1.4 Xu hướng chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại
1.4.1 Ứng dụng và tích hợp cơng nghệ vào hoạt động ngân hàng
Hình 1.4 - Lịch sử phát triển cơng nghệ trong lĩnh vực ngân hàng (Nguồn: Đỗ
Trước những năm 1960, các quan hệ tài chính với ngân hàng được tiến hành bằng hình thức trực tiếp, bắt buộc khách hàng phải đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch. Đến năm 1967, máy giao dịch tự động (ATM) ra đời đánh dấu sự thay đổi trong tương tác giữa ngân hàng và khách hàng, sự xuất hiện của ATM như một sự thay thế cho sự hiện diện của các chi nhánh nhưng với chi phí hoạt động thấp hơn, từ đó giúp các ngân hàng giảm thiểu rất lớn chi phí vận hành. Sự phát triển của Internet đã tạo nên xu hướng ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng, tạo ra nhiều kênh giao dịch để khách hàng tham gia và tương tác với ngân hàng.
Xu hướng ứng dụng cơng nghệ cho chuyển đổi số nhanh chóng được các ngân hàng triển khai và chuẩn bị kế hoạch thực hiện. Các ngân hàng truyền thống bắt đầu thích ứng, tích hợp các cơng nghệ số mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain),… vào các sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ nội bộ của mình. Xu hướng ứng dụng cơng nghệ đã được các ngân hàng khai thác, áp dụng theo các phương thức, giải pháp chủ yếu sau đây:
a. Giải pháp thanh toán điện tử:
Thanh toán điện tử là hình thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt. Khi đó, các giao dịch được thực hiện thơng qua mạng Internet, qua đó người sử dụng thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển tiền, nạp hay rút tiền ngay trên các thiết bị thơng minh được tích hợp sẵn các cơng nghệ số hiện đại. Các hình thức thanh tốn điện tử được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh tốn, thanh tốn bằng ví điện tử (E-Money) và thanh tốn bằng thiết bị điện thoại thơng minh (Mobile Money). Dịch vụ E-Money địi hỏi phải có liên kết với tài khoản ngân hàng cụ thể và việc định danh khách hàng được thực hiện bởi các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ E-Money sử dụng các dữ liệu cần thiết được chia sẽ bởi các ngân hàng để tiến hành xác minh, đối chiếu và xác thực các giao dịch của khách hàng. Trong khi đó, Mobile Money là một tài khoản điện tử định danh gắn với tài khoản di động của các thuê bao đã được các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông xác nhận đăng ký và cấp phép sử dụng. Mobile Money cho phép khách hàng có thể nạp, rút, thanh tốn, chuyển tiền ngay trên thiết bị di động mà không cần đến tài khoản ngân hàng.
b. Giải pháp vay ngang hàng (P2P Lending):
P2P Lending là một mơ hình kinh doanh được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số nhằm kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không phải thông qua bất kỳ một trung gian tài chính nào. Mơ hình cho vay ngang hàng cung cấp các dịch vụ cho vay trực tuyến với chi phí dịch vụ thấp hơn nhiều so với hình thức cho vay kiểu truyền thống, vì chi phí hoạt động của các đơn vị cho vay P2P tương đối thấp. Nhờ đó, nhà đầu tư sẽ có được mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn so với một số hình thức đầu tư khác như gửi tiết kiệm. Trong khi đó, người vay lại được hưởng lãi suất thấp hơn. Lãi suất được thiết lập bởi hệ thống đánh giá của công ty cung cấp nền tảng P2P trên cơ sở phân tích các thơng tin tài khoản tín dụng, thơng tin mạng xã hội và rất nhiều nguồn thơng tin có liên quan khác của khách hàng vay vốn.
c. Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và sổ cái phân tán (DLT):
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) được tận dụng một cách mạnh mẽ, một số giao dịch, thông tin giao kết hợp đồng dần được các ngân hàng lưu trữ vào một khối (Block) kết nối vào chuỗi (chain) với nhau, tạo ra sự liền mạch giúp cho việc theo dõi, truy xuất thông tin được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Ngồi ra, khi được liên kết vào các Blockchain, khi một đơn vị thành phần có sự thay đổi dẫn đến làm sai lệch thơng tin chuỗi khối thì các đơn vị thành phần khác vẫn lưu trữ thơng tin tồn vẹn của chuỗi khối đó. Tính ứng dụng của Blockchain đã được đưa vào trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế giúp các ngân hàng tham gia dễ dàng có được sự kết nối và rút ngắn thời gian xử lý giao dịch một cách đáng kể.
Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT) là thuật ngữ đề cập đến cơ sở hạ tầng cơng nghệ sử dụng máy tính độc lập - gọi là nút (Node) để ghi chép, chia sẻ và đồng bộ hóa các giao dịch trong sổ cái điện tử. Khác với sổ cái tập trung, một đơn vị trung tâm tiến hành lưu trữ các giao dịch/thông tin giao kết giữa các ngân hàng, trong mạng DLT, mỗi ngân hàng là một node mạng và sẽ lưu trữ một sổ (Ledger) ghi nhận thông tin các giao dịch. Khi một hoặc một số giao dịch được thực hiện, các thông tin này sẽ được lưu trữ vào chuỗi khối (Blockchain) và phân
phối tới sổ cái của tất cả thành viên, do đó, khơng thể huỷ, làm sai lệch các thông tin đã được ghi lại.
d. Tiền kỹ thuật số:
Tiền kỹ thuật số (Digital Currency) là đồng tiền được tạo ra bởi các thuật tốn mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở và chỉ có sẵn ở dạng kỹ thuật số hoặc điện tử, không tồn tại dưới dạng vật lý. Tiền kỹ thuật số được lưu trữ và luân chuyển hoàn toàn bằng phương thức điện tử. Tiền kỹ thuật số là vơ hình và chỉ có thể được sở hữu và giao dịch bằng cách sử dụng hệ thống máy tính hoặc ví điện tử được kết nối với Internet hoặc các hệ thống mạng được chỉ định. Sử dụng tiền kỹ thuật số cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thuận tiện, tự do thanh tốn, khơng thể làm giả, độ bảo mật cao, chi phí giao dịch thấp, tính minh bạch cao khi sử dụng cơng nghệ Blockchain. Việc ứng dụng tiền kỹ thuật số trong ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu trong việc áp dụng công nghệ Blockchain, nhưng hầu hết các tổ chức tài chính đều đánh giá cao tiềm năng to lớn của công nghệ này và sẽ sớm đưa vào triển khai rộng rãi.
e. Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence):
AI được ứng dụng và đang dần thay đổi mọi khía cạnh của lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Một trong những ứng dụng AI phổ biến nhất hiện nay là Chatbot, có thể giúp giảm đáng kể khối lượng công việc cho nhân viên dịch vụ khách hàng và hỗ trợ cho khách hàng 24/7. Đối với AI, các nhiệm vụ hồn tồn được tự động hóa để cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi trong việc giải quyết các truy vấn nhanh thông qua một hệ thống được tích hợp sẵn sàng các gợi ý và giải đáp mà không cần phải đến trực tiếp các ngân hàng. Việc thu thập và phân tích dữ liệu bằng AI sẽ hiệu quả hơn, qua đó AI tiến hành xử lý dữ liệu và học tập hành vi của người dùng để tạo ra trải nghiệm phù hợp nhất. AI cũng giúp xác định các giao dịch bất thường, ngăn chặn các hành vi rửa tiền và gian lận. Với các mơ hình tài chính tiên tiến mới sẽ giúp các ngân hàng xác định, phân tích dịng tiền trong thời gian thực và phát hiện các giao dịch gian lận. Các trợ lý AI hoạt động thông minh trong quá trình thu thập hành vi khách
hàng để có thể đề xuất các gợi ý phù hợp với nhu cầu của khách hàng khi thực hiện giao dịch, các thông tin này cũng sẽ được ghi nhận lại trên hệ thống của ngân hàng.
