Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 52 - 56)

Tại Việt Nam, Đảng và Chính phủ ln đặc biệt quan tâm đối với công tác chuyển đổi số chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng. Chủ trương chuyển đổi số đã được quán triệt, chỉ đạo một cách rõ ràng, cụ thể trước tiên qua một số văn bản chỉ đạo sau đây:

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-TW chỉ đạo về một số chính sách, chủ trương nhằm chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 với mục tiêu tổng quát là tận dụng có hiệu quả các cơ hội của CMCN 4.0 đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường sinh thái.

Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, định hướng tăng cường ứng dụng các nền tảng công nghệ mới như điện toán đám mây, AI, máy học, Big data, IoT và Blockchain,… trong quản lý và phát triển doanh nghiệp.

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi

số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại Quyết định số 749/QĐ-

TTg. Theo đó, nhận thức đóng vai trị quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số. Đối với ngành Ngân hàng, các NHTM cần tập trung chuyển đổi số theo hướng mở rộng, đa dạng hóa kênh phân phối, tự động hóa quy trình và hợp tác xây dựng hệ sinh thái số.

Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030. Các ngân hàng được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển đổi số, ưu tiên áp dụng các công nghệ mới (Big data, AI, Blockchain) và khuyến khích việc kết nối, chia sẽ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 127/QĐ-TTg về việc ban hành “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ

nhân tạo đến năm 2030”. Theo đó, ngân hàng cần thúc đẩy triển khai AI trong hỗ trợ

hoạt động cấp tín dụng; phát hiện các hành vi gian lận; cá nhân hóa các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ hỗ trợ qua trợ lý ảo và chatbot.

Ngày 26/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về chính sách khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng CNTT tại Việt Nam, trong đó hướng đến đối tượng chính là các Fintech, cụ thể các Fintech được xác định thuộc đối tượng được ưu đãi về thuế đối với một số mảng dịch vụ tài chính tại Việt Nam.

Ngồi ra, các cơ quan quản lý tại Việt Nam cũng đã ban hành một số quy định cụ thể về hành lang pháp lý có liên quan đến hoạt động chuyển đổi số để hỗ trợ, tạo nền tảng cho triển khai, phát triển ngân hàng số, cụ thể:

a. Pháp lý về giao dịch trên kênh số, định danh, xác thực điện tử:

Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội khố XI thơng qua ngày 29/11/2005, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/3/2006. Luật gồm 8 chương, với 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố, bên liên quan đến giao dịch điện tử như: chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký

điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử cũng như quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Luật Giao dịch điện tử ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử giúp giảm các hoạt động thủ công trong ngành Ngân hàng, giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, là tiền đề cho các dịch vụ Ngân hàng số. Theo Điều 6 và Điều 7 của Luật này, Nhà nước đã lần lượt đưa ra các chính sách và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động điện tử.

Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng đã được ban hành ngày 08/3/2007 (Nghị định số 35/2007/NĐ-CP). Theo đó, việc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử, của Nghị định và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nghị định cũng quy định về các hoạt động ngân hàng được thực hiện giao dịch điện tử; điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử với ngân hàng và các quy định về chứng từ điện tử sử dụng trong hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý có liên quan khác như Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 quy định về việc mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (e-KYC) và Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 quy định về việc phát hành thẻ ngân hàng bằng e-KYC.

b. Pháp lý về lưu trữ, bảo vệ, chia sẻ dữ liệu khách hàng:

Luật An ninh mạng 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018 quy định chi tiết về bảo đảm an tồn trên khơng gian mạng. Luật quy định các nội dung nhằm bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. Ngoài ra, việc lưu trữ, bảo vệ, chia sẽ dữ liệu khách hàng cũng được quy định tại các văn bản

luật có liên quan như Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Luật An tồn thơng tin số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010.

c. Pháp lý về hệ thống thơng tin, đảm bảo an tồn, bảo mật:

NHNN đã có một số văn bản liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng như Thông tư số 01/2011/TT-NHNN ngày 21/02/2011 quy định việc đảm bảo an tồn, bảo mật hệ thống cơng nghệ thơng tin trong hoạt động ngân hàng; Thông tư số 29/2011/TT-NHNN ngày 21/9/2011 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet, dịch vụ ngân hàng qua di động. Ngày 16/3/2017, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 328/QĐ-NHNN thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc về lĩnh vực Fintech của NHNN nhằm xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech của Việt Nam ra đời và phát triển, đồng thời xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển Fintech tại Việt Nam phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ.

d. Pháp lý về thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về TTKDTM, trong đó quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của NHNN về hoạt động TTKDTM, thông tin báo cáo và bảo mật thông tin, tổ chức vận hành hệ thống thanh toán, giám sát các hệ thống TTKDTM, trong đó áp dụng với dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Đến 28/10/2021, Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển thanh tốn

khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, NHNN là đơn vị

chịu trách nhiệm ban hành Kế hoạch thực hiện triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của NHNN theo Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)