Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Tống Hữu Lượng-TCNH27A (Trang 81 - 85)

Trong quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng truyền thống hiện nay, cũng như việc xây dựng một ngân hàng số đang gặp phải một số tồn tại và hạn chế về cả nhân lực, tài lực và hành lang pháp lý.

Thứ nhất, hạn chế về nguồn nhân lực để triển khai chuyển đổi số:

Công nghệ không ngừng phát triển, để khơng bị lạc hậu, các ngân hàng cần nhanh chóng bắt kịp với các công nghệ mới như Big data, AI, IoT hay Blockchain. Do vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển ngân hàng số, các ngân hàng cũng cần có một đội ngũ nhân lực có khả năng nắm bắt và cập nhật liên tục các công nghệ mới. Đội ngũ nhân lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số ở các ngân hàng không chỉ là những người thông thạo về nghiệp vụ ngân hàng mà cịn phải có năng lực, kỹ năng CNTT ở mức cao để có thể theo kịp những tiến bộ của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực để thực hiện chuyển đổi số ở các ngân hàng Việt Nam hiện vẫn cịn rất ít và đang dần trở nên khan hiếm hơn, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư, lập trình viên với chun mơn cao, tay nghề giỏi.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nguồn nhân lực có chun mơn về kỹ thuật tại Việt Nam hiện còn tương đối thấp so với các nước trên thế giới và đối với nhân lực về chuyển đổi số ngân hàng thì lại càng khan hiếm hơn. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thơng, tính trên tổng lao động của nền kinh tế thì tỷ lệ lao động kỹ thuật tại Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ đạt hơn 1%, con số này thấp hơn rất nhiều so với Mỹ (4%), Hàn Quốc (2,5%) và Ấn Độ (1,78%). Do đó vấn đề về số lượng nhân sự cho chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam là một thách thức lớn. Không chỉ vậy, chất lượng nhân sự cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi mà các chương trình đào tạo tại Việt Nam hiện đang không theo kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của các cơng nghệ mới.

Ngồi ra, các ngân hàng chưa xác định rõ tầm nhìn về chuyển đổi số ngân hàng và mối liên hệ với chiến lược kinh doanh nên chưa xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể, nhất là phân bổ nguồn lực phù hợp để đầu tư cho công nghệ mới và nguồn nhân lực thích ứng với chuyển đổi số.

Thứ hai, hành lang pháp lý để phát triển ngân hàng số chưa hoàn thiện:

Để phát triển ngân hàng số, Chính phủ cần có các quy định pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi và tăng tính minh bạch, hợp pháp cho sự phát triển của ngân hàng số. Ở Việt Nam hiện nay, các quy định pháp lý thường đi sau sự phát triển của công nghệ mới nên đã ảnh hưởng đến sự ứng dụng công nghệ cao trong các ngân hàng, đó là chưa kể đến các rủi ro pháp lý mà các ngân hàng có thể gặp phải. Việt Nam hiện nay đang có quá nhiều khoảng trống trong hành lang pháp lý để phát triển và xây dựng ngân hàng số. Các quy định hiện nay chỉ mới tập trung vào các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt như về chứng thực chữ ký số, xác định danh tính khách hàng; các quy định về bảo mật thông tin khách hàng, về quản lý thông tin giao dịch tài khoản cịn nhiều hạn chế. Ngồi ra, việc thiếu hụt các hành lang pháp lý cho các cơng ty cơng nghệ tài chính (Fintech) cũng đang tạo áp lực đến sự phát triển của ngân hàng số. Trong khi các ngân hàng đang chịu nhiều ràng buộc pháp lý để đảm bảo an toàn hệ thống thì các quy định về pháp luật đối với các công ty Fintech lại chưa đầy đủ. Điều này đã tạo ra sự mất công bằng trong cạnh tranh giữa các công ty Fintech và các tổ chức dịch vụ tài chính truyền thống mà chủ yếu là các NHTM.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ kết nối chưa đồng bộ, chuẩn hóa:

Chiến lược đầu tư hạ tầng cơng nghệ cho nền tảng tài chính cịn chậm và chưa đồng bộ, tính chia sẻ dữ liệu giữa các lĩnh vực với nhau còn nhiều bất cập. Độ mở của cơ sở dữ liệu quốc gia còn hạn chế, chưa chia sẽ và cấp quyền truy cập cho các bên thứ ba được khai thác theo thẩm quyền được duyệt. Do đó, các ngân hàng vẫn phải tự tự thu xếp, tìm kiếm và tạo lập nguồn dữ liệu cho riêng mình.

