Trên thế giới, hoạt động chuyển đổi số đã và đang diễn ra vơ cùng mạnh mẽ, điều này địi hỏi các quốc gia cần phải có các chính sách để thích ứng với sự phát triển của ngân hàng số. Phần lớn các chính sách đều tập trung cải cách đối với các quy định hiện hành và xây dựng, ban hành khung pháp lý mới theo 03 nhóm chính gồm: Chính sách về giao dịch điện tử và định danh điện tử, Chính sách về dữ liệu và an tồn thơng tin và Chính sách về thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
a. Chính sách về giao dịch điện tử và định danh điện tử:
Giao dịch điện tử và định danh điện tử đã trở nên phổ biến rộng rãi trên tồn thế giới. Chính vì vậy, các quốc gia ln quan tâm và cập nhật các quy định riêng về việc công nhận giá trị của giao dịch điện tử và chữ ký điện tử, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ mới phát triển mạnh mẽ nhằm tạo hành lang pháp lý để các tổ chức kinh doanh (trong đó có các ngân hàng) có thể khai thác và ứng dụng. Ngoài ra, trong hoạt động ngân hàng, để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, các quốc gia đã ban hành các quy định cho phép các ngân hàng được kết nối và khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để phục vụ cho việc định danh, xác minh danh tính khách hàng. Từ đó rút ngắn đáng kể thời gian trong quá trình thực hiện các giao dịch, cũng như giảm thiểu đáng kể các rủi ro về giả mạo, mạo danh.
Trên thế giới có đến 82% các quốc gia và vùng lãnh thổ (tương ứng với 158 nước) đã ban hành các quy định về giao dịch điện tử (UNCTAD, 2020). Một số quy định về giao dịch điện tử và định danh định tử ở một số quốc gia trên thế giới có thể
kể đến như: Đạo luật về chữ ký điện tử (E-SIGN) của Mỹ đã được hợp pháp hóa từ năm 2000, cơng nhận chữ ký điện tử trên các tài liệu và hợp đồng có tính pháp lý ngang bằng chữ viết tay. Tại Anh, Luật về chữ ký điện tử được ban hành năm 2002, quy định các giao dịch và hợp đồng trực tuyến phải có chữ ký điện tử. Tại Châu Âu, Luật về các dịch vụ định danh và xác thực điện tử (eIDAS) được thực hiện từ năm 2016 quy định về chữ ký điện tử trong các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Tại Singapore, từ năm 2003, các ngân hàng được phép khai thác, sử dụng dữ liệu để xác thực, định danh khách hàng hoàn toàn bằng phương thức điện tử thông qua Hệ thống truy cập thơng tin cá nhân quốc gia (SingPass).
b. Chính sách về dữ liệu và bảo đảm an ninh, an toàn:
Trong thời kỳ chuyển đổi số, vấn đề bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng trở nên cực kỳ quan trọng và cũng đặt ra thách thức rất lớn đối với các ngân hàng trong cơng tác triển khai thực hiện vì trong thế giới số hiện nay, dữ liệu có thể được thu thập ở bất cứ mọi nơi qua bất cứ kênh nào nên rủi ro rất lớn và khó kiểm sốt. Do đó, các chính sách về dữ liệu người dùng đóng vai trị quan trọng trong chiến lược thúc đẩy ngân hàng số của các ngân hàng, là nền tảng để các ngân hàng ban hành các quy định về triển khai cơng nghệ điện tốn đám mây để ứng dụng vào xử lý dữ liệu. Bên cạnh đó, việc phát triển hạ tầng cơng nghệ và các chính sách về an tồn thơng tin là nhiệm vụ mà các ngân hàng phải thực hiện một cách thường xuyên và liên tục để đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ người tiêu dùng số.
Chính sách về cơng nghệ điện toán đám mây (Cloud computing): Điện toán
đám mây trở thành một công cụ mạnh mẽ trong lưu trữ và chia sẽ dữ liệu, ngày càng được rất nhiều các tổ chức lựa chọn. Chính vì vậy, cơ quan quản lý tại các nước cũng đã ban hành nhiều quy định có liên quan để khuyến khích các ngân hàng ứng dụng cơng nghệ này. Hiện nay, một số quốc gia có các nhà cung cấpm dịch vụ trên nền tảng đám mây phát triển mạnh là Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại Đơng Nam Á, Chính phủ các nước cũng đã tích cực ban hành các quy định để khuyến khích, hướng dẫn khai thác các dịch vụ đám mây để ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh. Điển hình tại Thái Lan, các tổ chức tài chính được phép thuê các dịch vụ như điện toán đám mây từ các nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài theo quy định số 19-2559 ban hành
ngày 01/9/2017 bởi Ngân hàng Trung ương. Còn tại Singapore, đối với các dịch vụ thuê ngoài như điện tốn đám mây, khơng bắt buộc dữ liệu phải được lưu trữ trong lãnh thổ Singapore.
Chính sách về quyền riêng tư: Phần lớn các nước đều có quy định về quyền
riêng tư đối với các dữ liệu cá nhân, theo đó chính người dùng cuối là người có quyền quyết định việc có chia sẽ hay khơng các dữ liệu của mình. Một số quy định cụ thể tại các nước như: Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) 2016/679 của Liên minh Châu Âu ban hành năm 2016, quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cho tất cả các cá nhân trong Liên minh châu Âu và Khu vực kinh tế châu Âu. Đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Singapore ban hành năm 2012, áp dụng cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Singapore, kể cả khi dữ liệu cá nhân được chuyển ra nước ngoài để xử lý. Tại Malaysia, Đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành năm 2010, quy định việc thu thập, lưu giữ dữ liệu cá nhân trong các giao dịch thương mại. Tại Mỹ, Đạo luật Dodd – Frank được thông qua năm 2018 quy định về bảo vệ người tiêu dùng nhằm giảm thiểu các rủi ro trong hệ thống tài chính.
c. Chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo:
Đổi mới sáng tạo ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng trong tương lai. Do đó, các quốc gia hiện đang chú trọng đến việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các môi trường kinh doanh, đổi mới sáng tạo về tư duy và đổi mới sáng tạo về cơ chế, chính sách. Trong hoạt động ngân hàng, với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số cùng với sự tham gia ngày càng nhiều của Fintech khiến cho việc quản lý các hoạt động tài chính trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, trong ban hành chính sách, một số quốc gia đã mạnh dạn áp dụng các khung quản lý thử nghiệm có kiểm sốt đối với hoạt động Fintech (Fintech Regulatory Sandbox) trước khi đưa ra những ràng buộc, yêu cầu nhất định phải đáp ứng. Điển hình như tại Thái Lan áp dụng từ tháng 09/2016, Malaysia tháng 10/2016 và Singapore áp dụng từ tháng 11/2016. Ngoài hoạt động của các Fintech, một số quốc gia cũng đã có cơ chế cho phép các tổ chức không phải là ngân hàng (Non-banks) tham gia các hoạt động ngân hàng, trong đó ưu tiên cho phát triển các dịch vụ thanh toán bằng tiền điện tử (e- Money). Bên cạnh đó, các hoạt động cấp phép đối với ngân hàng số ngày càng có
tính mở cao hơn, nhanh chóng và thuận tiện hơn để thu hút các tổ chức có nhu cầu tham gia vào, điển hình tại một số quốc gia như Singapore; Hàn Quốc, Malaysia, Philippines,…