Sự cần thiết phải chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tống Hữu Lượng-TCNH27A (Trang 49 - 51)

Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018 và đến ngày 03/6/2020, tại Quyết định số 749/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam, một số ngành kinh tế quan trọng, trong đó có tài chính - ngân hàng là những lĩnh vực ưu tiên cần thực hiện chuyển đổi số trước. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam được xác định bằng việc xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại,

bền vững, triển khai ứng dụng tồn diện cơng nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, ngân hàng, chứng khoán.

Ngày 11/5/2021, Thống đốc NHNN đã phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN và hoạt động của các TCTD theo hướng hiện đại. Theo đó, Kế hoạch đã nêu rõ:

Đến năm 2025, 100% các dịch vụ công của NHNN đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4; 100% dịch vụ cơng mức độ 4 được tích hợp trên Cổng dịch vụ cơng quốc gia; 90% hồ sơ công việc tại NHNN được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ cơng việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); ít nhất 50% hoạt động kiểm tra, giám sát của NHNN được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của NHNN.

Trong hoạt động của TCTD, ít nhất 50% các nghiệp vụ được thực hiện hồn tồn trên mơi trường số, ít nhất 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh tốn điện tử, ít nhất 70% số lượng giao dịch của khách hàng trên các kênh số (kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng Internet), tỷ lệ quyết định giải ngân, cho vay của NHTM, cơng ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động đạt tỷ lệ tối thiểu 50%, tối thiểu 70% hồ sơ công việc tại TCTD được xử lý và lưu trữ trên môi trường số (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) và ít nhất 60% TCTD có tỷ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030 sẽ có ít nhất 70% hoạt động kiểm tra, giám sát của NHNN được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của NHNN và đối với TCTD sẽ có ít nhất 70% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hồn tồn trên mơi trường số.

Trên thế giới, xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang tác động sâu rộng đến hoạt động thanh toán ngân hàng. Ngành Ngân hàng cần

chú trọng, thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới theo hướng hiện đại, thân thiện với người sử dụng, do đó cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trên cơ sở tận dụng các thành quả của cuộc CMCN 4.0.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi tồn cầu đã có tác động làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng và thúc đẩy các xu hướng sử dụng dịch vụ mới, trong đó có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Đây là cơ hội để các NHTM Việt Nam tập trung khai thác thông qua việc đẩy mạnh phát triển các ứng dụng ngân hàng số đa nền tảng (Internet Banking, Mobile Banking, ví điện tử). Do đó, chuyển đổi số sẽ giúp các NHTM Việt Nam một mặt tận dụng được cơ hội phát triển thêm hệ khách hàng mới, gia tăng doanh số bán hàng và cải thiện hiệu quả kinh doanh, mặt khác sẽ giành được lợi thế trong cuộc đua phát triển ngân hàng số.

Một phần của tài liệu Tống Hữu Lượng-TCNH27A (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w