f. Dữ liệu lớn (Big data):
Dữ liệu ngày càng đóng vai trị quan trọng và trở thành tài sản vô giá của các công ty trong việc cạnh tranh, phát triển và tạo ra các nguồn doanh thu mới. Các ứng dụng của dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu giúp các ngân hàng thu thập tất cả các dữ liệu về khách hàng, phân tích dữ liệu để hiểu rõ và dự đoán nhu cầu của từng khách hàng cá nhân, tổ chức. Bằng việc phân tích dữ liệu về thị trường trong quá khứ giúp các ngân hàng đưa ra quyết định nhanh chóng và thơng minh hơn. Ứng dụng dữ liệu lớn giúp ngân hàng phân tích tâm lý, hành vi khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng dựa trên hồ sơ cá nhân và thói quen tiêu dùng.
g. Internet vạn vật kết nối (Internet of things - IoT):
IoT là một cấu phần quan trọng trong thời đại CMVN 4.0, là sự giao tiếp của tất cả các thiết bị thông qua kết nối Internet để thu thập, trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau. Ngân hàng là một trong những tổ chức đã chủ động nghiên cứu và đầu tư mạnh mẽ vào phát triển số nhờ vào các giải pháp IoT. IoT dần trở thành một thành phần quan trọng đối với việc xây dựng một cơ sở hạ tầng thông minh của các ngân hàng. IoT có tác động làm thay đổi cách thức mà khách hàng giao tiếp với ngân hàng và ngược lại, là nền tảng để ngân hàng phát triển các dịch vụ trực tuyến như Internet Banking hay Mobile Banking để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về độ phủ của các chi nhánh vật lý mà còn nỗ lực gia tăng sự hiện diện của mình trên các kênh tương tác số và IoT chính là một sự kết nối khơng thể thiếu để duy trì sự hiện diện của các ngân hàng. Bên cạnh đó, IoT cũng tạo ra rất nhiều các cơ hội liên kết kinh doanh giữa ngân hàng và bên thứ ba là các đối tác Fintech, Bigtech để tạo ra các mơ hình thanh tốn mới như ví điện tử, thanh tốn khơng tiếp xúc. Ngồi ra, IoT còn là nền tảng để các ngân hàng tận dụng rất nhiều các công nghệ mới khác như API, Blockchain, Big data trong phát triển sản phẩm, tạo ra các sản phẩm với hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng được các yêu cầu của thời đại mới.
h. Điện toán đám mây (Cloud computing):
Điện tốn đám mây là mơ hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà khơng cần sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ. Trong mơ hình này, cơ sở hạ tầng (gồm hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu, đường truyền kết nối) thuộc sở hữu của đơn vị cung ứng dịch vụ, qua đó cho phép các tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin, tài liệu,... tại hệ thống máy chủ của mình thơng qua một thỏa thuận dịch vụ mà không cần phải trang bị, đầu tư vào hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu riêng.
Các nhà cung cấp dịch vụ điện tốn đám mây có thể cung cấp các dịch vụ gia tăng khác như phân tích dữ liệu, kiểm thử phần mềm. Người dùng sử dụng toàn bộ cơ sở hạ tầng, ứng dụng, đường truyền, máy chủ,... của đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để phát triển các ứng dụng, phần mềm riêng phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Mơ hình điện tốn đám mây phù hợp với các doanh nghiệp lớn như ngân hàng trong chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng số. Bằng việc sử dụng hạ tầng của đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm được nguồn chi phí hạ tầng kết nối, truyền tải, hệ thống máy chủ lưu trữ thông tin, đây vốn là các khoản chi phí đắt đỏ và là trở ngại phổ biến đối với các ngân hàng trên con đường theo đuổi mục tiêu ngân hàng số.