Tình hình sản xuấtlúa trên địa bàn xã An Thịnh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Chiêm Hương trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (Trang 37 - 43)

Chiêm Hương Lai

Diện tích (Ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (Tạ/ha ) Sản lượng (tấn) 2015 280,8 55,01 1544,7 187,2 42 786,2 2016 330,4 57,78 1909,1 141,6 43,59 617,3 2017 360,7 60,02 2165 119,3 45 537,4 TĐPTL H (%) 16/15 117,66 105,03 123,59 75,64 103,78 78,51 17/16 109,17 103,87 113,4 84,2 103,23 87,05 Tốc độ PTBQ 113,41 5 104,45 118,49 5 79,92 103,5 82,78

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã An Thịnh năm 2015-2017)

+ Về diện tích:

- Diện tích trồng lúa Chiêm Hương năm 2015 là 280,8 ha; năm 2016 là 330,4 ha và năm 2017 là 360,7 ha với tốc độ phát triển bình quân đạt 113,415%.

- Diện tích trồng lúa Lai năm 2015 là 187,2 ha; năm 2016 là 141,6 ha và năm 2017 là 119,3 ha. Tốc độ phát triển bình quân là 79,92%. Diện tích trồng lúa lai có xu hướng giảm vì các hộ dân dần chuyển sang tăng diện tích trồng lúa Chiêm Hương.

- Năng suất lúa Chiêm Hương có xu hướng tăng khá đều. Năm 2015 năng suất lúa Chiêm Hương đạt 55,01 tạ/ha; đến năm 2016 là 57,78 tạ/ha và đến năm 2017 là 60,02 tạ/ha. Tốc độ phát triển bình quân đạt 104,45%.

- Năng suất lúa Lai cũng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2015 năng suất của giống lúa Lai là 42 tạ/ha; năm 2016 là 43,59 tạ/ha và đến năm 2017 đạt 45 tạ/ha. Tốc độ phát triển bình quân ở mức 103,5%.

+ Về sản lượng

- Sản lượng lúa Chiêm Hương tăng khá mạnh từ năm 2015 đến 2017. Năm 2015 sản lượng có 1544,7 tấn; đến năm 2016 sản lượng đạt 1909,1 tấn và hết năm 2017 sản lượng lúa Chiêm Hương đạt 2165 tấn. Tốc độ phát triển bình quân khá cao đạt 118,495%.

- Giống lúa Lai có sản lượng giảm dần qua các năm vì giống lúa này người dân chủ yếu trồng để phục vụ cho chăn nuôi. Sản lượng lúa Lai năm 2015 là 786,2 tấn; năm 2016 là 617,3 tấn và đến năm 2017 là 537,4 tấn. Tốc độ phát triển bình quân là 82,78%.

3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Chiêm Hương

Trong những năm qua diện tích, sản lượng lúa Chiêm Hương ngày một tăng và đạt năng suất ở mức ổn định. Là cây trồng lương thực chủ yếu của toàn xã.

Qua bảng 3.2 ta thấy được diện tích, năng suất và sản lượng lúa Chiêm Hương qua các năm có sự thay đổi biến động rõ rệt:

- Về diện tích : Trong 3 năm qua diện tích trồng lúa Chiêm Hương tại xã An Thịnh tăng lên một cách nhanh chóng. Tốc độ tăng khá nhanh với tốc độ phát triển bình quân là 113,58%. Trong đó:

+ Vụ Đơng Xn tốc độ phát triển bình quân là 114,11 % + Vụ Hè Thu tốc độ phát triển bình quân là 112,8

Cả hai vụ gieo trồng đều có tốc độ tăng rất cao, nguyên nhân tăng diện tích rất nhanh là bởi: Đó là giống lúa mới, chưa bị thối hóa so với các loại giống cũ...Sau khi được trồng thực nghiệm đã cho kết quả chất lượng và rất

cao, sức chống chịu sâu bệnh và nảy mầm tốt. Nhận thức được điều đó xã và các hộ dân đã mở ộng quy mô sản xuất để trồng loại giống lúa Chiêm Hương này.

- Về năng suất: Do đây là sản xuất lúa hàng hóa, rất kén kỹ thuật, sản xuất theo quy trình cụ thể, phân bón tồn là hữu cơ hoặc phân bón được chỉ định dùng nên năng suất của lúa được trú trọng nhưng vẫn sau chất lượng sản phẩm.

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Chiêm Hương tại xã An Thịnh qua 3 năm 2015-2017 tại xã An Thịnh qua 3 năm 2015-2017

Vụ lúa Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TĐPTLH (%) Tốc độ PTBQ 16/15 17/16 Diện tích trồng (ha) 1.Vụ Đơng Xn 142,6 163,6 185,7 114,72 113,5 114,11 2. Vụ Hè Thu 138,2 166,8 175 120,69 104,91 112,8 3. Cả Năm 280,8 330,4 360,7 117,66 109,17 113,415 Năng suất (tạ/ha) 1.Vụ Đông Xuân 56 59,4 60,8 106,07 102,35 104,21 2. Vụ Hè Thu 54 56,2 59,2 102,07 104,33 103,7 3. Cả Năm 55,01 57,78 60,02 105,03 103,87 104,45 Sản lượng (Tấn) 1.Vụ Đông Xuân 798,5 971,7 1129 121,69 116,18 118,93 2. Vụ Hè Thu 746,2 937,4 1036 125,62 110,51 118,06 3. Cả Năm 1544,7 1909,1 2165 123,59 113,4 118,49

+ Vụ Đông Xuân năm 2015 có năng suất là 56 tạ/ha, năm 2016 là 59,4 tạ/ha và năm 2017 là 60,8 tạ/ha. Tốc độ phát triển bình quân là 104,21%. Ta thấy tuy tốc độ phát triển tăng nhưng phần chênh lệch năng suất giữa năm 2015 với năm 2016 là khá lớn. Nguyên nhân là do năm 2015 thời tiết diễn biến rất phức tạp, người dân vừa cấy lúa xong thì có đợt rét đệm rét hại thời gian dài làm cho cây lúa non mới cấy bị chết làm giảm số lượng và chất lượng lúa.

