Kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu

4.3.3.4. Kiểm định các giả thuyết

Căn cứ giá trị Sig. trong Bảng 4.17, tác giả tiến hành kiểm định 6 giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất.

- Giả thuyết H1: Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học. Với Sig. = 0,000 < 0,01 và Beta = 0,293, chứng tỏ tác động của Niềm tin đến CSTT là tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 1%. Do đó, giả thuyết H1 này được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%, đồng thời yếu tố Niềm tin là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến CSTT.

- Giả thuyết H2: Giao tiếp có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học. Với Sig. = 0,000 < 0,01 và Beta = 0,300, chứng tỏ tác động của Giao tiếp đến CSTT là tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 1%. Do đó, giả thuyết H2 này được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%, đồng thời yếu tố Giao tiếp là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai đến CSTT.

- Giả thuyết H3: Cấu trúc tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học. Với Sig. = 0,001 < 0,01 và Beta = -0,158, chứng tỏ tác động của Cấu trúc tổ chức đến CSTT là tác động tiêu cực với mức ý nghĩa 1%. Do đó, tuy ngược chiều với giả thuyết đề ra ban đầu nhưng giả thuyết H3 này được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%, đồng thời yếu tố Cấu trúc tổ chức là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ tư đến CSTT.

- Giả thuyết H4: Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học. Với Sig. = 0,000 < 0,01 và Beta = 0,301, chứng tỏ tác động của Lãnh đạo đến CSTT là tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 1%. Do đó, giả thuyết H4 này được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%, đồng thời yếu tố Lãnh đạo là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến CSTT.

- Giả thuyết H5: Hệ thống cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học. Với Sig. = 0,007 < 0,01 và Beta = 0,130, chứng tỏ tác động của Hệ thống CNTT đến CSTT là tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 1%. Do đó, giả thuyết H5 này được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%, đồng thời yếu tố Hệ thống CNTT là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ năm đến CSTT.

- Giả thuyết H6: Hệ thống khen thưởng có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học. Với Sig. = 0,019 < 0,05 và Beta = 0,114, chứng tỏ tác động của Hệ thống khen thưởng đến CSTT là tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 5%. Do đó, giả thuyết H6 này được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%, đồng thời yếu tố Hệ thống khen thưởng là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất đến CSTT.

Bảng 4.18 sẽ trình bày tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả Giả

thuyết Phát biểu

Kết quả kiểm định

H1 Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại

Trung tâm Công nghệ Sinh học Chấp nhận

H2 Giao tiếp có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại

Giả

thuyết Phát biểu

Kết quả kiểm định

H3 Cấu trúc tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của

NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Chấp nhận H4 Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến CSTT của NLĐ tại

Trung tâm Công nghệ Sinh học Chấp nhận

H5 Hệ thống cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng tích cực đến

CSTT của NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Chấp nhận H6 Hệ thống khen thưởng có ảnh hưởng tích cực đến CSTT

của NLĐ tại Trung tâm Cơng nghệ Sinh học Chấp nhận

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả)

4.3.3.5. Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm cá nhân đến CSTT

Kiểm định khác biệt theo giới tính

Bảng 4.19: Sự khác biệt về CSTT theo giới tính

Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn f_CSTT Nam 74 3,3649 0,46858 0,05447 Nữ 118 3,2288 0,58487 0,05384 Independent Samples Test

Kiểm định Levene Kiểm định t-test

F Sig. t df Sig. (2-tailed) Phương sai đồng nhất 6,157 0,014 1,689 190 0,093 Phương sai không đồng nhất 1,776 178,822 0,077

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Qua Bảng 4.19, kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa hai nhóm nam và nữ cho giá trị Sig. = 0,014 < 0,05. Vì vậy, phương sai giữa 2 giới tính là khác nhau. Kết quả kiểm định Independent với phương sai không đồng nhất cho giá trị Sig. = 0,077 > 0,05, điều này cho thấy khơng có sự khác biệt về CSTT giữa những người tham gia khảo sát có giới tính khác nhau.

