Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Chiêm Hương trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (Trang 42 - 51)

3.2 .Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc sản xuấtlúa Chiêm Hương

3.2.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

3.2.1.1.Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Trong quá trình tìm hiểu thực tế sản xuất lúa Chiêm Hương tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tôi đã phỏng vấn điều tra đối với 50 hộ nơng dân mà gia đình có tham gia sản xuất lúa Chiêm Hương để nắm bắt rõ hơn về một số chi phí cũng như điều kiện đầu tư sản xuất của các nông hộ đối với hoạt động sản xuất. Dựa vào thực tế để đánh giá đúng nhất về tình hình, tơi lựa chọn những hộ dân ở các thôn như thôn Trung Tâm, thôn Làng Lớn và thơn Đại An là các thơn có kinh nghiệm sản xuất lúa Chiêm Hương, có diện tích trồng lúa Chiêm Hương lớn :

Hộ trồng lúa

Người thu gom

Người bán

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Bảng 3.3. Đặc điểm chung của các hộ điều tra (Tính Bình qn/hộ) (Tính Bình qn/hộ)

Chỉ tiêu Đơn vị Các hộ điều tra

1. Tuổi của chủ hộ Tuổi 48,5

2. Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp 7

3. Kinh nghiệm sản xuất lúa Chiêm Hương Năm 8,35

4. Tổng số nhân khẩu Khẩu 256

- Số nhân khẩu bình quân Khẩu/Hộ 5,12

5. Tổng số lao động Người 232

- Số lao động bình quân Người/Hộ 4,64

- Số lao động chính Người/Hộ 3,12

- Số lao động trực tiếp sản xuất Người/Hộ 2,76

6. Tổng diện tích canh tác lúa Sào/Hộ 8,46

7. Diện tích canh tác lúa Chiêm Hương Sào/Hộ 7,34

8. Thu nhập bình quân/năm/hộ Triệu đồng 75,47

9. Thu nhập BQ từ lúa Chiêm Hương/năm/hộ

Triệu đồng 31,12

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Lao động là nhân tố hàng đầu đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất. Đặc điểm lao động là điều kiện cần để lựa chọn các ngành nghề phù hợp. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế công nghiệp cao, lao động chủ yếu tập trung vào những ngành nghề cho lợi nhuận cao, do đó lao động địa phương giảm nhiều, đặc biệt là lao động trong các ngành nghề nhỏ tại địa phương. Nghề trồng lúa là nghề mà số lao động tùy thuộc vào diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, đây là nghề khơng địi hỏi nhiều lao động và tam gia sản xuất, thời gian chăm sóc cao. Theo bảng ta thấy bình qn mỗi hộ điều tra có khoảng gần 3 lao động là tham gia sản xuất lúa. Đây là số lao động khá phù hợp với việc.

Tuổi tác gắn liền với sức khỏe,kinh nghiệm, năng lực sản xuất, khả năng đưa ra quyết định...của mỗi người. Với những hộ điều tra, tuổi chủ hộ bình quân là 48,5 tuổi. Với độ tuổi này kinh nghiệm sản xuất lúa tích lũy được khá phòng phú, tuy nhiên, đối với việc tiếp thu các phương pháp sản xuất mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật thì khơng dễ dàng bới tuổi càng cao thì khả năng tiếp thu và áp dụng những đổi mới càng khó khăn. Nhìn chung, các nơng hộ có nhiều kinh nghiệm trong việc gieo và chăm sóc cây trồng, đặc biệt là cây lúa.

- Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, lối sống, khả năng tiếp thu và ứng dụng những đổi mới về phương pháp, về kỹ thuật sản xuất

Trình độ văn hóa bình qn ở các hộ điều tra là lớp 7. Đây là mức văn hóa có thể nói là tương đối cao, với trình độ văn hóa ở mức này, khả năng tiếp cận thị trường, áp dụng biện pháp kỹ thuật, tham gia các lớp tập huấn có phần thuận lợi. Điều dễ nhận thấy tuổi tác càng cao thì trình độ văn hóa càng thấp bởi ngày xưa hầu như mọi người đều ít được đi học, đặc biệt là hộ nơng dân. Tuy nhiên, trình độ văn hóa khơng ảnh hưởng đến tay nghề của họ, bởi vì trải qua nhiều năm làm nghề trồng lúa kinh nghiệm của họ đã có khá nhiều và tay nghề đã được nâng cao.

