Bảng thống kê mô tả các biến trong bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của việc nắm giữ tiền mặt quá mức đến các quyết định tài chính tại thị trường Việt Nam (Trang 58 - 61)

chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất MV 0,9087 1,0087 0,6295 0,0007 12,4129 INV 0,0184 0,0417 0,0966 -2,2759 0,7781 LEV 0,5068 0,4898 0,2247 0,0007 1,2945 DIV 0,3554 0,7504 12,3496 -689,7650 528,4467 SIZE 26,9421 27,0409 1,5457 20,7202 32,5101 ROA 0,0915 0,1170 0,1534 -0,9613 5,8322 GROWTH 0,0802 0,3420 4,4465 -1,0487 244,4558

Nguồn: Kết quả mơ hình từ Stata

Bảng 4.1 thể hiện kết quả thống kê mô tả tổng quan các biến cần phân tích trong bài nghiên cứu sau khi xử lý bộ dữ liệu thu thập được. Kiểm tra trực quan Bảng 4.1 cho thấy biến MV có giá trị trung bình là 1.0087, giá trị lớn nhất là 12,4129, giá trị nhỏ

nhất là 0,0007, khá thấp so với các công ty ở trong nghiên cứu của Lozano (2012) với giá trị trung bình là 7,7634, giá trị nhỏ nhất là 0,86 và giá trị lớn nhất là 175,48. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do Tây Ban Nha là một nước phát triển mạnh trên thế giới, trong khi đó các cơng ty ở Việt Nam chậm phát triển hơn so với các nước khác về cơng nghệ, trình độ quản lý cịn yếu kém, trình độ lao động tay nghề chưa cao.

Biến INV có giá trị trung bình là 0,0417, giá trị nhỏ nhất là -2,2759, giá trị lớn nhất là 0,7781 cho thấy mức đầu tư ở các công ty Việt Nam khá thấp. Giá trị đầu tư âm cho thấy có nhiều cơng ty phải cắt giảm đầu tư. Ngoài ra, kết quả trên cịn cho thấy các cơng ty ở Việt Nam đầu tư không hiệu quả so với các công ty Tây Ban Nha, cụ thể giá trị INV lớn nhất và nhỏ nhất của các công ty Tây Ban Nha lần lượt là -0,39 và 1,47. Điều này có thể là do trong giai đoạn 2007-2008 và giai đoạn 2019-2020, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu và tình hình dịch Covid 19, nhiều cơng ty phải thu hẹp quy mơ để đảm bảo an tồn trong những giai đoạn khó khăn này.

Biến LEV đại diện cho tỷ lệ địn bẩy với giá trị trung bình là 0,4898 cho thấy tỷ lệ nợ của các công ty Việt Nam khoảng 48,98% trong tổng tài sản. Theo thống kê của người viết, số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ nợ/tổng tài sản lớn hơn 70% chỉ chiếm khoảng 15,38%, số lượng như vậy là khơng lớn. Nhìn chung phần lớn các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu không chịu rủi ro quá lớn. Tỷ lệ nợ này cũng ở mức vừa phải và không quá cao so với các công ty Tây Ban Nha với tỷ lệ nợ trung bình là 52.95%. Việc sử dụng nợ không những đáp ứng nhu cầu khi công ty cần vốn đầu tư mà cịn giúp cho các cơng ty kiểm soát được lượng tiền mặt dư thừa và hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế.

Đối với biến DIV có giá trị trung bình là 0,7504 cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức ở các công ty Việt Nam khá cao hơn so với các công ty Tây Ban Nha (giá trị trung bình là 0.0254473). Sở dĩ tỷ lệ này cao là do các công ty Việt Nam trong giai đoạn này vẫn chưa có nhiều cơ hội đầu tư tốt nên có xu hướng sử dụng nguồn tiền mặt đang nắm giữ

để chi trả cổ tức cho cổ đông. Việc chi trả cổ tức cũng góp phần hạn chế được vấn đề mâu thuẫn giữa cổ động và nhà quản lý do có tồn tại bất cân xứng về thơng tin. Riêng đối với các công ty Tây Ban Nha trong giai đoạn tăng trưởng sẽ có khuynh hướng chi trả cổ tức rất thấp hoặc không chi trả cổ tức cho cổ đông và để dành nguồn tiền này tài trợ cho các cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Độ lệch chuẩn của biến DIV khá cao, ở mức 12,3496 cho thấy sự phân hóa khá lớn trong chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ở thị trường Việt Nam.

Do quy mơ doanh nghiệp tính theo giá trị thực là một số lớn và có khoảng cách với các biến số khác nên người viết sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản (SIZE) để đại diện cho quy mô doanh nghiệp. Biến quy mơ doanh nghiệp này có giá trị trung bình là 27,0409, trung vị là 26,9421, giá trị nhỏ nhất là 20,7202, giá trị lớn nhất là 32,5101 độ lệch chuẩn chỉ 1,5457 cho thấy mức phân phối khá đồng đều và cân xứng.

Giá trị trung bình của biến ROA đại diện cho tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp đạt giá trị 11,7% so với độ lệch chuẩn từ bảng mô tả thống kê cho thấy ở mức 15,34%. Hàm ý rằng có sự chênh lệch đáng kể trong hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác tại thị trường Việt Nam. Nhìn chung, với mỗi một đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra, cơng ty có thể thu về xấp xỉ 0,12 đồng lợi nhuận.

Biến đại diện cho tăng trưởng của doanh nghiệp (GROWTH) có giá trị trung bình đạt 8,02%, chứng tỏ tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tại Việt Nam là khá hạn chế và thấp hơn nhiều so với các công ty Tây Ban Nha là 51.30%. Ngoài ra, biến này giá trị nhỏ nhất là -1,0487, giá trị lớn nhất là 244,4558 và độ lệch chuẩn là 4,4465 cho thấy sự khác biệt khá lớn trong tốc độ tăng trưởng giữa các doanh nghiệp, trong khi có những doanh nghiệp tăng trưởng âm thì có những doanh nghiệp tăng trưởng gấp nhiều lần trong giai đoạn này.

Trong bài nghiên cứu, người viết sử dụng biến CH làm biến giả đại diện cho tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Nhiều nghiên cứu trước đây ở các nước trên thế giới như Kim (1998), Opler và cộng sự. (1999), Harford (1999), Ozkan và Ozkan (2004), Dittmar và

Mahrt-Smith (2007) đã cho thấy các doanh nghiệp nắm giữ một tỷ trọng đáng kể tiền mặt và tương đương tiền trong tổng tài sản của mình, giá trị trung bình dao động từ là 8% đến 22%. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng quan về tình hình nắm giữ tiền mặt theo ngành và theo năm của các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2020 như bảng 4.2 bên dưới.

Bảng 4.2. Tình hình nắm giữ tiền mặt theo ngànhNhóm ngành Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt

Một phần của tài liệu Tác động của việc nắm giữ tiền mặt quá mức đến các quyết định tài chính tại thị trường Việt Nam (Trang 58 - 61)