Thứ tư, các nền tảng ứng dụng ngân hàng số chưa được tối ưu:

Một số ứng dụng ngân hàng số trên thiết bị di động còn tồn tại một số khuyết điểm như giao diện người dùng chưa tối ưu; tốc độ xử lý các giao dịch còn chậm; thường xuyên phát sinh các lỗi do bảo trì hệ thống; chưa kịp cập nhật để tương thích với kế hoạch nâng cấp hệ điều hành của các nhà cung cấp dịch vụ; các tiện ích trên ngân hàng số mặc dù đa dạng nhưng vẫn cịn hạn chế đối với các nhu cầu về tín dụng

của khách hàng (phần lớn các nhu cầu về tín dụng phải đến trực tiếp chi nhánh để thực hiện).

Thứ năm, tội phạm công nghệ ngân hàng:

Nhóm ngành tài chính, ngân hàng ln là mục tiêu tấn công hàng đầu của tội phạm công nghệ cao với phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản, gây mất an ninh, an tồn khơng gian mạng. Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng trong khu vực nên đã trở thành mục tiêu tấn cơng có chủ đích của tội phạm cơng nghệ cao, nhằm vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và ngành tài chính, ngân hàng thường là mục tiêu tấn cơng thường xun của các đối tượng. Tình trạng lộ lọt dữ liệu khách hàng như thông tin cá nhân, thông tin tài khoản qua mạng Internet tại Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều. Trong năm 2021 có tới gần 100 triệu lượt dữ liệu của người dùng Internet Việt Nam bị lộ trên không gian mạng và hơn 100 nghìn tài khoản, mật khẩu người dùng đã bị rao bán tại “chợ đen” trên mạng. Thậm chí hệ thống nội bộ trọng yếu của các cơ quan, tổ chức cũng bị lộ lọt thông tin tài khoản, mật khẩu trên không gian mạng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thời gian vừa qua, ngành Ngân hàng đã có nhiều kế hoạch hành động cho mục tiêu chuyển đổi số, các NHTM Việt Nam đã có sự quan tâm và đầu tư khơng ít cho chuyển đổi số, phần lớn đều tập trung phát triển ngân hàng số trên nền tảng ứng dụng di động, bên cạnh việc ứng dụng, tích hợp các cơng nghệ mới vào hệ thống hoạt động của mình. Hoạt động chuyển đổi số ngân hàng đã được thúc đẩy mạnh mẽ và cũng dần gặt hái được một số thành công nhất định, tuy nhiên, việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam vẫn chưa đồng bộ. Trên thực tế, chuyển đổi số ngân hàng là một q trình phức tạp hơn rất nhiều, khơng chỉ được thể hiện trên sự thay đổi ở các ứng dụng ngân hàng số mà địi hỏi các ngân hàng phải có chiến lược thay đổi toàn diện hoạt động kinh doanh một cách bền vững và theo đuổi lâu dài. Phần lớn các ngân hàng tại Việt Nam khơng gặp nhiều khó khăn trong việc số hố các kênh phân phối qua việc đầu tư đẩy mạnh phát triển các ứng dụng ngân hàng số. Tuy nhiên, để trở thành một ngân hàng số thật sự, bên cạnh việc ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới, các NHTM Việt Nam cần có kế hoạch hành động cho các giai đoạn tiếp theo của tiến trình chuyển đổi số, đó là việc thay đổi hệ thống, thay đổi quy trình và văn hóa tổ chức của chính mình.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tống Hữu Lượng-TCNH27A (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w