Tốc độ gia tăng chi tiêu cơng chính phủ

Một phần của tài liệu Lê Công Hoàng Sơn-TCNH27A (Trang 68)

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.5.1. Tốc độ gia tăng chi tiêu cơng chính phủ

Tốc độ gia tăng chi tiêu cơng chính phủ (EXP_GR) có tương quan cùng chiều với tăng trưởng kinh tế (GDP_GR) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả nghiên cứu này tuy trái ngược với nghiên cứu của Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020) đã chỉ ra rằng tốc độ gia tăng chi tiêu cơng chính phủ hằng năm có tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế nhưng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Sự khác nhau về kết quả nghiên cứu có thể đến từ sự khác biệt về quy mô nghiên cứu. Nghiên cứu của Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020) sử dụng dữ liệu của Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2018, mối quan hệ này có thể được giải thích rằng, nếu chính phủ chi tiêu khơng hiệu quả, sự gia tăng chi tiêu công dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước, khiến cho các nguồn ngân sách dành cho việc chi đầu tư phát triển bị sụt giảm, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước theo hướng tiêu cực. Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế đi lên ổn định giảm áp lực cho các chính sách tài khóa của chính phủ, chuyển nguồn ngân sách sang cho việc chi đầu tư phát triển khác.

Nghiên cứu này của tác giả sử dụng bộ dữ liệu quy mô khu vực Châu Á trong giai đoạn 2000 – 2020, nhìn chung sự gia tăng chi tiêu công dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ gia tăng chi tiêu cơng chính phủ có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, khi EXP_GR tăng 1% thì GDP_GR tăng 0,088%. Mối tương quan thuận cho thấy khi chính phủ các quốc gia khu vực Châu Á tăng chi tiêu công qua các năm cũng dẫn đến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), chi tiêu công cho y tế cơng cộng và chi tiêu cho giáo dục có những tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, chi tiêu cơng có đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển so với các nền kinh tế phát triển. Xét trong bối cảnh cảnh Châu Á chiếm phần lớn là những nước đang phát triển, kết quả nghiên cứu này phù hợp với thực tiễn và cơ sở lý thuyết đã đề cập đến.

Sơ đồ 7

Tốc độ gia tăng chi tiêu cơng và tăng trưởng kinh tế bình qn khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu thu thập được

Dự vào sơ đồ 7, có thể thấy rằng giai đoạn trước năm 2007, một năm trước khi khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu, cả tốc độ gia tăng chi tiêu cơng chính phủ và tăng trưởng kinh tế đều có xu hướng đi lên. Việc chính phủ các quốc gia Châu Á sử dụng chính sách tài khóa mở rộng đã giúp nền kinh tế được kích thích tăng trưởng một cách hiệu quả. Bằng cách sử dụng trợ cấp, thanh toán chuyển nhượng (bao gồm cả các chương trình phúc lợi) và cắt giảm thuế thu nhập, chính sách tài khóa mở rộng đưa nhiều tiền hơn vào tay người tiêu dùng để mang lại cho họ nhiều sức mua hơn.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng giảm tỷ lệ thất nghiệp bằng cách ký hợp đồng với các cơng trình cơng cộng hoặc th nhân viên chính phủ mới, cả hai trong đó làm tăng nhu cầu và thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế quốc dân. Kết quả nghiên cứu này được xác phù hợp với lý thuyết Keynes vốn đề cao vai trị của Chính phủ. Do đó, có thể kết luận rằng vai trị của chính phủ sẽ đóng một vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á. -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00%

Tốc độ gia tăng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng nếu chi tiêu của chính phủ khơng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thì nó có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể cho nền kinh tế theo hướng tiêu cực. Có thể thấy từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 lan đến khu vực Châu Á, tăng trưởng kinh tế bình quân khu vực Châu Á đi xuống một cách "ổn định", tốc độ chi tiêu chính chủ cũng giảm mạnh so với giai đoạn trước đó.

Điều đó khơng hẳn khẳng định rằng việc chính phủ khơng tích cực chi tiêu dẫn đến sụt giảm kinh tế, nguyên do có thể đến từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, ngân sách chính phủ được sử dụng một cách tối đa cho các khoản chi, tuy nhiên, khi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến lạm phát cao, một chính sách tài khóa thắt chặt giúp ổn định thị trường trong nước. Hơn nữa, dựa vào biểu đồ có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng khá ổn định trong khoảng thời gian mười năm kể từ năm 2010. Do đó, chi tiêu chính phủ có thể được tiết giảm, vừa là để ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, vừa là để dành nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển dài hạn.

