Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tống Hữu Lượng-TCNH27A (Trang 78 - 81)

a. Tối ưu hóa hoạt động ngân hàng nhờ chuyển đổi số:

Mặc dù gây ra rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế cũng như là cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong thời gian vừa qua nhưng đại dịch Covid-19 được xem như là một cú kích thích thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số trong nền kinh tế nói chung và trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam nói riêng. Việc lựa chọn bước đi số hóa trong thời kỳ kinh tế còn nhiều biến động đã giúp các ngân hàng tiết giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện đáng kể khả năng sinh lời.

Một trong những kết quả tích cực nhất đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng tài khoản cá nhân (mà chủ yếu là tài khoản mở trực tuyến bằng e-KYC), theo thống kê, trong vòng gần 10 tháng của năm 2021 (từ tháng 03/2021 đến tháng 11/2021, thời điểm giãn cách vì dịch Covid-19), có đến hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở theo phương thức định danh điện tử. Kết quả này đã chứng minh cho số liệu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của các NHTM liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua (năm 2021, tại Techcombank là 50,4%, MBBank là 48,7% và VCB là 35,7%). Gia tăng tỷ lệ CASA là mục tiêu mà rất nhiều ngân hàng đang hướng đến nhằm giảm chi phí huy động vốn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, cải thiện đáng kể khả năng sinh lời.

Ngoài ra, thông qua ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, chuyển đổi số cũng giúp các ngân hàng giảm đáng kể tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR), qua đó lợi nhuận được cải thiện. Theo thống kê, phần lớn các NHTM tại Việt Nam đều ghi nhận CIR giảm so với giai đoạn trước, trung bình CIR của các ngân hàng ở mức khoảng 40%. Đơn cử như tại VPBank, năm 2021, tổng thu nhập hoạt động tăng 13,5% với giá trị 44,3 nghìn tỷ đồng; trong khi chi phí hoạt động giảm 6% giúp cho CIR giảm còn 24,2%. Đây là tỷ lệ được ghi nhận thấp nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam trong năm 2021 (VPBank, Báo cáo thường niên 2021). Và như đã phân tích ở trên, VPBank chính là một trong những ngân hàng có nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động ngân hàng số trong năm 2021.

Nhờ tích cực chuyển đổi số, các NHTM Việt Nam cũng có sự thích nghi nhanh chóng với bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Mặc dù trải qua thời gian giãn cách kéo dài nhưng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khơng bị đình trệ, ngược lại còn gia tăng mạnh với các nhu cầu giao dịch trực tuyến. Nhờ vậy, ngân hàng tiết kiệm được một phần lớn các chi phí quản lý, góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các nền tảng giao dịch trên kênh số của các ngân hàng đã mang lại nhiều kết quả tích cực, điển hình như tại MBBank, tỷ lệ khách hàng giao dịch trên kênh số chiếm đến 92%, còn tại TPBank, tỷ lệ giao dịch trên kênh số là 90% hay VPBank đạt đến gần 98%.

b. Chuyển đổi số đóng góp tích cực vào hiệu quả phát triển kinh tế:

Tại Việt Nam, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể tiến xa hơn trên con đường chuyển đổi số. Đó là dân số trẻ, các giải pháp cơng nghệ, hạ tầng viễn thơng 3G, 4G phủ sóng gần như toàn quốc và số người sử dụng điện thoại di động cao. Trước đây, tỷ lệ đón nhận số hóa của Việt Nam cịn khá thấp vì người dân chưa nhìn thấy lý do thơi thúc họ phải đăng ký dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet bởi mọi người vẫn còn đang chấp nhận quy trình sử dụng giấy tờ và chữ ký sống. Tuy nhiên, từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, người dân đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của các ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ trên mạng Internet, đồng thời các ngân hàng cũng đã lên kế hoạch ứng dụng dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), API trong hoạt động kinh doanh của mình một cách mạnh mẽ và tồn diện hơn. Có thể thấy rằng, đại dịch Covid-19 như một yếu tố giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến độ số hóa nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Do đó, mỗi ngân hàng cần tiếp tục đầu tư để đáp ứng những nhu cầu liên tục thay đổi của khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng cần hỗ trợ thêm những người dân còn tâm lý e ngại thay đổi và lo lắng về an tồn trên khơng gian mạng. Trong tương lai chuyển đổi số sẽ là động lực quan trọng giúp phục hồi và phát triển kinh tế, khi đó ngân hàng sẽ đóng vai trị lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

c. Chuyển đổi số đáp ứng các nhu cầu của người dùng trong thời đại mới:

Xu hướng thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã gia tăng chóng mặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài gần hai năm qua. Các NHTM cũng đã nhanh chóng bắt kịp

xu hướng này với hàng loạt các tiện ích được nâng cấp, xây dựng mới trên nền tảng ngân hàng số nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẽ, hiện đại. Trước sự phát triển của công nghệ trong thời đại CMCN 4.0, nhu cầu của người dùng các dịch vụ ngân hàng ngày càng cao hơn, đặc biệt là đối với các dịch vụ số và số hóa ngân hàng sẽ giúp đáp ứng mọi nhu cầu trong thời đại mới.

Một nghiên cứu của Visa (2021) về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2021 đối với hơn 6.500 người tham gia tại 08 quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á (trong đó có Việt Nam) cho thấy: Tại Việt Nam, từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhu cầu thanh tốn bằng tiền mặt có xu hướng giảm và sẽ giảm đáng kể hơn nữa trong thời gian tới. Nguyên dân dẫn đến thay đổi này là do sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức TTKDTM, mà theo các phương thức này, nhu cầu thanh toán của người dùng được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi hơn, đồng thời giảm nguy cơ tiếp xúc trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp. Còn theo một khảo sát của Visa (2021), ít nhất 65% người tiêu dùng lựa chọn giảm lượng tiền mặt mang theo bên mình và thay vào đó là việc sử dụng thẻ và các phương thức thanh tốn khơng tiếp xúc cho nhu cầu thanh tốn của mình.

Cịn theo thống kê của NHNN, gần đây, tốc độ tăng trưởng của thanh tốn thơng qua các thiết bị di động tăng mạnh cả về số lượng, lẫn giá trị với mức tăng trung bình đạt lần lượt là 90% và 150%. Một số NHTM có lượng giao dịch trên kênh số chiếm đến hơn 90%. Bên cạnh đó, các NHTM cũng khơng ngừng việc nâng cấp, mở rộng hệ sinh thái số với nhiều hình thức thanh tốn số có tính kết nối giữa dịch vụ ngân hàng với hầu hết các dịch vụ số khác trong nền kinh tế như dịch vụ công, bảo hiểm xã hội, nộp thuế điện tử,…mang đến cho người tiêu dùng một không gian số mới mẻ và đầy tiện lợi trong các nhu cầu giao dịch hằng ngày. Như vậy, chính các thay đổi về hành vi của người tiêu dùng sẽ là “chất xúc tác” kích thích các ngân hàng tăng tốc trong tiến trình chuyển đổi số.

Một phần của tài liệu Tống Hữu Lượng-TCNH27A (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w