+ Vụ hè Thu năm 2015 có năng suất là 54 tạ/ha, năng suất năm 2016 đạt 56,2 tạ/ha và đến năm 2017 là 59,2 tạ/ha. Tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 103,7%.

- Về sản lượng: Diện tích và năng suất có sự thay đổi qua các năm dẫn đến sản lượng cũng có những sự thay đổi theo hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình qn đạt 118,49%.

+ Vụ Đơng Xn: sản lượng tăng lên mỗi năm. Tăng mạnh nhất là năm 2017 ngun nhân là năm 2017 có diện tích lớn nhất và thời tiết thuận lợi nên lúa đạt năng suất cao nhất trong 3 năm với sản lượng đạt 1129 tấn.

+ Vụ Hè Thu: sản lượng cũng tăng với tốc độ phát triển bình quân đạt 118,06%. Nhưng so với vụ Đơng Xn thì sản lượng của vụ Hè Thu là ít hơn. Trong giai đoạn 2015-2017 ta thấy diện tích trồng lúa Chiêm Hương ngày càng tăng lên. Hộ nông dân đang dần mở rộng quy mô trồng lúa Chiêm Hương để thay thế các giống lúa cũ kém hiệu quả hơn. Khơng những diện tích tăng lên thì năng suất và sản lượng cũng tăng qua các năm. Đó là sự cố gắng của các hộ nông dân và hơn hết là sự quan tâm của các cấp chính quyền.

3.1.3. Thu hoạch lúa Chiêm Hương

Thu hoạch vào lúc sau trổ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bơng đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.

Vì chưa đủ điều kiện để dùng các phương tiện máy móc để thực hiện việc thu hoạch lúa nên đa số các hộ nông dân sử dụng các phương pháp thủ công để thu hoạch như thu hoạch lúa bằng liềm.

Thu hoạch lúa bằng liềm là phương pháp thu hoạch lúa thủ cơng gia truyền và thích hợp với các hộ nơng dân, hợp với mọi địa hình của ruộng lúa, có quy mơ sản xuất nhỏ khơng có điều kiện đầu tư lớn về các máy móc phục vụ việc thu hoạch.

Lúa sau khi gặt sẽ được tuốt lúa rồi sản phẩm là thóc sẽ được các hộ mang về phơi chủ yếu là ở những nơi như sân nhà, sân nhà văn hóa hay các con đường xóm,thơn. Sau khi đã thóc đã khơ sẽ được đóng bao và chờ người thu gom hoặc lái bn đến thu mua, một số ít sẽ được xát thành gạo để hộ gia đình sử dụng.

3.1.4. Tình hình tiêu thụ lúa Chiêm Hương

Tiêu thụ lúa là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất lúa Chiêm Hương, là khâu quyết định tới hoạt động của các vụ sản xuất tiếp theo. Trong những năm gần đây thi nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Những sản phẩm sạch được quan tâm và trú trọng nhất. Chính vì vậy nên giống lúa Chiêm Hương cần phải được trú trọng không chỉ trong khâu sản xuất mà trong khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản cũng phải cần được thực hiện quy củ và đúng cách. Giá bán thơng thường của giống lúa này có thể đạt tới 12-14 nghìn đồng/kg lúa và 25-27 nghìn đồng/kg gạo. Tuy giá cao nhưng gạo Chiêm Hương đã có thương hiệu trên thị trường nên riêng giá gạo bán ra lên xuống rất ít, mà chủ yếu giá biến động ở khâu người thu gom rồi qua các lái buôn rồi đến các đại lý nên giá khá thất thường. Qua quá trình phỏng vấn các hộ gia đình sản xuất lúa Chiêm Hương thì sơ qua mơ hình các kênh tiêu thụ sẽ có quy chuẩn chung. Nhìn chung thì hầu hết sản lượng lúa đều được các hộ bán đi hết, một số ít thì để lại phục vụ nhu cầu gia đình. Cứ thu hoạch xong thì các nhà thu gom lại về xã để thu mua lúa. Lúa Chiêm Hương được tiêu thụ đi khắp nơi cả ở trong nước và ngoài nước, được xuất khẩu đi các nước trên thế giới.

Sơ đồ 3.1. Các kênh tiêu thụ lúa Chiêm Hương tại xã An Thịnh 3.2.Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa Chiêm Hương 3.2.Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa Chiêm Hương

3.2.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

3.2.1.1.Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Trong quá trình tìm hiểu thực tế sản xuất lúa Chiêm Hương tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tôi đã phỏng vấn điều tra đối với 50 hộ nơng dân mà gia đình có tham gia sản xuất lúa Chiêm Hương để nắm bắt rõ hơn về một số chi phí cũng như điều kiện đầu tư sản xuất của các nông hộ đối với hoạt động sản xuất. Dựa vào thực tế để đánh giá đúng nhất về tình hình, tơi lựa chọn những hộ dân ở các thơn như thôn Trung Tâm, thôn Làng Lớn và thôn Đại An là các thơn có kinh nghiệm sản xuất lúa Chiêm Hương, có diện tích trồng lúa Chiêm Hương lớn :

Hộ trồng lúa

Người thu gom

Người bán

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Chiêm Hương trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)