Sự thay đổi vai trị của quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Cơ khí thuộc Công ty TNHH MTV 751 (Trang 25 - 30)

(Nguồn: Robert L.Mathis 2008, tr11) Nâng cao chất lượng NNL là nền móng của phát triển đất nước nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng

Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đang dần chiếm ưu thế và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, thì vai trị của lao động thủ cơng, lao động có trình độ thấp và giá rẻ khơng cịn là ưu thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Do đó, để theo kịp xu hướng trên, NNL phải được tuyển dụng kỹ về trình độ văn hóa, về trình độ chun mơn, kỹ thuật và phải được đào tạo không ngừng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, mà cụ thể là tiếp thu và vận hành những thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới nhằm tạo ra năng suất lao động cao, đồng thời góp phần giải phóng sức lao động cho con người.

1.3.2. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng NNL đối với doanh nghiệpquân đội quân đội

Môi trường quân đội là mơi trường có tính đặc thù, địi hỏi cơng việc phải có tính tỉ mỉ và tính kỷ luật cao. Chất lượng NNL trong quân đội cũng được cấu thành bởi 3 tiêu chí chính: Trí lực, thể lực và tâm lực. Tuy nhiên, so với bên ngồi thì 3 tiêu chí này đối với nguồn nhân lực trong quân đội phải ở một mức độ cao hơn. Khẩu hiệu “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội” là yêu cầu, mục tiêu phấn đấu của quân đội. Yêu cầu cụ thể đối với NNL trong doanh nghiệp quân đội là:

- Về trí lực: Ngồi các kiến thức chuyên môn phục vụ trong công việc sản xuất, nguồn nhân lực còn phải được trang bị các kiến thức về quân sự như cách vận hành và sử dụng các loại vũ khí trang bị kỹ thuật, vật tư kỹ thuật; các kiến thức về lý luận như chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh...

- Vể thể lực: Bên cạnh việc đáp ứng được trong công việc được giao, NNL trong doanh nghiệp quân đội còn thường xuyên được huấn luyện thể lực, kiểm tra định kỳ một số môn về thể lực như: chạy vũ trang, vượt vật cản, xà đơn, xà kép...Một số đơn vị còn lấy kết quả kiểm tra thể lực định kỳ làm tiêu chí thi đua hàng năm vì thể lực là một chỉ tiêu đánh giá hết sức quan trọng đối với quân nhân, thể hiện tinh thần luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc của quân đội.

- Về tâm lực: NNL trong doanh nghiệp qn đội cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của nhà nước. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tuyệt đối giữ gìn bí mật cơng nghệ trong sản xuất.

Yêu cầu về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp quân đội cũng có sự thay đổi trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn chiến tranh, nguồn nhân lực cần tâm lực nhiều hơn các yếu tố khác để vượt qua khó khăn, sự thiếu thốn vật chất và tinh thần để đảm bảo sản xuất, phục vụ đất nước. Trong thời kỳ hịa bình, đất nước đổi mới, nguồn nhân lực cần trí lực để tiếp thu những cơng nghệ mới, những kỹ năng mới mà xã hội và quân đội yêu cầu.

Nghiên cứu văn kiện Đại hội XIII của Đảng, chúng ta thấy phương hướng, mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân có một số điểm mới so với Nghị quyết Đại hội Đảng

lần thứ XII. Từ việc “ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng” phát triển thành “một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”; đồng thời xác định rõ lộ trình: Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Điều này đặt ra 2 mục tiêu chính cho các doanh nghiệp quân đội cần phải sẵn sàng làm được, đó là:

- Thiết kế, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật mới phù hợp với đặc điểm yêu cầu của chiến tranh hiện đại và phương thức tác chiến của quân đội trong nước;

- Nắm vững tính năng chiến kỹ thuật của vũ khí trang bị kỹ thuật nhập khẩu từ nước ngồi; khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, sản xuất vật tư kỹ thuật theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng để đảm bảo duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị trong toàn quân.

Muốn đạt được 2 mục tiêu này, doanh nghiệp quân đội cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu lưỡng dụng của quân đội. Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng, trước hết, phải thực hiện tốt quan điểm “người trước, súng sau”; đặt mục tiêu tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lên hàng đầu, coi đây là việc làm có ý nghĩa quyết định.

Tuy nhiên, do yêu cầu đầu vào cao, đòi hỏi cả về điểm thi và thể lực của các trường trong quân đội, chỉ tiêu tuyển sinh giảm nên số thí sinh thi vào các trường quân đội đang có chiều hướng giảm xuống. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao, ổn định, cạnh tranh với nghề “bộ đội”. Mơi trường qn đội là mơi trường đặc thù, có u cầu kỷ luật cao nên hiện nay, nguồn nhân lực cho quân đội nói chung và các doanh nghiệp quân đội nói riêng đang là một thách thức lớn. Các doanh nghiệp quân đội hiện rất khó tuyển được sinh viên tốt nghiệp chính quy từ các học viện, nhà trường đào tạo về kỹ thuật quân sự vì số lượng đầu vào các trường ít, trong khi đầu ra lại được phân bổ chủ yếu cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu.

