Giá trị sản xuất theo ngành tại xã An Thịnh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Chiêm Hương trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (Trang 33 - 37)

giai đoạn 2015-2017 (ĐVT: Triệu đồng) Năm 2015 2016 2017 TĐPTBQ (%) Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 1. Tổng giá trị sản phẩm 160.012 100 186.981 100 227.860 100 119,35 Nông nghiệp 105.991 66,24 117.162 62,66 130.791 57,4 111,08

Xây dựng công nghiệp 37.698 23,56 45.585 24,38 52.635 23,1 118,19

Thương mại - Dịch vụ 16.323 10,2 24.234 12,96 44.434 19,5 166,65

2. GDP/người/năm 18,324 - 19,674 - 23,945 - 114,53

Nông nghiệp: Tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp đang

có xu hướng giảm nhưng vẫn chiêm ở mức khá cao ở mức tính đến năm 2017 là 57,4% tổng giá trị sản xuất toàn ngành của xã. Tuy nhiên xét về giá trị lại có xu hướng tăng qua các năm. Tốc độ phát triển bình quân của ngành là 111,08%. Nguyên nhân tăng là do áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nghiên cứu thành công giống lúa thuần Chiêm Hương cho năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai, dần cơ giới thiết bị sản xuất.

Xây dựng công nghiệp: Sản xuất xây dựng công nghiệp đã và đang phát

triển, bắt đầu khai thác được những tiềm năng của xã. Tốc độ tăng trưởng bình qn của ngành là 118,19% điều đó chứng tỏ cơ cấu ngành cơng nghiệp đang được xã trú trọng hơn, đang có những bước chuyển biến mới nhằm làm tăng cao qui mô sản xuất mang lại giá trị cao hơn.

Thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ đang từng bước

phát triển mới. Tốc độ phát triển bình quân cao 166,65%. Chất lượng hàng hóa đã được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng. Hệ thống chợ phân phối được quan tâm đầu tư phát triển.

Giá trị sản phẩm qua các năm tăng khá mạnh nhưng thu nhập bình quân của mỗi người/năm tăng khác chậm. Tăng ở mức 18,324 triệu đồng/người/năm năm 2015 đến năm 2017 mới tăng lên được 23,945 triệu đồng/người/năm. Mức tăng này là khá chậm so với mức tăng ở các ngành mang lại giá trị như thương mại, dịch vụ và tiểu thủ cơng nghiệp

Qua tình hình phát triển kinh tế của xã An Thịnh, chúng ta có thể thấy được sự phát triển và thay đổi cơ cấu của từng ngành. Dù là ngành mang lại giá trị sản xuất cao cho xã nhưng nông nghiệp đang ngày một được giảm tỉ trọng để thay vào đó là tỉ trọng cơ cấu về các ngành thương mại, dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho toàn xã An Thịnh.

2.3. Nhận xét chung

2.3.1. Thuận lợi

Là xã thuần nơng, lại có điều kiện tự nhiên và đất đai khá thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp nói chung và cho việc canh tác lúa nói riêng.

Sự phối hợp vận động giữa nhân dân và chủ trương chính sách của Huyện, của xã, của Nhà nước được vận hành một cách nhịp nhàng và hợp lí. Chất lượng đời sống, chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện và nâng cao chất lượng rõ hơn.

Xã có vị trí tương đối thuận lợi, gần trung tâm huyện, vị trí tiếp giáp với nhiều xã lân cận nên có điều kiện phát triển giao thương, giao lưu kinh tế với các khu vực.

Đất đai khá bằng phẳng, khơng có q nhiều đồi núi, màu mở, có khả năng thâm canh cao.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội ( Điện - Đường - Trường - Trạm ) về cơ bản được xây dựng tương đối đồng bộ và ngày càng được nâng cao về chất lượng và quy mơ.

Xã có đội ngũ lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp lâu đời là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất lúa Chiêm Hương.

2.3.2. Khó khăn

Vì sản xuất theo mùa và dựa vào điều kiện tự nhiên nên khơng chủ động được trong q trình sản xuất. Diễn biến phức tạp của thời tiết cho nên trong năm chịu khơng ít thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây nên.

Thời tiết nóng ẩm thất thường là một trong những nguyên nhân phát triển của sâu bệnh phá hoại mùa màng. Xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại mới gây nguy hại cho cây trồng.

Đất đai tuy nhiều đất bồi dinh dưỡng, song do canh tác lâu năm lại không được chú trọng trong khâu cải tạo đất cũng là một phần nguyên nhân làm thối hóa đất hoặc cây trồng không cho được năng suất cao, khả năng chịu hạn và sâu bệnh thấp.

Cơ sở hạ tầng tuy đáp ứng được phần nào nhu cầu song cơ sở vật chất đầy đủ chỉ tập trung chủ yếu ở địa bàn trung tâm UBND xã, các vùng nông thôn xã trung tâm vẫn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, các cơ sở vật chất cũ đang ngày một xuống cấp.

CHƯƠNG 3

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CHIÊM HƯƠNG

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN THỊNH,HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI 3.1.Thực trạng sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ lúa Chiêm Hương tại xã An Thịnh

3.1.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thịnh

Trong những năm qua, kết quả sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt là tương tối ổn định, năng suất cây trồng được nâng cao nhờ việc áp dụng khoa học - kỹ thuật trong thâm canh.

Trong công cuộc chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo ra sự ổn định giữa các khu sản xuất hàng hóa tập trung, luân canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và công nghệ chế biến. Quy hoạch đầu tư cho vùng thâm canh lúa thuần Chiêm Hương tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập cao vào sản xuất, mở rộng thâm canh tăng vụ, nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Năm 2017, tổng diện tích gieo cấy cây lương thực là 829,8 ha.Trong đó diện tích gieo trồng lúa chiếm 57,8 % với 480 ha; năng suất trung bình đạt 56,3 tạ/ha; cho sản lượng trung bình 2702,4 tấn. Hai loại lúa chính được trồng là giống lúa Chiêm Hương và giống lúa lai. Giống lúa Chiêm Hương là loại lúa chính sản xuất cho thị trường tiêu dùng với diên tích 360,7 ha chiếm 75% tổng diện tích gieo trồng lúa tồn xã và giống lúa lai có diện tích gieo trồng là 119,3 ha chiếm 25% tổng diện tích gieo trồng lúa, giống lúa lai chủ yếu dùng cho phục vụ sản xuất và chăn nuôi.

Qua bảng số liệu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thịnh. Trên địa bàn xã với hai giống lúa chính là Chiêm Hương và giống lúa Lai. Diện tích, năng suất và sản lượng có những thay đổi rõ rệt qua các năm:

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Chiêm Hương trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)