Khuyến nghị đối với đầu tư công

Một phần của tài liệu Lê Công Hoàng Sơn-TCNH27A (Trang 85 - 87)

5.2. Một số khuyến nghị

5.2.4. Khuyến nghị đối với đầu tư công

5.2.4.1. Khuyến nghị chung

Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, do đó, các nhà làm chính sách nên xem xét chú trọng nguồn ngân sách nhà nước vào đầu tư cơng chính phủ. Tuy vậy, châu Á với phần lớn là các quốc gia đang phát triển, nên khơng phải quốc gia nào cũng có dư địa ngân sách lớn để chi cho đầu

tư công. Trong bối cảnh này, cần thảo luận về cách thức đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư (PPP) có thể thay thế các nguồn lực tài chính và đóng góp vào tăng trưởng chung.

Các nền kinh tế đang phát triển có khả năng bị hạn chế bởi cơ sở thuế eo hẹp và mức độ tích lũy vốn thấp, trong khi các nền kinh tế này có nhu cầu đầu tư cao hơn đối với nguồn vốn trên toàn xã hội. Các khoản mục vốn đầu tư công được xem là vốn mồi thu hút các doanh nghiệp trên thị trường có đủ điều kiện, đủ năng lực tài chính tham gia các thành phần của các dự án lớn. Trong bối cảnh này, đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức hợp tác công - tư nên được khuyến khích rộng rãi. Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, bến cảng); mạng lưới điện (cơ sở phát điện, hệ thống truyền tải và phân phối); và cung cấp nước (nước uống và tưới tiêu cho nông nghiệp) là yếu tố quyết định chính của tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, các nền kinh tế đang phát triển có thể nhận được lợi ích lớn hơn từ việc xây dựng vốn trên toàn xã hội, nhờ tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Do đó, tài trợ cho các khoản đầu tư như vậy được coi là điều kiện quan trọng đối với một nền kinh tế đang phát triển trong việc theo đuổi tăng trưởng dài hạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp thị trường tài chính trong nước vẫn chưa trưởng thành thì các doanh nghiệp khơng thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước nếu khơng có sự bảo lãnh của chính phủ. Trong những trường hợp này, PPP cho phép chính phủ đáp ứng các nhu cầu tài khóa - đặc biệt là đối với nguồn vốn trên toàn xã hội - bằng cách huy động các nguồn vốn tư nhân. Điều đó giải thích tại sao đầu tư cơ sở hạ tầng công - tư thu hút sự quan tâm của các quan chức nhà nước ở các nền kinh tế đang phát triển.

5.2.4.2. Khuyến nghị đối với Việt Nam

Trong giai đoạn các năm vừa qua, chính phủ đã ưu tiền nguồn ngân sách cho một số lĩnh vực đầu tư phát triển bền vững như y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi. Điều này đã tạo động lực phát triển cho một số tỉnh, thành trong nước, đồng thời giải quyết các vấn đề cơ bản về hạ tầng nhằm hướng tới phát triển toàn diện và đồng bộ hơn, tăng cường kinh tế mang tính liên kết các địa phương, các vùng với nhau. Đặc biệt, cần cải thiện chất lượng và hiệu suất đầu tư cơng để chính sách tài khóa đem lại

tác động tích cực trong khơi phục kinh tế. Theo đó, cần đẩy nhanh tốc độ lập kế hoạch, đấu thầu và giải ngân vốn đầu tư công dựa trên nghiệm thu thực tế.

Trong điều kiện vốn đầu tư từ ngân sách cịn hạn chế, Nhà nước có thể thực hiện đầu tư gián tiếp bằng các biện pháp ưu đãi (về thuế, thủ tục hành chính, bảo đảm mức lợi nhuận xác định trước của dự án hoặc giao dự án khác có lợi hơn) dành cho các nhà đầu tư đủ để họ hồn vốn và có lãi. Một giải pháp khác cần được cân nhắc là thu hẹp phạm vi của đầu tư công, chỉ tập trung nguồn lực vào những mục tiêu ưu tiên, hạn chế đầu tư dàn trải. Tuy nhiên, để đưa ra danh mục các cơng trình, dự án ưu tiên được bố trí vốn đầu tư, pháp luật về đầu tư công cũng cần phải xây dựng quy trình đầu tư phù hợp, có tiêu chí đánh giá rõ ràng, thẩm định dự án đầu tư minh bạch, trung thực

Một phần của tài liệu Lê Công Hoàng Sơn-TCNH27A (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)