- Tình hình nhân khẩu

Nhân khẩu là một khái niệm để đề cập đến số người trong một gia đình, mức nhân khẩu trong mỗi gia đình có thể ít hoặc nhiều, giữa từng hộ gia đình, mức nhân khẩu có thể giống hoặc khác nhau.

Nhân khẩu bình quân/hộ của các hộ điều tra là 5,12 khẩu. Số lượng nhân khẩu ở mứa này là khá cao. Mức nhân khẩu cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lực lượng lao động vào hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mứa nhân khẩu cao tạo ra một gánh nặng, gây khó khăn trong việc nân gcao chất lượng cuộc sống.

Lao động hộ gia đình là lực lượng chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lao động nhiều sẽ giúp hộ gia đình khơng phải lo lắng khi hoạt động sản xuất lúa đến thời vụ

Lao động bình quân/hộ là 4,64, với mức bình qn lao động này mỗi hộ gia đình có thể chủ động hơn trong q trình sản xuất nơng nghiệp, bên cạnh đó lực lượng lao động này sẽ ít trở thành gánh nặng giải quyết việc làm cho chính quyền địa phương.

Vì vậy, vấn đềcần thiết hiện nay là cần đào tạo thêm cho lực lượng lao động để có thể nâng cao trình độ nhằm tiếp thu và ứng dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật mới một cách nhanh chóng và dễ dàng.

3.2.1.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

Bảng3.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

(Tính bình qn/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá trị

(1000đ)

1. Trâu/bò kéo Con 0,7 13530,7

2. Xe kéo Cái 1,55 1730

3. Cày tay Cái 1 280

4. Bừa Cái 1 250

5. Máy bơm nước Cái 1,3 1670

6. Bình phun thuốc Cái 1,25 1030

7. Liềm Cái 5 125

8. Cuốc Cái 3 240

9. Máy quạt lúa Cái 1 1300

10. Máy tuốt lúa Cái 1 2000

11. Máy xay sát Cái 0,64 2880

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Qua điều tra cho thấy số trâu bị cày kéo chỉ khoảng 0,7 con/hộ. Vì trâu bị kéo có giá khá cao nên một số hộ gia đình lựa chọn dùng máy cày tay thay cho trâu bị kéo để giảm chi phí. Xe kéo có khoảng 1,55 cái/hộ cho có nghĩa

là trung bình mỗi hộ đều có 1 chiếc xe kéo để phục vụ công việc sản xuất cũng như thu hoạch. Máy bơm nước để bơm nước dẫn vào tưới tiêu cho đồng rộng trung bình khoảng 1,3 cái/hộ. Bình phun thuốc 1,25 cái/hộ. Những dụng cụ khơng thể thiếu như liềm, cuốc trung bình mỗi nơng hộ đều có khoảng lần lượt là 5 cái và 3 cái/hộ

Để có thể tự sản xuất ra sản phẩm nên trung bình mỗi hộ gia đình đều có 1 máy quạt lúa, 1 máy tuốt lúa. Vì chi phí khá cao nên một số hộ khơng đầu tư máy xay xát nên chỉ có khoảng trung bình 0,64 cái/hộ

Ta có thể thấy được trang thiết bị mà các nông hộ trang bị là khá đầy đủ và khá tốt, tuy mức sống cịn thấp nhưng các nơng hộ đã mạnh dạn đầu tư nên hoạt động sản xuất đang ngày càng được tốt hơn. Nhìn chung các hộ hồn tồn có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa Chiêm Hương nói riêng.

3.2.1.3. Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lúa Chiêm Hương của các hộ điều tra

Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lúa Chiêm hương của các hộ điều tra tại xã An Thịnh được thể hiện qua bảng 3.5.

