CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận cho đề tài
2.1.3. Chia sẻ tri thức trong tổ chức công lập
Ngày nay, rất nhiều các tổ chức ở khu vực công hoạt động dựa trên tri thức tập trung để tạo ra và cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng chất xám
cao (Luen và Al-Hawamdeh, 2001; Huang, 2014). Điều này có nghĩa là kiến thức là nguồn lực quan trọng của những tổ chức này (Willem và Buelens, 2007; Sandhu, et al., 2011). Do đó, làm thế nào để CSTT nói riêng và quản trị tri thức nói chung có hiệu quả, nhằm sử dụng tốt hơn kiến thức mà họ sở hữu để từ đó nâng cao hiệu quả làm việc là những thách thức lớn của tổ chức trong khu vực công (Silvi và Cuganesan, 2006; Kim và Lee, 2006).
Đặc thù của các tổ chức công lập là làm những cơng việc mang nặng tính phục vụ cho xã hội, cộng đồng thay vì chú trọng vào lợi nhuận như doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, thực trạng khủng hoảng nhân sự ngày càng gia tăng ở nhiều tổ chức công do tinh giản biên chế, nhảy việc ra công ty tư nhân hay nghỉ hưu khi đến tuổi đòi hỏi tổ chức phải nghiên cứu cách thức để giảm thiểu lượng kiến thức mất đi khi nhân sự rời khỏi tổ chức (Hu, 2010; Liebowitz, 2004). Việc nắm bắt kiến thức thường xuyên và hiệu quả giúp tổ chức có thể duy trì vốn tài sản tri thức chung, giảm thiểu sự gián đoạn đối với hoạt động của đơn vị và tạo điều kiện cho việc đào tạo nhân viên đang tiếp tục công tác (Kim và Lee, 2006).
Một xu hướng tiếp cận trong các nghiên cứu về CSTT trong khu vực công hiện nay là tập trung tìm hiểu và đo lường mức độ tác động của những yếu tố bên ngồi (mơi trường, văn hóa của tổ chức) và bên trong (yếu tố cá nhân) đến ý định và hành vi CSTT của nhân viên. Chẳng hạn, Liebowitz và Chen (2003) nhận thấy việc CSTT trong các tổ chức khu vực cơng là khó hơn khu vực tư nhân vì hầu hết mọi người đều gắn kiến thức với quyền lực và cơ hội thăng tiến của họ. Seba, et al. (2012) lại thấy các vấn đề liên quan đến lòng tin, khả năng lãnh đạo và cấu trúc tổ chức thường là rào cản đối với CSTT. Al-Alawi, et al. (2007); Dawes, et al. (2009); Sandhu, et al. (2011) có cùng kết luận hệ thống công nghệ thông tin, phần thưởng và giao tiếp tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến CSTT của nhân viên.
Nhìn chung, trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, CSTT trong các tổ chức khu vực cơng đang và sẽ được tiếp tục nghiên cứu. Đó khơng cịn chỉ là xem xét các yếu tố khuyến khích CSTT mà cịn là phát hiện những yếu tố mới ảnh hưởng tiêu cực đến sự sẵn sàng CSTT của nhân viên trong bối cảnh cụ thể. Vì các tổ chức công ngày nay phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng
trong việc tăng cường đổi mới sáng tạo và cải thiện hiệu suất làm việc, cung cấp dịch vụ, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của cộng đồng (Hartley, et al., 2013).