nguyễn Thị Thương,Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã

Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học

Kinh tế Huế.

3. UBND xã An Thịnh (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội.

4. UBND xã An Thịnh (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội.

5. UBND xã An Thịnh (2017), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội.

6. UBND xã An Thịnh (2017), Thống kê tình hình dân số và lao động xã An

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Chiêm Hương trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)