Định hướng, chủ trương chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 89 - 93)

3.2.1 Định hướng thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam

Hoàn thiện hành lang pháp lý là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các ngân hàng tiếp cận kịp thời với các thành tựu của CMCN 4.0; tạo điều kiện thuận lợi cho các mơ hình kinh doanh mới phát triển; nâng cao năng lực quản trị, điều hành phù hợp với các quy định của pháp luật. Các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số chính là cơng cụ để đánh giá hiệu quả của chuyển đổi số.

Trong phát triển ngân hàng số, các thành tựu của CMCN 4.0 phải được ứng dụng một cách triệt để; ưu tiên đầu tư phát triển, nâng cấp công nghệ mới; ưu tiên nguồn lực để phát triển ngân hàng số; mở rộng các hình thức thanh tốn số, trong đó trọng tâm là việc kết nối liền mạch giữa các ngân hàng trong hệ thống thanh toán quốc gia. Ngồi ra, chuyển đổi số phải đi đơi với cơng tác đảm bảo an ninh, an tồn hoạt động, bảo vệ quyền lợi của người dân khi tham gia giao dịch với ngân hàng, tạo sự ổn định, lành mạnh của toàn hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu áp dụng các kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới về ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phát triển ngân hàng số và có các giải pháp triển khai đối với Việt Nam.

Đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN theo hướng hiện đại, ứng dụng và khai thác hiệu quả thành tựu của CMCN 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ.

Các NHTM phát triển các mơ hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính tồn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung thống nhất có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số và nâng cao chất lượng phục vụ tăng tính tiện ích trải nghiệm cho khách hàng.

3.2.2 Chủ trương trong chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam

Huy động lực lượng các chuyên gia chuyển đổi số từ trong và ngoài nước tham gia kiến tạo mơi trường số hóa; thúc đẩy các hoạt động giao lưu, kết nối, hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm về chuyển đổi số; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong chuyển đổi số; quán triệt, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong chuyển đổi số; chủ động giám sát kết quả triển khai các chính sách.

Đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện hiệu quả “Đề án Phát triển ứng dụng dữ

liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử”. Đẩy nhanh tiến độ kết nối, chia sẽ dữ

liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia để các đơn vị được cấp quyền có thể khai thác phục vụ cho xác thực, định danh điện tử. Xây dựng và hoàn thiện các ứng dụng trên nền tảng di động tiến đến thiết lập hệ sinh thái công dân số.

Tận dụng tối đa mọi nguồn lực cho chuyển đổi số, tài nguyên thông tin, dữ liệu phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, tránh lãng phí, đặc biệt tài nguyên chuyển đổi số càng khai thác phải càng hiệu quả, càng phát triển.

Phương châm thực hiện chuyển đổi số là “nhanh nhất có thể, nhiều nhất có thể,

hiệu quả nhất có thể, kịp thời nhất có thể với những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn cuộc sống”. Phát triển chuyển đổi số phải có mục tiêu, lộ trình và kế hoạch tiến hành rõ

ràng, cụ thể.

Phân cấp, phân quyền vai trò, trách nhiệm của từng cá thể trong bộ máy hoạt động. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Người đứng đầu, người chuyên trách chuyển đổi số phải có tầm nhìn chiến lược. chuyển đổi số phải có tính kế thừa, kết hợp với thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phải ứng dụng được các thành tựu khoa học, công nghệ.

3.3 Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trên cơ sở những phân tích về thực trạng cũng như tình hình thực hiện chuyển đổi số ở các NHTM Việt Nam, qua đánh giá một số tồn tại và thử thách mà các NHTM đang phải đối mặt, người viết nhận thấy rằng, để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở các NHTM tiếp tục diễn ra theo đúng định hướng, hiệu quả và thành cơng, cần có một số giải pháp thực hiện đồng bộ, thống nhất cụ thể sau đây:

