2.4 .Lòng trung thành thương thiệu
2.4.2. Vai trò của lòng trung thành thương hiệu của khách hàng
- Lòng trung thành thương hiệu giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị phần của thương hiệu.
Lòng trung thành thương hiệu tác động đến thị phần của thương hiệu. Sự trung thành liên quan đến quyết định của người sử dụng về việc chọn mua sắm sản phẩm. Những người đã sử dụng một thương hiệu cụ thể có nhiều khả năng sử dụng
lại thương hiệu đó hơn là những người chưa bao giờ sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó. Ngồi ra, lịng trung thành với thương hiệu cao giúp tăng giá trị thương hiệu và vì vậy giúp tăng thị phần của cơng ty trên thị trường.
Nếu bạn nói chuyện với những người ủng hộ Apple và bảo họ vứt iPhone đi và lấy một chiếc Samsung mới, thái độ mà bạn nhận được chắc chắn chỉ là sự khó chịu và hàng loạt phân tích như một chuyên gia thực thụ. Sự trung thành của khách hàng đối với một thương hiệu là điều rất thiêng liêng và có thể gọi là “ma thuật” trong marketing. Theo thống kê, có tới 78% người dùng Apple kiên quyết nói khơng với các thương hiệu di động khác, và 59% thậm chí khơng tìm kiếm thơng tin trên mạng trước khi mua iPhone mới.
Theo Khảo sát về mức độ trung thành của thị trường năm 2019, có tới 27% người tiêu dùng sử dụng nhiều loại sản phẩm / dịch vụ từ các thương hiệu yêu thích của họ. Ví dụ như một người trung thành với thương hiệu Apple thì chắc chắn tận dụng "hệ sinh thái" của iPhone và MacBook, IPad hoặc Apple Watch.
- Lịng trung thành thương hiệu làm giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị.
Dễ dàng nhận thấy rằng một công ty phải chi một số tiền kha khá để tìm kiếm được khách hàng mới. Đặc biệt, các buổi truyền thơng, in ấn, phát tài liệu, thuyết trình và các sự kiện được thiết kế để làm tăng sự để ý của khách hàng. Những sự kiện này đòi hỏi nhiều khâu chuẩn bị và huy động rất nhiều người. Sau những sự kiện này, điều đáng chú ý là khách hàng mà bạn nắm được thông tin không hẳn đã là khách hàng của bạn. Trong chương trình phát tờ rơi khuyến mãi, số lượng người nhận tờ rơi thì rất nhiều, nhưng hóa ra lại có rất ít người thực sự quan tâm.
Trong nghiên cứu của mình, Philip Kotler đã phát hiện ra rằng số tiền bỏ ra để có được một khách hàng mới có thể cao gấp năm lần số tiền giữ được một khách hàng cũ. Lòng trung thành với thương hiệu là một cơng cụ duy trì khách hàng mạnh mẽ. Xây dựng lịng trung thành của khách hàng đối với một cơng ty hoặc tổ chức có thể giảm đáng kể số tiền bỏ ra nhằm đạt được khách hàng mới.
- Lòng trung thành thương hiệu giúp một phần vào việc tìm kiếm được khách hàng mới.
Truyền miệng vẫn là một trong những công cụ tiếp thị hiệu quả nhất và rẻ nhất. Điều này là do người tiêu dùng thường tin tưởng vào lời khuyên của người thân, bạn bè hơn là quảng cáo. Cho nên, nếu khách hàng trung thành với thương hiệu, họ sẽ quảng bá nó đến bạn bè và người thân. Và đó cũng là một cách giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng mới với chi phí gần như bằng không.
Theo một nghiên cứu của Đại học Wharton, Hoa Kỳ, tỷ lệ khách hàng sử dụng một sản phẩm theo lời giới thiệu của bạn bè và người thân trung thành với nhãn hiệu hơn 16-24% so với những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm mà không hỏi ý kiến người thân.
- Lòng trung thành thương hiệu tạo nên sức mạnh thương lượng
Nếu nhãn hiệu có mức độ trung thành cao, niềm tin vào sản phẩm, thị phần và doanh số ổn định thì nhãn hiệu của sản phẩm này có khả năng thương lượng lớn với các nhà mơi giới hoặc khách hàng và nhà cung cấp và đạt được kết quả tích cực cụ thể.
- Sự trung thành với thương hiệu giảm thiểu những khách hàng bị thu hút bởi các chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh về giá là một vấn đề xảy ra ở hầu hết mọi lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn có một lượng khách hàng trung thành, bạn khó có thể mất khách hàng của mình dù cho đối thủ có chiến lược chiết khấu cạnh tranh thì cũng khơng ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng của bạn. Đó là bởi vì lịng trung thành của khách hàng có khả năng cản trở sự cám dỗ từ các đối thủ.
- Lòng trung thành của khách hàng giúp thương hiệu có thêm các thơng tin phản ánh chuẩn xác và chất lượng.
Khách hàng có lịng trung thành và thương hiệu là cầu nối mọi hoạt động kinh doanh với nhau. Khách hàng sẽ giống như "sổ liên lạc" cung cấp thông tin, phản hồi về chất lượng của các sản phẩm của thương hiệu mà công ty đang đưa ra thị trường. Ngồi ra, bình luận và phản hồi nhận xét được xem là những phương thức có sự ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng. Do đó, họ ln phản hồi đúng nhất,
trung thực nhất. Điều này giúp nâng cao sự phát triển thương hiệu cũng như giúp tăng lòng trung thành của khách hàng.