Kiểm định khác biệt theo độ tuổi

Bảng 4.20: Sự khác biệt về CSTT theo độ tuổi Kiểm định khác biệt phương sai giữa các nhóm giá trị Kiểm định khác biệt phương sai giữa các nhóm giá trị Biến quan sát Kiểm định Levene df1 df2 Sig. f_CSTT 2,488 2 189 0,086 ANOVA Biến quan sát Tổng bình phương df F Sig. f_CSTT Giữa nhóm 1,496 2 2,553 0,081 Trong nhóm 55,396 189 Mơ tả Biến quan sát Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn f_CSTT Dưới 30 tuổi 77 3,1766 0,46563 0,05306 Từ 30 đến 45 tuổi 92 3,3652 0,56304 0,05870 Trên 45 tuổi 23 3,2957 0,67654 0,14107

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Qua Bảng 4.20, kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa các nhóm tuổi cho giá trị Sig. = 0,086 > 0,05. Vì vậy, khơng có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm tuổi. Kết quả kiểm định F ở bảng ANOVA, giá trị Sig. = 0,081 > 0,05, điều này chứng tỏ khơng có sự khác biệt về CSTT xét theo độ tuổi.

Kiểm định khác biệt theo trình độ chun mơn

Bảng 4.21: Sự khác biệt về CSTT theo trình độ chun mơn Kiểm định khác biệt phương sai giữa các nhóm giá trị Kiểm định khác biệt phương sai giữa các nhóm giá trị Biến quan sát Kiểm định Levene df1 df2 Sig. f_CSTT 1,336 3 188 0,264 ANOVA Biến quan sát Tổng bình phương df F Sig.

f_CSTT Giữa nhóm 9,109 3 11,946 0,000 Trong nhóm 47,784 188 Mô tả Biến quan sát Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn f_CSTT Tiến sĩ 19 3,2105 0,50979 0,11695 Thạc sĩ 63 3,5810 0,46381 0,05843 Kỹ sư, Cử nhân 71 3,1746 0,54398 0,06456 Cao đẳng 39 3,0256 0,48813 0,07816

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Qua Bảng 4.21, kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa các nhóm trình độ chun mơn cho giá trị Sig. = 0,264 > 0,05. Vì vậy, khơng có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm độ tuổi. Kết quả kiểm định F ở bảng ANOVA, giá trị Sig. = 0,000 < 0,05, điều này chứng tỏ có sự khác biệt về CSTT xét theo trình độ chun mơn của những người tham gia khảo sát. Bảng mô tả cho thấy, giá trị trung bình của nhóm NLĐ có trình độ thạc sĩ lớn nhất, nghĩa là NLĐ trong nhóm này dễ dàng CSTT. Trong 3 nhóm Tiến sĩ: Kỹ sư, Cử nhân: Cao đẳng, có thể thấy giá trị trung bình có xu hướng giảm dần theo mức trình độ (3,2105: 3,1746: 3,0256), nghĩa là trình độ thấp hơn thì ít CSTT hơn.

Kiểm định khác biệt theo thâm niên công tác

Bảng 4.22: Sự khác biệt về CSTT theo thâm niên công tác Kiểm định khác biệt phương sai giữa các nhóm giá trị Kiểm định khác biệt phương sai giữa các nhóm giá trị Biến quan sát Kiểm định Levene df1 df2 Sig. f_CSTT 0,569 3 188 0,636 ANOVA Biến quan sát Tổng bình phương df F Sig. f_CSTT Giữa nhóm 6,292 3 7,792 0,000 Trong nhóm 50,601 188

Mơ tả Biến quan sát Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn f_CSTT Dưới 1 năm 24 2,9500 0,53161 0,10851 Từ 1 đến dưới 5 năm 53 3,1434 0,50896 0,06991 Từ 5 đến dưới 10 năm 69 3,3536 0,49247 0,05929 Từ 10 năm trở lên 46 3,5043 0,56054 0,08265

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)

Qua Bảng 4.22, kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa các nhóm thâm niên cơng tác cho giá trị Sig. = 0,636 > 0,05. Vì vậy, khơng có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm độ tuổi. Kết quả kiểm định F ở bảng ANOVA, giá trị Sig. = 0,000 < 0,05, điều này chứng tỏ có sự khác biệt về CSTT xét theo thâm niên công tác của những người tham gia khảo sát. Bảng mơ tả cho thấy, giá trị trung bình tăng dần theo các nhóm thâm niên, nghĩa là NLĐ CSTT nhiều hơn khi đã có thời gian làm việc tại Trung tâm lâu hơn.

