Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tống Hữu Lượng-TCNH27A (Trang 44 - 47)

1.6 Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số trên thế giới

1.6.2 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam thuộc vào nhóm các thị trường mới nổi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà sự thành công của các ngân hàng số đã nắm giữ đến 60% thị phần về thanh toán kỹ thuật số (chủ yếu tại Trung Quốc và Ấn Độ). Sự thành công này chủ yếu là do có cơ cấu dân số trẻ, hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thơng hồn thiện, sự phát triển của thương mại điện tử và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ đối với các giao dịch kỹ thuật số (Wewege et al., 2020). Từ thực tiễn và kinh nghiệm của một số

quốc gia trên thế giới trong phát triển ngân hàng số, Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các chính sách thúc đẩy phát triển ngân hàng số, trong đó, một số bài học kinh nghiệm có thể xem xét đến là:

Thứ nhất, từ kinh nghiệm của Singapore hay Trung Quốc thì vai trị của cơ

quan quản lý là vô cùng quan trọng trong việc tổ chức, triển khai, định hướng, thúc đẩy các ngân hàng số phát triển với việc xây dựng một khung pháp lý và các chính sách kịp thời, đồng bộ. Bên cạnh đó, việc nhận định, đánh giá tiềm năng phát triển ngân

hàng số cũng là một tiền đề quan trọng để Chính phủ Việt Nam đưa ra chiến lược và kế hoạch phát triển phù hợp.

Thứ hai, cần thiết phải định hình một khung ngân hàng số chung để triển khai

trên toàn hệ thống NHTM, tránh tình trạng mỗi NHTM tự triển khai theo một khung, mơ hình riêng gây khó khăn trong cơng tác kiểm soát và quản lý. Khung ngân hàng số phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới về công nghệ, khả năng triển khai trên thực tế, tính khả thi trong tiếp cận và phục vụ khách hàng.

Thứ ba, ngân hàng số phải được xây dựng theo mơ hình rõ ràng, chuyên

nghiệp phù hợp năng lực vận hành, quản lý của các NHTM và cơ quan quản lý, cũng như là xu hướng phát triển trong khu vực và trên thế giới. Các NHTM Việt Nam cần quan tâm đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các Fintech nhằm tận dụng các ưu thế về công nghệ của các đối tác này trong xây dựng mơ hình kinh doanh mới nhằm rút ngắn thời gian tiếp cận với các cơng nghệ mới, mở rộng hệ sinh thái số nhanh chóng.

Thứ tư, các NHTM cần sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hoạt động để xác định rõ

mục tiêu phát triển của từng mảng kinh doanh, từ đó có kế hoạch phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả. Ngồi ra, việc thay đổi văn hóa kinh doanh để phù hợp với các mơ hình kinh doanh mới cũng là một trong những định hướng cần thiết phải thực hiện khi môi trường kinh doanh đang khơng ngừng thay đổi. Bên cạnh đó, bài tốn về nguồn nhân lực là một trong những nút thắt mà các NHTM cần tập trung tháo gỡ để đảm bảo phát triển ngân hàng số là một chiến lược bền vững và lâu dài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với sự bùng nổ của công nghệ dưới tác động của CMCN 4.0, chuyển đổi số nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng trở thành xu hướng tất yếu và ngày càng diễn ra mạnh mẽ trong bối cảnh thói quen của người tiêu dùng thay đổi và môi trường cạnh tranh mới bởi sự xuất hiện của hàng loạt các Fintech và Bigtech tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này buộc các ngân hàng phải bắt tay vào cuộc chạy đua phát triển tài chính tồn diện trên nền tảng số, mà đích đến chính là các ngân hàng số. Ngân hàng số mang đến rất nhiều lợi ích cho các tổ chức kinh doanh tài chính, từ hiệu quả hoạt động đến định vị thương hiệu trên thị trường.

Trong bối cảnh hội nhập tài chính, chuyển đổi số giúp cho các ngân hàng tận dụng được các cơ hội từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các xu hướng chuyển dịch thương mại, đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng với sản phẩm là các ngân hàng số ngày càng trở nên phổ biến và trở thành tiêu chuẩn mà các cơ quan quản lý ở các quốc gia muốn hướng đến với hàng loạt các chính sách, quy định có liên quan được cập nhật, sửa đổi, bổ sung nhằm ủng hộ, thúc đẩy sự đổi mới, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng. Trên thế giới, đã có khơng ít các ngân hàng thành công trong chiến lược chuyển đổi số của mình, tuy nhiên, chuyển đổi số là một quá trình liên tục và khơng ngừng phát triển, do đó, cuộc đua chuyển đổi số ở các ngân hàng vẫn cịn một điểm đích khá dài.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tống Hữu Lượng-TCNH27A (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w