Khu vực châu Á đã cùng nhau vượt lên và vươn lên mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 và đại dịch Covid-19. Dự báo từ nay đến năm 2030, châu Á tiếp tục là khu vực tăng trưởng nhanh nhất và tỉ trọng đóng góp vào GDP tồn cầu sẽ tăng từ 45% GDP hiện nay lên hơn 50%.
Dựa trên số liệu thu thập được của 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân như sau:
Bảng 4
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP_GR 5.81% 4.56% 5.19% 6.53% 7.03% 7.68% 8.07% 8.85% 5.21% 2.37%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
6.92% 6.19% 5.89% 5.43% 4.92% 4.14% 3.75% 5.02% 4.80% 4.46% -2.97%
Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu thu thập được
Biểu đồ bên dưới cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020 biến động liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 đạt 4,56% và tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt giá trị cao nhất là 8,85% trong cả giai đoạn 2000 – 2020.
Sơ đồ 5
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khu vực Châu Á giai đoạn 2000 - 2020
Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu thu thập được
Biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020 biến động liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 đạt 4,56% và tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt giá trị cao nhất là 8,85% trong cả giai đoạn 2000 – 2020.
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007 là giai đoạn tăng trưởng rực rỡ của Châu Á kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Một số tác động tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn này như sau:
Thứ nhất, q trình tồn cầu hóa từ sau thời kỳ "chiến tranh lạnh" chấm dứt đã
kích thích sự gia tăng mạnh mẽ của nền thương mại thế giới. Từ năm 1990 đến năm 2006, tổng kim ngạch nhập khẩu trên toàn cầu đã tăng hơn 3 lần, từ 3,5 nghìn tỉ lên đến hơn 11,6 nghìn tỉ USD. Năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh hơn 20% so với năm 2006 và đạt gần 1.500 tỉ USD.
Thứ hai, mức độ lưu chuyển dòng vốn tăng. Trên thực tế, cách đây khoảng 40
năm, tất cả các nước đều thực hiện kiểm soát tiền vốn. Phần lớn các biện pháp kiểm soát này hiện đã bị bãi bỏ, trong khi trên thế giới thời điểm đó đã và đang diễn ra một cuộc cách mạng về kỹ thuật truyền thơng, góp phần giảm mạnh chi phí chuyển tiền xun quốc gia.
Thứ ba, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở hầu khắp các nền kinh tế đang phát
triển, đặc biệt là các thị trường mới nổi ở Châu Á. Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997, Châu Á đã tiến hành cuộc cải cách cơ cấu vĩ đại, nhất là về khung pháp lý. Nhiều quốc gia đã thay đổi mạnh mẽ về luật ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, v.v. theo hướng minh bạch hơn, phù hợp với thơng lệ quốc tế. Chính vì vậy, Châu Á đã dư thừa ngoại tệ, cán cân thương mại thặng dư, đặc biệt có sự phối hợp tốt với các định chế tài chính khu vực nhằm ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng mới. Cịn các nền kinh tế Đơng Á đạt được mức tăng trưởng lớn nhất chưa từng có về mức dự trữ ngoại tệ (chỉ tính riêng dự trữ ngoại tệ đối với 9 nền kinh tế lớn nhất tăng thêm 451 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm 2007, đạt 2.500 tỉ USD).
Thế nhưng thời kỳ đẹp đẽ này đã chấm dứt khi cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 nổ ra khởi nguồn từ nước Mỹ và ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, làm hỗn loạn hệ thống tài chính thế giới, kéo theo cỗ xe kinh tế toàn cầu lao dốc. Dựa vào Sơ đồ 1, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các quốc gia khu vực Châu Á sụt giảm từ mức 8,85% năm 2007 xuống mức 2,37% năm 2009.
Nhờ những nỗ lực vượt qua khủng hoảng của các quốc gia khu vực Châu Á, kinh tế khu vực đã được phục hồi trở lại, đạt mức 6,92% năm 2010. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2010 đến 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của các quốc gia khu vực Châu Á tuy vẫn ở mức 4 – 6,5%, là mức độ tăng trưởng tốt, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm.
Đáng chú ý, đại dịch Covid – 19 bùng phát năm 2019 làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Châu Á. Sơ đồ 1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt giá trị -2,97% năm 2020. Theo báo cáo phân tích của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sự bùng phát của dịch corona vi rút mới (COVID-19) đang diễn ra sẽ có tác động đáng kể đến các nền nền kinh tế Châu Á đang phát triển thông qua nhiều kênh, bao gồm giảm mạnh nhu cầu trong nước, du lịch và kinh doanh du lịch, liên kết sản xuất và thương mại, gián đoạn cung ứng và ảnh hưởng sức khỏe. Không giống với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 với sự sụp đổ của ngân hàng hàng đầu của Mỹ Lehman Brothers, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực dịch vụ trong khu vực khi buộc mọi người phải ở nhà, cịn các cửa hàng phải
đóng cửa ngừng kinh doanh. Sự bùng phát đại dịch Covid – 19 đã thổi bay gần 1,7 nghìn tỷ USD khỏi tổng sản phẩm quốc nội của các nền kinh tế lớn nhất Châu Á vào năm 2020.
Cùng với hiệu quả của các gói kích thích kinh tế, việc nhiều nước dần kiểm sốt dịch bệnh nhờ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đại trà, cũng như sớm điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế, đã tạo lực đẩy giúp nền kinh tế thế giới lấy được đà tăng trưởng. Tuy nhiên, những yếu tố khó lường liên quan tới COVID-19 và vấn đề bất bình đẳng vaccine vẫn có thể khiến con đường phục hồi của kinh tế thế giới trở nên gập ghềnh.
Năm 2022, tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá xăng, dầu tăng, lạm phát có xu hướng tăng cao, các nền kinh tế lớn thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Trong bản đánh giá hồi tháng 10/2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định lạm phát chắc chắn sẽ là vấn đề, song cho rằng mức tăng giá nhanh "sẽ giảm dần khi sự mất cân đối cung-cầu giảm dần trong năm 2022 và chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn có tác dụng.