Kiểm định khác biệt theo vị trí cơng tác

Bảng 4.23: Sự khác biệt về CSTT theo vị trí cơng tác

Vị trí N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn f_CSTT Quản lý 28 3,3857 0,60352 0,11405 Nhân viên 164 3,2634 0,53526 0,04180 Independent Samples Test

Kiểm định Levene Kiểm định t-test

F Sig. t df Sig. (2-tailed) Phương sai đồng nhất 0,282 0,596 1,096 190 0,274 Phương sai không đồng nhất 1,007 34,636 0,321

Qua Bảng 4.23, kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa hai nhóm quản lý và nhân viên cho giá trị Sig. = 0,596 > 0,05. Vì vậy, phương sai giữa 2 nhóm chức vụ là đồng nhất. Kết quả kiểm định Independent với phương sai đồng nhất cho giá trị Sig. = 0,274 > 0,05, như vậy là khơng có sự khác biệt về CSTT giữa NLĐ có vị trí cơng tác khác nhau.

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của NLĐ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 giả thuyết đề xuất ban đầu của tác giả đều được chấp nhận. Trong đó, có 5 yếu tố tác động tích cực và 1 yếu tố tác động tiêu cực đến việc CSTT của NLĐ tại Trung tâm hiện nay. Cụ thể, 5 yếu tố có tác động cùng chiều và 1 yếu tố có tác động ngược chiều, được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần đến Chia sẻ tri thức lần lượt là Lãnh đạo (Beta = 0,301), Giao tiếp (Beta = 0,300), Niềm tin (Beta = 0,293), Cấu trúc tổ chức (Beta = -0,158), Hệ thống CNTT (Beta = 0,130) và Hệ thống khen thưởng (Beta = 0,114). Ngồi ra, có thể nhận thấy giá trị các hệ số Beta của 5 yếu tố đang có ảnh hưởng đồng biến nêu trên tập trung thành hai xu hướng. Một là, nhóm có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động CSTT hiện nay tại Trung tâm bao gồm các yếu tố Lãnh đạo, Giao tiếp và Niềm tin. Hai là, nhóm có tác động ít đáng kể đến CSTT như Hệ thống CNTT và Hệ thống khen thưởng. Đồng thời, giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,678 chứng tỏ mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với mẫu nghiên cứu đến 67,8%, nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 67,8% biến thiên của biến phụ thuộc Chia sẻ tri thức.

Đầu tiên, kết quả nghiên cứu cho thấy Lãnh đạo là yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh nhất đến CSTT tại Trung tâm. Kết quả này củng cố cho kết luận của Sandhu, et al. (2011), Seba, et al. (2012) khi thừa nhận lãnh đạo và quản lý là những người có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của CSTT trong một tổ chức cơng lập. Thật vậy, NLĐ của Trung tâm chỉ có thể dễ dàng CSTT với đồng nghiệp khi được tạo điều kiện; hoặc khi họ nhận thấy rằng các cấp quản lý đánh giá cao và có khả năng ghi nhận, khen ngợi hành vi đó. Với hệ số Beta là 0,301, lãnh đạo đang có ảnh hưởng tích cực đến CSTT trong đơn vị. Tuy nhiên, giá trị trung bình của 4 biến quan sát LĐ1, LĐ2, LĐ3,

LĐ4 đều chỉ nằm ở mức trung bình (từ 2,59 đến 3,43) (chi tiết tại Phụ lục IV) chứng tỏ lãnh đạo hay quản lý trực tiếp của một vài phòng ban trong Trung tâm chưa thật sự tích cực CSTT với cấp dưới cũng như chưa tạo điều kiện cho cấp dưới CSTT với đồng nghiệp trong quá trình làm việc. Kết quả này hoàn toàn hợp lý khi xét đến yếu tố Cấu trúc tổ chức, yếu tố có tác động tiêu cực đến hoạt động CSTT tại Trung tâm với hệ số Beta là -0,158. Thơng qua giá trị trung bình dao động trong khoảng 3,42 đến 4,30 của 5 biến quan sát CTTC1, CTTC2, CTTC3, CTTC4, CTTC5 (chi tiết tại