Qua bảng mức đầu tư một số yếu tố đầu vào chủ yếu của các nông hộ điều tra ta thấy vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính của các nơng hộ tại xẫn Thịnh, cho nên các yếu tố đầu vào sử dụng ở vụ này thường cao hơn so với vụ Hè Thu, kéo theo chi phí cũng cao hơn. Tuy nhiên do những đặc thù của vụ Hè Thu như sâu bệnh nhiều hơn nên nhiều hộ lại có sự đầu tư về phân bón cao hơn nhằm tăng khả năng chống bệnh cho lúa. Cụ thể:

Bảng 3.5. Mức đầu tư một số yếu tố đầu vào chủ yếu của các nông hộ điều tra của các nông hộ điều tra

Đầu vào ĐVT Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Bình Quân So sánh Số lượng Tỉ lệ (%) 1. Giống

- Lượng giống Kg/sào 2,42 2,3 2,36 0,12 5.21 - Chi phí giống 1000đ/sào 64,372 61,065 62,718 3,307 5,4

2. Phân bón 2.1. Đạm - Lượng bón Kg/sào 8,84 6,41 7,625 2,43 37,9 - Chí phí 1000đ/sào 75,14 55,767 65,453 19,373 34,7 2.2. Lân - Lượng bón Kg/sào 15,76 14,7 15,23 1,06 7,21 - Chi phí 1000đ/sào 37,824 36,015 36,919 1,809 5,02 2.3. Kali - Lượng bón Kg/sào 5,1 5,3 5,2 0,2 - 3,77 - Chi phí 1000đ/sào 61,2 60,95 61,075 0,25 0,41 2.4. Phân chuồng - Lượng bón Kg/sào 60,3 53,78 57,04 6,52 12,1 - Chi phí 1000đ/sào 30,15 21,512 25,831 8,638 31,5 3. Thuốc BVTV 1000đ/sào 55,00 44,00 49,5 11,00 25,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) * Giống

Giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản phẩm mà hộ nông dân thu được, số lượng giống gieo trên một sào khác nhau sẽ cho ra

những sản phẩm khác nhau tùy vào chất lượng giống, khả năng, trình độ và kinh nghiệm sản xuất mà hộ nơng dân tích lũy được.

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy được trong vụ Đông Xuân, lượng giống bình quân/sào mà hộ nông dân gieo là 2,42kg, so với vụ Đông Xuân, vào vụ Hè Thu, lượng giống bình qn/sào mà hộ nơng dân gieo thấp hơn vụ Đông Xuân 0,12 kg với khối lượng giống gieo là 2,3 kg/sào. Điều này là do vụ Đông Xuân hội tụ nhiều điều kiện tốt để người nông dân thực hiện việc sản xuất của mình. Đây là thời gian mà thời tiết, các vấn đề về sâu bệnh, dịch bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển của cây thấp hơn. Còn trong vụ Hè Thu đây là thời điểm thường xảy ra mưa nhiều, bão lũ, khí hậu ẩm ướt là điều kiện tốt để các loại dịch bệnh diễn ra, rủi ro ở giai đoạn này là tương đối lớn nên các hộ dân thận trọng trong giai đoạn này nên thường giảm bớt các chi phí đầu vào nhằm giảm đối mặt với rủi ro.

* Phân bón

Hộ nơng dân sản xuất lúa từ bao đời nay đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu về việc bón phân để lúa có thể phát triển. Vai trị của phân bóng là tối quan trọng cho sự phát triển và sinh trưởng của lúa. Phân bóng chủ yếu của lúa nói chung và lúa Chiêm Hương nói riêng là Đạm, Lân, Kali,NPK,...Nếu kết hợp bón phân hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho hội nông dân.

- Phân đạm : Phân đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây,giúp cây trồng có khả năng tạo chất diệp lục và tinh bột.

Thường thì phân đạm bón 2 lần một vụ, dùng cho bón thúc. Xác định lượng đạm bón cho lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vụ trồng. Vụ Đông Xuân, đầu vụ rét, hoạt động phân giải đạm ở chất hữu cơ trong đất chậm, dẫn đến giai đoạn đầu đất không cung cấp đủ lượng đạm cho cây. Vì vậy, cần phải bổ sung một lượng đạm nhất định bằng phân hóa học (Ure).Khi thời tiết ấm dần lên đạm ở chất hữu cơ được phân giải nhanh và mạnh hơn, ở giai đoạn này nếu bón thúc thêm đạm cây lúa dễ bị lốp đỏ do thừa đạm. Vì vậy mùa vụ Hè Thu thời tiết ấm dần lên, thì lượng đạm bón cho lúa sẽ giảm đi, cụ thể là

lượng đạm bình quân sào là 6,41kg/sào cịn ở vụ Đơng Xuân là 8,84kg/sào. Mức chênh lệch ở 2 vụ là 2,43kg/sào với tỉ lệ 37,9%.

