Đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 94 - 119)

3.4 Kiến nghị

3.4.2 Đối với các cơ quan quản lý

Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho sự phát triển và giám sát dịch vụ tài chính – ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu và tạo thuận lợi cho chuyển đổi số.

Hiện nay, ngành Ngân hàng và Chính phủ Việt Nam đang khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để xây dựng ngân hàng số, với mục tiêu là tạo ra sân chơi lành mạnh, bình đẳng và an tồn cho các bên tham gia thị trường và làm cho người dân được tiếp cận dễ dàng các dịch vụ tài chính ngân hàng, để tất cả mọi người đều được tiếp cận với tiến trình chuyển đổi số của ngân hàng. Việc xây dựng quy

định phải tiến hành một cách đồng bộ từ cấp pháp lý cao nhất là các văn bản Luật cho đến các quy định chi tiết về thẩm quyền của cơ quan quản lý trực tiếp. Một số quy định cụ thể có thể xem xét đến là: Ứng dụng cơng nghệ số trong hoạt động thanh toán (TTKDTM, thanh toán trong nước, xun biên giới); tự động hóa quy trình cho vay của NHTM đối với khách hàng; tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ số (Blockchain, Cloud, Big data, AI/ML); thu thập, khai thác, xử lý, chia sẻ dữ liệu khách hàng với bên thứ ba; giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (e-KYC); cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt hoạt động cơng nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Fintech Sandbox); nghiên cứu về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng các thành tựu cơng nghệ mới để áp dụng vào các mơ hình giao dịch mới trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có hệ thống khung pháp lý được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với một số vấn đề phát sinh khi triển khai thực tế. Điển hình như việc ứng dụng các cơng nghệ AI trong xây dựng các thuật toán sẽ phát sinh các giao dịch tần suất cao, công nghệ Big data, công nghệ di động cũng phát sinh dịch vụ tài chính mới như phân tích đầu tư, giao dịch qua thiết bị di động, thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, hỗ trợ báo cáo tuân thủ. Do đó khung pháp lý liên quan đến việc quản lý, giám sát các phát sinh cũng như là các thay đổi là một vấn đề cần quan tâm.

Ngoài ra, dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất trong việc triển khai trí tuệ nhân tạo, hướng tới chuyển đổi số tồn diện hoạt động ngân hàng. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia với những quy định chặt chẽ cho phép các ngân hàng có thể truy cập vào hệ thống dữ liệu căn cước công dân; xây dựng các tiêu chuẩn về dữ liệu để hướng tới việc kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu trong và ngoài ngành.

Thứ hai, thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chuyển đổi số

Vấn đề về nhân lực là vấn đề không dễ giải quyết, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao đang diễn ra ngày càng gay gắt. Dù Việt Nam vẫn đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tốc độ già hoá dân số đang tăng nhanh, địi hỏi phải vừa có chính sách để thích ứng, đồng thời tập trung nguồn nhân

lực vàng cho phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác đào tạo và tạo thuận lợi để nguồn nhân lực trẻ nhanh chóng được tiếp cận với cơng nghệ hiện đại nhằm số hóa các hoạt động của ngân hàng.

Với tình trạng thiếu hụt đội ngũ kỹ sư công nghệ ngân hàng, những người vừa có trình độ cao về kỹ thuật công nghệ vừa am hiểu trong lĩnh vực ngân hàng thì giải pháp trước mắt là các ngân hàng cần có chế độ đãi ngộ tốt hơn để giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng. Ngồi ra, cần có chính sách bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực khi tiến hành chuyển đổi số. Phải xây dựng được môi trường làm việc đổi mới, sáng tạo cùng với các biện pháp khuyến khích các tư duy đột phá và đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng. Trong dài hạn, giải pháp bền vững để giải quyết sự khan hiếm các kỹ sư cơng nghệ ngân hàng đó chính là phải đầu tư và phát triển lĩnh vực giáo dục, đào tạo riêng đối với lĩnh vực công nghệ ngân hàng trình độ cao bằng cách thử nghiệm thay đổi mô thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Có sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngân hàng và cơ sở đào tạo để việc đào tạo đáp ứng đúng với nhu cầu thực tế của các ngân hàng.

Thứ ba, chú trọng, tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn, giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong hoạt động chuyển đổi số.