4.5.2. Tổng chi tiêu cơng chính phủ

Tổng chi tiêu cơng chính phủ (EXP) có tương quan nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế (GDP_GR) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với nghiên cứu trước đây của Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020) đã chỉ ra rằng tổng chi tiêu cơng chính phủ có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Mencinger, Jernej cùng các cộng sự (2014).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi tiêu cơng chính phủ có ảnh hưởng rất đáng kể tới tăng trưởng kinh tế, khi EXP tăng 1% thì GDP_GR giảm 0,11%. Mối quan hệ ngược chiều giữa tổng chi tiêu cơng chính phủ và tăng trưởng kinh tế cho thấy khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn trong cùng năm tài khóa khiến cho tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm sút trong năm đó.

Đã có nhiều tranh luận về vai trị và quy mơ can thiệp của chính phủ vào triển vọng kinh tế vĩ mơ ở khắp các quốc gia. Do đó, các chính phủ cố gắng kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua các công cụ khác nhau. Chi tiêu công từ trước đến nay là

một bộ phận cấu thành của chính sách tài khóa, được Nhà nước sử dụng như là một kênh truyền dẫn tác động của chính sách đến nền kinh tế quốc dân, theo Lahirushan và Gunasekara (2015). Tuy nhiên, với tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay trên toàn thế giới xảy ra với sự tham gia của chính phủ thì điều quan trọng là phải phân tích để xác định chi tiêu của chính phủ có thực sự là một yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.

Đã có nhiều tranh luận về vai trị và quy mơ can thiệp của chính phủ vào triển vọng kinh tế vĩ mơ ở khắp các quốc gia. Do đó, các chính phủ cố gắng kích thích tăng trưởng kinh tế thơng qua các công cụ khác nhau. Chi tiêu công từ trước đến nay là một bộ phận cấu thành của chính sách tài khóa, là cơng cụ của Nhà nước để tác động đến tăng trưởng kinh tế, theo Lahirushan và Gunasekara (2015). Tuy nhiên, với tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay trên toàn thế giới xảy ra với sự tham gia của chính phủ thì điều quan trọng là phải phân tích để xác định chi tiêu của chính phủ có thực sự là một yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.

Sơ đồ 8

Tổng chi tiêu cơng chính phủ so với GDP bình qn khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu thu thập được

Sơ đồ trên cho thấy rằng, bình qn hằng năm chính phủ các quốc gia khu vực Châu Á giành khoảng 20 – 25% ngân sách nhà nước cho việc chi tiêu cơng. Nhìn lại

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00%

lịch sử, khu vực Châu Á là khu vực kinh tế năng động nhất trong suốt hai thập kỷ qua. Có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia Châu Á về mức sống và các hoàn cảnh khác, cũng như các chính sách mà họ đã theo đuổi. Cũng theo Lahirushan và Gunasekara (2015), quy mơ chính phủ lớn hơn có thể là một trở ngại đối với hiệu quả và tăng trưởng kinh tế vì các loại thuế cần thiết để hỗ trợ chi tiêu của chính phủ đơi khi làm sai lệch các động lực làm việc và đầu tư.

Cần lưu ý rằng, chi tiêu cơng hấp thụ các khoản tiền mà nếu khơng có những khoản chi này của chính phủ thì khu vực tư nhân sẽ sử dụng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư sinh lời, nói chung làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn lực và do đó làm giảm mức sản lượng. Ngồi ra, các hoạt động của chính phủ thường được thực hiện không hiệu quả, và quy trình quản lý đặt ra gánh nặng và chi phí quá mức cho hệ thống kinh tế. Do đó, các quốc gia có chi tiêu chính phủ lớn hơn so với tỷ trọng GDP sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn.

4.5.3. Tốc độ gia tăng nợ hằng năm

Tốc độ gia tăng nợ chính phủ (DEBT_GR) có mối quan hệ nghịch chiều với tăng trưởng GDP (GDP_GR) và có nghĩa thống kê ở mức 1%, phù hợp với giả thuyết kỳ vọng của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ gia tăng nợ hằng năm có ảnh hưởng khơng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, khi DEBT_GR tăng 1% thì GDP_GR giảm nhẹ 0,02%. Mối tương quan nghịch chiều chỉ ra rằng khi tốc độ gia tăng nợ hằng năm của một quốc gia tăng sẽ khiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội suy giảm.

Tốc độ gia tăng nợ cơng hằm năm trung bình của các quốc gia khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020 không đồng đều qua các giai đoạn. Tuy vậy, dựa vào sơ đồ bên dưới, có thể thấy được rằng sự thay đổi tốc độ gia tăng nợ cơng theo tính chu kỳ, có hai giai đoạn chỉ số này ở mức thấp, sau đó tăng dần đạt đỉnh với tốc độ gia tăng nợ công hằng năm đạt 24,81% vào năm 2011

Sơ đồ 9

Tốc độ gia tăng nợ hằng năm bình quân khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu thu thập được

Đây cũng những thời điểm nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Giai đoạn tốc độ gia tăng nợ công ở mức cao lần đầu tiên diễn ra vào những năm 2007 đến 2011, thời điểm Châu Á nói riêng đang ở trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ. Theo sơ đồ 6, giai đoạn tốc độ gia tăng nợ hằng năm cao thứ hai là giai đoạn 2018-2020. Cả hai giai đoạn này, các cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 và đại dịch covid-19 đã tác động tiêu cực đến xã hội nói chung buộc chính phủ các quốc gia phải hỗ trợ bằng các chính sách tài khóa, sự thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng nợ công khiến nợ công tăng cao trong cả hai giai đoạn này.