Phụ lục IV) có thể nhận thấy hiện nay, quá trình xử lý các đầu việc nói chung và

CSTT nói riêng tại Trung tâm chưa có độ linh hoạt cao, hầu hết đều phải tuân thủ theo các quy trình, biểu mẫu đã được quy định trong mọi tình huống; hay nhân viên bắt buộc phải thông qua quyết định của cấp trên trong mọi việc. Phát hiện từ nghiên cứu này phù hợp với Willem và Buelens (2007) khi cho rằng cấu trúc tổ chức cần linh hoạt trong từng tình huống cụ thể để tạo điều kiện cho CSTT được diễn ra dễ dàng. Thật vậy, hầu như toàn bộ các hoạt động làm việc trong thời gian qua tại Trung tâm đều theo nguyên tắc chế độ thủ trưởng. Các hoạt động hiện nay tập trung thành hai mảng chính: (i) cơng tác hành chính về quản lý đề tài nghiên cứu, thanh quyết toán kinh phí mua sắm vật tư hóa chất phục vụ nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thương mại, thực hiện các báo cáo hành chính theo yêu cầu quản lý của Sở, ngành có liên quan; (ii) hoạt động nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực CNSH. Ở mảng thứ nhất, nhân viên bắt buộc phải thực hiện theo quy trình và biểu mẫu quy định sẵn. Đối với mảng công việc thứ hai, hoạt động nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ không phải là hoạt động cá nhân, mà địi hỏi sự phối hợp của nhóm các cán bộ nghiên cứu, cũng như tham mưu, hỗ trợ của đơn vị phòng ban khác. Thực tế hiện nay, gần như tồn bộ cơng việc ở cả hai mảng nội dung thì nhân viên thừa hành đều phải được sự phê duyệt của trưởng, phó phịng rồi thực hiện, trình xin ý kiến của các phịng ban có liên quan, sau cùng mới đến Ban Giám đốc. Trường hợp là công việc phát sinh mới, lần đầu thực hiện và chưa có biểu mẫu, mọi người đều tự tìm hiểu và đề xuất cách giải quyết cho các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. Do vậy, cơ cấu tổ chức mang nặng tính hành chính hóa cùng với yếu tố lãnh đạo chưa thực sự được đánh giá cao khiến cho việc CSTT bị ảnh hưởng. Ngồi ra, để cơng việc hồn thành,

địi hỏi phải có sự phối hợp giữa đồng nghiệp từ nhiều đơn vị trong Trung tâm dẫn đến thực tế tiến độ thực hiện công việc sẽ phụ thuộc thêm vào yếu tố giao tiếp và niềm tin sẽ được trình bày trong phần sau. Kết quả từ nghiên cứu này tuy đi ngược lại với nghiên cứu của Al-Alawi, et al. (2007), nhưng lại phù hợp với kết luận của Seba, et al. (2012), Pee và Kankanhalli (2015). Điều này một lần nữa chứng tỏ, trong khu vực công, cơ cấu tổ chức tại từng đơn vị cụ thể sẽ gây ra tác động khác nhau từ bộ máy quan liêu đó (Chiem, 2001). Từ kết quả này, nhà quản lý các cấp tại Trung tâm cần xem xét, đánh giá lại hoạt động điều hành đơn vị hiện nay để có những điều chỉnh phù hợp nhằm khuyến khích nhân viên CSTT với nhau nhiều hơn, tăng cường trao quyền để nhân viên chủ động và linh hoạt trong xử lý công việc.

Tiếp theo, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra mối quan hệ tích cực có ý nghĩa thống kê giữa CSTT với hai khía cạnh Giao tiếp và Niềm tin giữa các cá nhân trong Trung tâm. Các kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Al-Alawi, et al., 2007; Sandhu, et al., 2011; Pee và Kankanhalli, 2015). Theo lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (1986), niềm tin đóng vai trị chính dẫn đến hành vi CSTT và giao tiếp, tương tác xã hội cho phép mỗi người gia tăng số lượng và chất lượng của thông tin, tri thức mà họ chia sẻ với đồng nghiệp (Amayah, 2013). Khi giao tiếp có hiệu quả, niềm tin được thiết lập, những cá nhân tham gia vào tương tác đó sẵn sàng trao đổi nguồn lực, tài sản (trí tuệ và vật chất) của họ. Nghĩa là cá nhân khi có mức độ tin cậy cao hơn có xu hướng thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến của người khác về vấn đề đang gặp phải, qua đó họ có được kiến thức mới hoặc nâng cao kiến thức hiện

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)