Thứ nhất, xây dựng Trung tâm phát triển số tại ngân hàng để ưu tiên phát triển

nguồn nhân lực cho chuyển đổi số bằng cách: (i) Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lập trình viên có trình độ chun mơn cao, tay nghề giỏi chuyên trách cho chuyển đổi số; (ii) Có chính sách thu hút các nhân sự là các ứng viên được đào tạo ở nước ngoài hoặc các chuyên gia để thúc đẩy hợp tác, chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm về triển khai chuyển đổi số; (iii) Đối với nhân sự nội bộ, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho nhân sự nghiệp vụ. Đối với nhân sự quản lý cấp trung, cấp cao, kiến thức về chuyển đổi số là tiêu chuẩn, yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ nhân sự pháp lý với kinh nghiệm và trình độ chun

mơn cao để kịp thời nắm bắt các quy định, chính sách của Nhà nước về hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động chuyển đổi số nói riêng. Đồng thời, đội ngũ nhân sự này cũng đảm trách việc nghiên cứu, theo dõi, đóng góp vào các dự thảo văn bản pháp lý của cơ quan quản lý đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai

chuyển đổi số ở ngân hàng. Các NHTM cũng cần có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách có liên quan đến chuyển đổi số đến tồn thể nhân viên để hiểu, nắm bắt và vận dụng linh hoạt vào thực tế công việc một cách hiệu quả, sáng tạo.

Thứ ba, ưu tiên đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của CMCN 4.0 vào

hoạt động ngân hàng và trong việc phát triển các mơ hình ngân hàng số. Cần nghiên cứu và xây dựng một chiến lược chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả với các mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình cụ thể. Đồng thời, ngân hàng phải có kế hoạch kinh doanh thận trọng để tránh rơi vào khó khăn tài chính do gánh nặng chi phí bỏ ra cho hoạt động chuyển đổi số ban đầu. Thực hiện phân bổ các nguồn lực để phát triển công nghệ một cách hợp lý, thận trọng; xem xét cắt giảm các chi phí khơng cần thiết để tập trung nguồn lực cho đầu tư công nghệ. Các ngân hàng cần thường xuyên quan tâm đến nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về mở rộng khách hàng, quản trị vận hành và quản lý rủi ro, sẵn sàng hướng đến mục tiêu thay thế hệ thống cũ bằng công nghệ số hiện đại, tích hợp dữ liệu trên các chức năng và các dòng sản phẩm.

Thứ tư, thực hiện đồng bộ và toàn diện các biện pháp chuyển đổi số hữu hiệu

nhằm tận dụng cơ hội thị trường và mở rộng các giải pháp, dịch vụ thuận tiện đối với khách hàng. Quản trị, khai thác hiệu quả dữ liệu phục vụ cải thiện các hoạt động nghiệp vụ, nắm bắt hành vi khách hàng. Chủ động xây dựng văn hóa chuyển đổi số để chuyển hóa những nỗ lực, ý tưởng sáng tạo thành các sản phẩm vượt trội, tối ưu trải nghiệm khách hàng. Thường xuyên nâng cấp, cập nhật, cải tiến các tiện ích, tính năng đối với ứng dụng ngân hàng số trên các nền tảng di động để mang đến trải nghiệm xuyên suốt, liền mạch cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Tận dụng triệt để sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao khả năng xử lý của các trợ lý ảo thông minh, giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng ứng dụng của khách hàng.

Thứ năm, tăng cường hệ thống bảo mật trên các nền tảng hoạt động cốt lõi của

ngân hàng; áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiên theo tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, an toàn bảo mật hệ thống thông tin nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy

đến đối với khách hàng và cả ngân hàng. Đồng thời, có biện pháp phịng ngừa, đấu tranh với các hình thức lừa đảo của các đối tượng tội phạm công nghệ cao; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác với các công ty Fintech theo hướng cởi mở, cùng

có lợi trên nguyên tắc quản trị rủi ro trong hợp tác với công ty Fintech trong các vấn đề có liên quan đến dữ liệu cung cấp và các quy định về bảo mật thông tin trong hợp tác. Đẩy mạnh hợp tác, kết nối, tận dụng năng lực công nghệ của các công ty công nghệ, công ty Fintech để mở rộng hệ sinh thái số, đa dạng hố sản phẩm, dịch vụ và tiện ích trên nền tảng số.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)