- Phân Kali: Là loại phân rất cần thiết cho lúa, nó giúp cây lúa quang

hợp tốt hơn, tăng khả năng vận chuyển các chất, thân cây cứng khỏe, giảm tỷ lệ sâu bệnh, giảm tỷ lệ hạt lép, ngoài ra làm cứng cây, ít đổ ngã, đứng vững, tăng khả năng chịu úng chịu hạn, chịu rét. Kali là yếu tố thứ ba cây cần sau Đạm và NPK nhưng lại là nguyên tốt cây hút nhiều nhất. Hàm lượng Kali dự trữ có trong đất là rất lớn. Tuy nhiên, năng suất cây trồng càng cao, trồng nhiều vụ/năm thì lượng kali trong đất mất đi càng nhiều, do đó bóng thêm phân kali là cần thiết. Lượng trung bình bón trong vụ Đơng Xn là 5,1 kg/sào, vụ Hè Thu tăng thêm 0,2kg/sào chiếm 3,77% tương ứng với lượng Kali là 5,3kg/sào. Nguyên nhân là vụ Hè Thu nhiều sâu bệnh hơn vì thế cần bón nhiều Kali để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

- Phân NPK: Phân NPK có tác dụng thúc đẩy q trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa,thường được bón nhiều đợt trong quá trình làm lúa, lượng phân bón trung bình trong vụ Đông Xuân là 13,8 kg/sào, cịn vụ Hè Thu thường được bón nhiều hơn do yếu tố thời tiết...trung bình là 14,5kg/sào. Mức chênh lệch là 0,7kg/sào tương ứng với 4,82%.

- Phân chuồng: Mặc dù không tác dụng một cách nhanh chóng,tức thời như phân hóa học, nhưng phân chuồng có những tác dụng mà khơng một loại phân hóa học nào có được. Phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn làm kết cấu của đất tơi xốp hơn, bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như rét, hạn hán. Phân chuồng có thể tự làm được dựa trên những sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch như thân, lá, rễ cây kết hợp với chất thải chuồng trại trong chăn nuôi nên lượng phân chuồng có sẵn thường lớn cho nên lượng phân sử dụng là khá lớn trung bình là 60,3 kg/sào ở vụ Đơng Xn, cịn ở vụ Hè Thu là 53,78 kg/sào chi phí giảm đi khoảng 31,5%.

- Phân lân: Lân có vai trị quan trọng trong đời sống cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Nó tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia

quá trình tổng hợp các axit amin. Lân cịn kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh,tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã; kích thích q trình đẻ nhánh, nảy chồi,thúc đẩy cây ra hoa kết trái. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn,chịu độ chua của đất,...Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn làm hạn chế hiệu quả của phân đạm.

Phân lân được bón với lượng lớn nhất so với các loại phân hóa học khác. Bình qn 15,76 kg/sào ở vụ Đơng Xn tương ứng với chi phí 37,824 nghìn đồng/sào. Và giảm xuống cịn 14,7 kg/sào tương ứng với 36,015 nghìn đồng/sào ở vụ Hè Thu. Chênh lệch khoảng 1,06 kg/sào ương ứng với 7,21%.

Đối với các loại đất ruộng khác nhau, hộ nông dân đã sử dụng khối lượng từng loại phân bón khác nhau phù hợp với yêu cầu từng loại đất ruộng.Bón đúng loại phân, bón đủ lượng phân theo nhu cầu sinh lý ở từng giai đoạn sinh trưởng,phát triển của cây lúa thì người dân sẽ thu được năng suất ngày càng cao.

* Thuốc bảo vệ thực vật

Nằm trong khu vực Tây Bắc Bộ với khí hậu khắc nghiệt, thời tiết biến động và thay đổi liên tục, đây là những điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bọ, dịch bệnh và cỏ dại phát triển. Vì vậy, cách sử dụng các loại thuốc phịng trừ là vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thành quả thu hoạch sau này.

Dưới đây là chi phí mà các hộ dân sản xuất lúa Chiêm Hương bỏ ra để phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại:

Mặc dù vụ Hè Thu sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn nhưng lượng và chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật ở vụ này lại thấp hơn, nguyên nhân chủ yếu là do người dân kết hợp chuyển qua bẫy côn trùng, sâu bọ bằng phương pháp thủ công, đồng thời rủi ro ở vụ Hè Thu lớn nên tư tưởng của hộ dân là giảm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Chiêm Hương trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)