Tuy vậy, nhìn vào sơ đồ 8 mơ tả tốc độ tăng trưởng GDP bình qn khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020 có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP đi xuống trong cả hai khoảng thời gian này. Điều này được minh chứng bằng kết quả nghiên cứu khi tốc độ gia tăng nợ cơng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, nguồn vốn từ việc chính phủ gánh chịu nợ cơng sẽ được sử dụng tức thời để vực dậy nền kinh tế đang trong thời kỳ khủng hoảng, tuy nhiên sẽ có một độ trễ nhất định trước khi các khoản nguồn vốn này phát huy tác dụng. Ngồi ra, như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết, việc chính phủ vay thêm nợ về lâu dài cũng dẫn đến một số tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới GDP, nhưng không thể phủ nhận rằng, các quốc gia hiện

11.15% 5.44%5.88% 9.35% 6.69% 4.35% 0.86% 10.05% 17.85% 9.86% 12.65% 24.81% 11.95% 7.04% 5.00%4.32%4.86% 11.91% 5.96% 18.67% 24.60% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00%

nay vẫn rất cần tới khoảng nợ này để hỗ trợ các chính sách kinh tế, điều quan trọng là chính phủ các nước sử dụng các khoản nợ này tối ưu nhất và quản lý nợ để khơng xảy ra tình trạng vỡ nợ.

4.5.4. Tổng quy mơ nợ cơng của chính phủ

Tổng quy mơ nợ cơng của chính phủ được xác định bằng tỷ lệ tổng quy mơ nợ cơng của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng quy mô nợ cơng chính phủ (DEBT) có tương quan nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế (GDP_GR) và có ý nghĩa thống kê mở mức 5%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết kỳ vọng của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020). Mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ nợ công và tăng trưởng kinh tế của chúng tôi ở các quốc gia khu vực Châu Á bổ sung cho kết quả của Pattillo cùng các cộng sự (2004) và Fall cùng các cộng sự (2015), các nghiên cứu đã cho thấy sự tồn tại của ngưỡng nợ khá thấp ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng quy mơ nợ cơng của chính phủ có ảnh hưởng khơng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, khi DEBT tăng 1% thì GDP_GR giảm 0,009%. Mối tương quan nghịch chiều cho thấy khi chính phủ vay thêm nợ có thể khiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội suy giảm, tuy là không đáng kể nhưng cũng mang ý nghĩa phù hợp với cơ sở lý thuyết. Hoặc ngược lại, sự tăng trưởng khi nền kinh tế đã đi vào ổn định giúp cho chính phủ các quốc gia cân đối được nguồn ngân sách, giảm việc phụ thuộc vào nợ và cũng chi trả các khoản nợ đã vay khiến mức nợ cơng giảm xuống. Sự giải thích này mở ra hướng nghiên cứu mới về tác động qua lại giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, sẽ được tác giả trình bày ở Chương 5.

Dựa trên số liệu thống kê của 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020 cho thấy bình quân tỷ tổng nợ công luôn chiếm trên 40% tổng sản lượng quốc nội. Cụ thể:

 Giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, tỷ lệ nợ công trên GDP giảm dần quan các năm, từ mức rất cao khoảng 75% vào năm 2002 giảm dần đến mức 40% vào năm 2008. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực tăng từ 4% vào năm 2002 đến khoảng 9% vào năm 2008. Như đã giải

thích ở trên, sự gia tăng nợ công đôi khi không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế trong ngắn hạn, những khoảng vay dùng để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cần có thời gian hồn thiện để kích thích nền kinh tế quốc nội. Chính phủ có thể sử dụng nợ cơng để chi đầu tư phát triển, thơng qua đó cũng sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho một số ngành và lĩnh vực mà nhà nước trực tiếp đầu tư, tuy nhiên, như đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết, nợ cơng có thể chèn ép vào đầu tư khu vực tư nhân (quan điểm Hiệu ứng chèn lấn).

Sơ đồ 10

Tổng nợ công so với GDP bình quân khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu thu thập được

 Giai đoạn sau năm 2008, chính phủ các quốc gia sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để vực dậy nền kinh tế hậu khủng hoảng. Nguồn ngân sách cạn kiệt buộc các chính phủ phải vay thêm nợ khiến cho mức nợ cơng có xu hướng tăng lên. Tuy vậy, dựa vào sơ đồ 5 mơ tả tốc độ tăng trưởng GDP bình qn cho thấy tăng

Một phần của tài liệu Lê Công Hoàng Sơn-TCNH27A (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)