Các yếu tố tác động đến chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 26 - 29)

Chuyển đổi số phải được xây dựng thành chiến lược tồn diện, có liên quan đến mọi khía cạnh hoạt động của tổ chức, phải có sự phối hợp, đồng bộ từ trên xuống trong bộ máy hoạt động của các ngân hàng, từ đó giúp các ngân hàng có thể tận dụng

được sự phát triển của các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và Blockchain. Có nhiều yếu tố tác động đến chiến lược chuyển đổi số của các ngân hàng, tuy nhiên, sự tác động đáng kể đến từ các yếu tố chính sau đây:

1.3.1 Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cho chuyển đổi số

Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ là một trong những điểm nhấn quan trọng có tầm ảnh hưởng quyết định đến kế hoạch chuyển đổi số của các ngân hàng. Các ngân hàng hiện đại sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) theo nhiều cách khác nhau để cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Đáng chú ý, trong số các ứng dụng công nghệ dành cho ngân hàng là việc sử dụng hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking Systems - CBS). Theo định nghĩa thuần túy, CBS là một hệ thống phần mềm tích hợp được nhiều ứng dụng CNTT. CBS là một hệ thống các phân hệ có liên quan đến các nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng như các khoản tiền gửi, tiền vay, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, thẩm định, nguồn vốn, ngân quỹ liên quan đến khách hàng. Thông qua CBS, các ngân hàng có thể phát triển được thêm rất nhiều các dịch vụ, sản phẩm khác nhau và quản lý vấn đề nội bộ một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn.

CBS được xem như là trái tim của ngân hàng giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền, tài sản thế chấp, việc giao dịch, sổ sách, các dữ liệu máy tính và hệ thống thơng tin tại ngân hàng. Hầu hết, các CBS hiện đại đều hoạt động không ngừng (24/7) để đảm bảo hoạt động cho các dịch vụ Internet Banking, những hoạt động giao dịch tồn cầu thơng qua ATM, Internet, điện thoại và thẻ ngân hàng, tạo bước đệm cần thiết cho nhiều dự án quan trọng khác như kinh doanh thẻ, phát triển các kênh ngân hàng điện tử, quản lý quan hệ khách hàng, xây dựng kho dữ liệu tập trung.

Dựa trên CBS hiện đại, ngân hàng phát triển các tiện ích về cơng nghệ nhằm gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng, đặc biệt là các ứng dụng sử dụng trên điện thoại thông minh (smartphone) và các thiết bị cầm tay khác như máy tính bảng, máy tính xách tay, thiết bị đeo. CBS cũng cho phép tích hợp các ứng dụng của bên thứ ba để hỗ trợ các quy trình kinh doanh, cũng như phát triển các sản phẩm mới. CBS được xem là xu hướng hiện đại hóa cơng nghệ trong lĩnh vực ngân hàng và sự hội nhập quốc tế hiện nay. Nền tảng công nghệ của CBS thể hiện sức mạnh công nghệ của

ngân hàng, quyết định tính đa dạng của sản phẩm, khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa kênh dịch vụ và quan trọng nhất là trong phát triển các hệ sinh thái số.

1.3.2 Chi phí đầu tư chuyển đổi số

Chuyển đổi số khơng phải là một khoản đầu tư ít tốn kèm, đặc biệt là đối với các ngân hàng – những tổ chức kinh doanh địi hỏi phải có một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, chặt chẽ, đồng bộ và bảo mật. Điều này khiến cho các ngân hàng tham gia vào cuộc đua chuyển đổi số phải bỏ ra một khoản đầu tư trả trước ban đầu rất lớn vào công nghệ và mặc dù khoản đầu tư này có thể sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nhưng vẫn chưa đảm bảo là khơng có bất cứ một sự thất bại nào. Không những thế, cơng nghệ vẫn ln khơng ngừng thay đổi với vịng đời ngày càng rút ngắn. Trong tương lai, chi phí cho các khoản đầu tư vào chuyển đổi số có thể giảm dần và ít hơn so với chi phí ban đầu nhưng chuyển đổi số là một q trình khơng thể dừng lại khi đã bắt đầu. Do đó, cần có một nguồn tài chính ổn định và đủ lớn để hỗ trợ cho hoạt động chuyển đổi số một cách liên tục và kịp thời.

1.3.3 Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số

Bên cạnh khoản đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số thì các ngân hàng cũng cần có sự đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Những yêu cầu về trình độ chun mơn, kỹ năng số trong thời đại mới buộc các ngân hàng phải có phương án sắp xếp, bố trí lại nhân sự cho phù hợp. Các công việc thủ công sẽ dần được thay thế bởi các quy trình mới được vận hành trên nền tảng số, dưới sự hỗ trợ của trợ lý ảo (ứng dụng cơng nghệ AI) hay các robot. Ngồi ra, các sản phẩm, dịch vụ cũng cần thiết kế lại trên nền tảng số để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân sự với kiến thức, trình độ và kỹ năng số thành thạo để nghiên cứu, phát triển sản phẩm ứng dụng các công nghệ mới tương thích với từng giai đoạn chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần tạo mơi trường khuyến khích các đổi mới sáng tạo trong nhân viên để phát hiện, đào tạo các nhân sự tài năng, tạo nguồn cho chiến lược chuyển đổi số trong dài hạn.

1.3.4 Hành lang pháp lý cho chuyển đổi số

Chính sách về pháp lý là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của ngân hàng số. Nhìn chung, khơng có một cách tiếp cận đồng nhất nào về khung pháp lý đối với các quốc gia khác nhau, tuy nhiên, cơ quan quản lý tại từng quốc gia vẫn ln có các phản ứng chính sách, quy định quản lý đối với hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là trong thời đại chuyển đổi số. Có 03 cách thức tiếp cận về pháp lý đối với hoạt động của ngân hàng số, đó là: Thứ nhất, phát triển ngân hàng số trên cơ sở đảm bảo theo các quy định hiện hành; Thứ hai, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khung pháp lý hiện hành để phù hợp với các phát sinh trong quá trình triển hai ngân hàng số; và

Thứ ba, hồn thiện, cập nhật các chính sách, quy định mới để áp dụng thống nhất, kết

hợp với tăng cường các công cụ quản lý mới cho mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng số cả về quy mô lẫn đối tượng tham gia. Các nội dung về pháp lý đối với hoạt động của các ngân hàng số thơng thường có liên quan đến một số quy định cụ thể như: Quy định về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử; quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin; quy định về phát triển hạ tầng, cơng nghệ và quy định về chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)