Đối với nguồn nhân lực hiện có của các doanh nghiệp quân đội, hiện tượng chảy máu chất xám vẫn có thể xảy ra. Doanh nghiệp quân đội cũng chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nên cũng có thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh không

tốt, đời sống của CB CNV gặp nhiều khó khăn, một số sẽ xin chuyển sang đơn vị quân đội khác hoặc chuyển hẳn ra bên ngồi để có mức thu nhập tốt hơn. Doanh nghiệp qn đội cần phải có những chính sách giữ chân, trọng dụng nhân tài, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Đồng thời, cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có của đơn vị, phát huy được cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực quốc phịng hiện có, tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, nâng cao đời sống cho CB CNV trong đơn vị.

1.4. Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

1.4.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhânlực trong doanh nghiệp nói chung lực trong doanh nghiệp nói chung

1.4.1.1. Các yếu tố bên ngoài

Chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp đó. Các yếu tố bên ngồi tác động đến các nguồn nhân lực đó là: Tồn cầu hóa, mơi trường, văn hóa/địa lý, chính trị, xã hội, luật pháp, kinh tế, công nghệ (Robert L.Mathis 2008, tr7).

Sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp tạo ra những cơ hội, thách thức thể hiện ở các nội dung sau:

Tồn cầu hóa giúp các nước giao thương được với nhau dễ dàng hơn về tài

nguyên, công nghệ, nhân lực... Tuy nhiên chính tồn cầu hóa cũng làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày một khốc liệt cả trong và ngồi nước. Có sự pha trộn, du nhập văn hóa tồn cầu vào văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp. Sự chuyển dịch của nguồn nhân lực khơng cịn ở phạm vi trong nước mà cịn trong mơi trường quốc tế, khiến cho các doanh nghiệp phải có chính sách nhân lực phù hợp mới duy trì và quản lý được nguồn nhân lực của mình

Mơi trường tự nhiên chính là các điều kiện tài nguyên xung quanh khu vực

của doanh nghiệp, các hiện tượng và quy luật khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, … của mỗi địa phương. Thông thường, doanh nghiệp sẽ chọn vị trí có điều kiện mơi trường phù hợp và có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này cũng tác động đến đối tượng tuyển dụng của doanh nghiệp, phương thức sản xuất, phương pháp

quản lý...các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Văn hóa/địa lý: các quy phạm tư tưởng và đạo đức, truyền thống, thói quen,

tập quán, nghệ thuật ứng xử, lễ nghi, của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư. Các yếu tố này tác động đến người lao động nói riêng và con người nói chung. Nó làm thay đổi về số lượng, cơ cấu NNL, hình thành nên các triết lý, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.

Kinh tế, chính trị, xã hội: khi một quốc gia có điều kiện kinh tế chính trị và xã

hội tốt, văn minh thì tỷ lệ NNL có trình độ cao, có sức khỏe và kỹ năng tốt cũng tăng lên. Điều kiện kinh tế phát triển làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được cải thiết, người dân có điều kiện cho con cái được học tập nhiều hơn, khám phá và hiểu biểu về môi trường xung quanh nhiều hơn cũng như được tiếp xúc với những nền văn hóa của các nước khác trong q trình hội nhập kinh tế thế giới.

Luật pháp: đảm bảo người dân có cơ hội việc làm bình đẳng và quyền con

người; tuổi và khả năng lao động; tiền lương, thời gian làm việc – nghỉ ngơi, thất nghiệp, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hưu trí; luật pháp về an toàn, bảo hộ lao động; quy định về tổ chức cơng đồn, các mối quan hệ lao động...buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ và ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của người lao động.

Công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng NNL. Nguồn nhân lực

phát triển sẽ tạo ra nhiều công nghệ mới, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Đồng thời, công nghệ phát triển cũng tác động trở lại, đòi hỏi mặt bằng chung của nguồn nhân lực ngày càng cao. Việc ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giúp doanh nghiệp tối ưu được về số lượng NNL của mình theo quy mơ hiện có. NNL có chất lượng khơng phù hợp sẽ bị đào thải hoặc chuyển sang các cơng việc khác có u cầu thấp hơn.

Tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động, các yếu tố nội tại bên trong của doanh nghiệp mà các yếu tố bên ngoài sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nếu các yếu tố bên ngoài phù hợp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, kéo theo nguồn nhân lực. Ngược lại, các yếu tố bên ngoài lỗi thời, khơng

phù hợp sẽ khiến cho doanh nghiệp bị kìm hãm, ảnh hưởng đến NNL của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Cơ khí thuộc Công ty TNHH MTV 751 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w