Bên cạnh các tiện ích, việc ứng dụng các cơng nghệ mới như Blockchain, Big data cũng phát sinh những vấn đề về bảo mật. Công nghệ Blockchain cho phép mỗi thành viên trong mạng được lưu một bản sao sổ kế tốn ghi chép lại lịch sử giao dịch, do đó vấn đề đặt ra trong mơ hình này là vấn đề bảo mật, quyền riêng tư của các bên tham giao dịch có thể bị xâm phạm. Trong khi đó, cơng nghệ Big data cho phép thu thập, lưu trữ, sắp xếp, phân tích các loại dữ liệu như thị trường, khách hàng, giao dịch thì rủi ro về bảo mật thơng tin cũng là vấn đề đặt ra khi áp dụng công nghệ này cho hoạt động ngân hàng với các thông tin, dữ liệu nhạy cảm về giao dịch của khách hàng. Các ngân hàng cũng cần thường xuyên nâng cấp, cập nhật hệ thống, các ứng dụng ngân hàng số để từng bước “lắp đầy” các khoảng trống bảo mật mà các đối tượng tội phạm có thể lợi dụng để tấn công. Đồng thời, thường xuyên thông báo, nhắc

nhở, cảnh giác khách hàng với các thủ đoạn lừa đảo, đánh cắp thông tin qua mạng viễn thông của các đối tượng tội phạm.

Thứ tư, xây dựng cơ chế, chính sách, tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi nhằm khuyến khích, thu hút các cơng ty Fintech, Bigtech tham gia đầu tư vào Việt Nam.

Sự tham gia của các Fintech, Bigtech lớn vào thị trường Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng có cơ hội tiếp cận với các cơng nghệ mới một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Các Fintech, Bigtech với nền tảng sẵn có về cơng nghệ, trình độ kỹ thuật của mình sẽ là sự hỗ trợ rất lớn trong phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số tại Việt Nam. Đồng thời, đội ngũ nhân lực cho chuyển đổi số cũng sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia công nghệ, chuyên gia tài chính của các Fintech, Bigtech. Ngoài ra, các Fintech, BigTech sẽ giúp gia tăng các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam với các dịch vụ ví điện tử liên kết thanh tốn với các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việt Nam có nhiều tiềm năng lớn để phát triển các dịch vụ ngân hàng số. Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã và đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức chiến lược, trong mơ hình kinh doanh, vận hành nghiệp vụ và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh CMCN 4.0 và nền kinh tế số. Các NHTM, các cơ quan quản lý tại Việt Nam đã tích cực, chủ động nghiên cứu, triển khai đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển hoạt động ngân hàng số trên nền tảng ứng dụng công nghệ, phân tích dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm khách hàng. Bên cạnh đó, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số được xem là chìa khóa thành cơng trong việc cải thiện năng lực của các ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự phát triển của kinh tế tri thức hiện đại.

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI

Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các

Ngân hàng thương mại Việt Nam”, người viết nhận thấy rằng, bên cạnh những kết

quả đạt được thì hoạt động chuyển đổi số ở các ngân hàng hiện cũng đang gặp phải một số khó khăn, thách thức khiến cho tiến độ thực hiện có phần chậm lại. Những năm gần đây, chuyển đổi số trong nền kinh tế và trong hoạt động ngân hàng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với những mục tiêu trọng tâm, cụ thể nhưng hoạt động chuyển đổi số ở các NHTM chỉ mới được triển khai ở những giai đoạn đầu và chưa có một ngân hàng số đích thực nào được xây dựng. Tuy vậy, chuyển đổi số là một chiến lược trong dài hạn của các ngân hàng, cần có lộ trình và sự chuẩn bị, đầu tư bài bản, thận trọng từ hạ tầng công nghệ đến nguồn nhân lực, công tác quản trị. Hiện nay, tiềm năng chuyển đổi số tại Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng với số lượng người dân được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng cao. Cùng với “chất xúc tác Covid-19” đã định hình lại thói quen của người tiêu dùng với xu hướng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ trực tuyến.

Với quan điểm, nhận định khách quan về tình hình chuyển đổi số ở các NHTM Việt Nam, đề tài đã đề xuất một số giải pháp đối với các NHTM, cũng như đã đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý với mong muốn ngày càng hồn thiện về thể chế, chính sách, mơi trường cho hoạt động chuyển đổi số ở các ngân hàng, góp phần thực hiện theo đúng các mục tiêu của Chiến lược chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 mà Chính phủ đã đặt ra. Những giải pháp, kiến nghị đưa ra có thể chưa giải quyết được hết các vấn đề mà các ngân hàng đang gặp phải trong tiến trình chuyển đổi số nhưng người viết hy vọng sẽ mang đến cho các ngân hàng, các cơ quan quản lý thêm một cơ sở tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số trong thời gian tới. Với tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững, cùng với sự cải thiện đáng kể năng lực tài chính của các ngân hàng, hệ thống NHTM Việt Nam đang ngày càng hòa nhập và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để trong thời gian tới, ngành Ngân hàng nói chung sẽ hoàn thành được nhiệm vụ chuyển đổi số, các NHTM sẽ thành công trong việc xây dựng và phát triển một ngân hàng số tồn diện cho riêng mình.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 1. Hạn chế của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm cả hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên, đối với các Ngân hàng này, việc công bố công khai các thông tin, tài liệu, báo cáo có liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình chuyển đổi số nói riêng cịn hạn chế. Do đó, người viết chưa tiếp cận được các thơng tin cần thiết để có cơ sở đưa ra được nhận xét, đánh giá.

Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại vì mục tiêu lợi nhuận, nền tảng khách hàng là một yếu tố quan trọng có tác động đáng kể đến tình hình hoạt động của ngân hàng nói chung, và trong hoạt động chuyển đổi số nói riêng. Tuy nhiên, đề tài chưa thực hiện đánh giá tác động của yếu tố khách hàng đến chuyển đổi số của các ngân hàng.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đây là một phạm vi rộng lớn, bao quát toàn ngành nên đề tài chỉ dừng lại ở mục tiêu tổng quan về thực trạng chuyển đổi số nói chung, chưa đi sâu phân tích, đánh giá đối với từng vấn đề cụ thể trong chuyển đổi số. Một phần là do khó khăn của người viết trong việc tiếp cận các thông tin về chiến lược chuyển đổi số tại một số Ngân hàng thương mại cụ thể tại Việt Nam. Do đó, các giải pháp, kiến nghị của đề tài cịn mang tính khái quát chung, chưa đi sâu vào giải quyết được các vấn đề cụ thể phát sinh trong thực tế chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại.

2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Kết quả nghiên cứu của đề tài mặc dù còn tồn tại một số hạn chế và chưa giải quyết triệt để vấn đề cần nghiên cứu. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ sở để người viết có thể định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo mà trọng tâm sẽ là các vấn đề về:

- Nghiên cứu mức độ chuyển đổi số của các Ngân hàng thương mại nước ngoài và liên doanh so với các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Nghiên cứu chiến lược chuyển đổi số tại một Ngân hàng thương mại điển hình tại Việt Nam.

- Nghiên cứu việc áp dụng các công nghệ mới của Ngân hàng thương mại trong chuyển đổi số, điển hình là các cơng nghệ: chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI),…và tính ứng dụng của các cơng nghệ mới này trong thực hiễn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Nghiên cứu về vị trí hạt nhân, tầm ảnh hưởng của chuyển đổi số ngân hàng trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt:

Anh Minh. (2021). Chuyển đổi số ngân hàng gặp nhiều thách thức. Truy cập

tại: https://baochinhphu.vn/chuyen-doi-so-ngan-hang-gap-nhieu-thach- thuc-102289726.htm.

Bảo Bình. (2021). Quản lý ngân hàng số: thế giới đang làm như thế nào?. Truy cập tại: https://ictvietnam.vn/quan-ly-ngan-hang-so-the-gioi-dang-lam- nhu-the-nao-20211026173440406.htm.

Bộ Thông tin và Truyền thông. (2021). Báo cáo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số

của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020, tr. 15 – tr. 17.

Bộ Thông tin và Truyền thông. (2021). Cẩm nang chuyển đổi số, NXB Thông tin và Truyền thông, tr. 21 - tr. 39.

Bộ Thông tin và Truyền thông. (2021). Những câu chuyện về chuyển đổi số, tr. 18.

Đặng Hoài Linh. (2021). Triển khai ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và bài

học thực tiễn Việt Nam. Truy cập tại: https://tapchinganhang.gov.vn/trien-

khai-ngan-hang-so-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-thuc-tien-viet- nam.htm.

Đỗ Quang Trị. (2021, ngày 18 tháng 02). Phát triển dịch vụ ngân hàng số ở Việt

Nam. Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-dich-

vu-ngan-hang-so-o-viet-nam-78706.htm.

Đỗ Thị Kim Hảo và Nguyễn Thị Việt Hà. (2021). Chuyển đổi số: Xu hướng đổi

mới sáng tạo tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo

Khoa học cấp ngành về Tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tr. 3 – tr. 13.

Lê Anh Tú. (2022). Phát triển hệ thống ngân hàng lõi trong lĩnh vực ngân hàng. Truy cập tại: https://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-he-thong-ngan- hang-loi-trong-linh-vuc-ngan-hang.htm.

Lê Thị Kim Huệ. (2021). Xu hướng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp ngành về Tăng cường năng lực đổi

mới sáng tạo tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tr. 126 – tr. 131. Lê Thị Thùy Vân. (2021). Chuyển đổi số và những vấn đề đặt ra trong phát

triển dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. Truy cập tại:

https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/chuyen-doi-so-va-nhung-van-de-dat- ra-trong-phat-trien-dich-vu-tai-chinh-ngan-hang-o-viet-nam-

344933.html.

Linh, T. (2020). Phát triển công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Truy cập tại: https://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-cong-nghe-so- trong-linh-vuc-ngan-hang-tai-chinh.htm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 94 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)