CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Một số lý thuyết liên quan đến đề tài
2.2.1. Lý thuyết trao đổi xã hội
Năm 1958, nhà xã hội học Homans đã giới thiệu lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory) trong tác phẩm được xuất bản có tựa là “Hành vi xã hội như sự trao đổi”. Blau (1964) đã phát triển và hoàn thiện lý thuyết này khi tiến hành nghiên cứu sự trao đổi xã hội trong mối quan hệ ở cấp độ cấu trúc xã hội vĩ mô.
Theo Homans (1958), trọng tâm của lý thuyết này là quy tắc tương hỗ, nghĩa là có qua có lại trong một mối quan hệ cá nhân. Cụ thể, hành vi trao đổi xã hội là sự tương tác và hành động giữa tối thiểu hai cá thể, và Blau (1964) cho rằng các cá nhân tham gia tương tác xã hội vì họ tin rằng họ sẽ có được những lợi ích nhất định từ những hành vi trao đổi đó. Phần thưởng cho việc trao đổi không chỉ đơn thuần là giá
trị vật chất, mà còn cả giá trị tinh thần như sự tơn trọng, khẳng định uy tín bản thân hay sự tán dương hoặc cam kết hỗ trợ ngược lại.
Lý thuyết trao đổi xã hội đã được áp dụng rộng rãi để lý giải hành vi cá nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó bao gồm hành vi CSTT của các cá nhân. Trong môi trường làm việc, mỗi người sẽ là một đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động CSTT, vì CSTT là hoạt động trao đổi cá nhân giữa một bên là người đang nắm giữ những thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc và một bên là người đang có nhu cầu về tri thức đó. Theo quan điểm của lý thuyết trao đổi xã hội, cá nhân tham gia vào q trình CSTT với hi vọng sẽ có người đáp ứng được những nhu cầu tri thức của họ trong tương lai (Kim và Lee, 2005).
Một quá trình trao đổi xã hội được xem là thành cơng và được tiếp tục duy trì khi và chỉ khi các bên đều hài lòng với sự tương xứng giữa những gì nhận được và chi phí về thời gian và công sức đã bỏ ra. Do vậy, nhân viên trong một tổ chức sẽ CSTT của mình với đồng nghiệp khi thấy được phần thưởng hay lợi ích tiềm năng mà họ sẽ nhận được là xứng đáng. Khi CSTT được khuyến khích trong tổ chức, đem
lại nhiều lợi ích về vật chất, sự khen ngợi và giúp khẳng định vị thế thì các cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó. Ngược lại, nhân viên sẽ khơng sẵn lòng CSTT với đồng nghiệp nữa nếu CSTT khiến họ phải bỏ ra chi phí mà khơng nhận lại được giá trị về vật chất hay tinh thần nào.
2.2.2. Lý thuyết nhận thức xã hội
Dựa trên lý thuyết học tập xã hội của Miller và Dollard (1941), giáo sư tâm lý học Albert Bandura đã phát triển và cho ra đời lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) vào năm 1986.
Trong lý thuyết nhận thức xã hội, quan điểm của Bandura (1986) cho rằng xã hội luôn tồn tại mối quan hệ giữa ba yếu tố mơi trường, cá nhân và hành vi. Trong đó, yếu tố mơi trường gồm mơi trường vật lý và môi trường xã hội; yếu tố cá nhân gồm nhận thức, tình cảm, sinh học của mỗi người. Bộ ba yếu tố này có tác động qua lại chặt chẽ với nhau (Wood và Bandura, 1989). Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân có thể học tập, tìm hiểu hay giải quyết vấn đề thông qua việc quan sát những người khác (Bandura, 1986).
Hình 2.2: Mơ hình học thuyết nhận thức xã hội
(Nguồn: Bandura, 1986)
Mơi trường bên ngồi là yếu tố quan trọng, có thể tác động đến nhận thức và hành vi của mỗi người. Trước tiên, vì mỗi cá nhân là một cá thể độc lập, có đặc điểm riêng về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và vị trí trong xã hội nên dẫn đến những niềm tin, mong muốn và năng lực nhận thức của mỗi người cũng là khác nhau. Khi đối mặt và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố từ mơi trường bên ngồi, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau, biểu hiện ra ngồi thơng qua hành vi và lời nói. Đây là một quy trình được lặp lại liên tục, cá nhân thực hiện hành vi dựa trên tác động của các yếu tố cá nhân và môi trường, khi nhận được sự phản hồi từ mơi trường thì sẽ
Yếu tố cá nhân
Hành vi
điều chỉnh và thực hiện hành vi tiếp theo, rồi lại cứ thế dựa vào những phản ứng tiếp theo của môi trường để tiếp tục đưa ra các hành vi thích ứng với một hồn cảnh cụ thể nào đó.
Lý thuyết nhận thức xã hội cũng là một mơ hình được sử dụng để nghiên cứu hành vi cá nhân ở nhiều lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu về CSTT của cá nhân trong một tổ chức (Kankanhalli, et al., 2005; Tsai và Cheng, 2010; Anwar, et al., 2019). Kết quả các nghiên cứu cho thấy, nhân viên chỉ sẵn sàng CSTT khi họ nhận thấy môi trường của tổ chức và sự ủng hộ của quản lý (Tsai và Cheng, 2010) và niềm tin ở bản thân (Kankanhalli, et al., 2005; Anwar, et al., 2019) có tác động tích cực đến họ. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của yếu tố niềm tin, lãnh đạo, môi trường làm việc
trong việc khuyến khích nhân viên CSTT tại mỗi tổ chức.