Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu, tác giả có sự cân nhắc trong việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu bao gồm các nhân tố độc lập có tác động đến tăng trưởng kinh tế đáp ứng được 2 tiêu chí sau:
1. Các nhân tố vĩ mơ này được chọn lọc từ các nghiên cứu trước đó cho ra kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê;
2. Có thể thu thập được dữ liệu nghiên cứu của các nhân tố vĩ mơ này.
Thơng qua phân tích cơ sở lý thuyết nền tảng từ các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất một số yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến chính sách nợ cơng và tác động đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: tốc độ gia tăng chi tiêu cơng hằng năm, tổng chi tiêu cơng chính phủ, tốc độ gia tăng nợ hằng năm, tổng quy mơ nợ cơng của chính phủ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ đầu tư cơng chính phủ, độ mở của nền kinh tế.
Sau khi kế thừa các cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu đi trước trên thế giới và xem xét thực tiễn nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại khu vực Châu Á, tác giả thực hiện bài luận văn này nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố đóng vai trị tác động đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm:
2.4.1. Tốc độ gia tăng chi tiêu công hằng năm
Nhân tố này được áp dụng trong các nghiên cứu trước đó về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của Mencinger, Jernej cùng các cộng sự (2014), Siew- Peng Lee và Yan-Linh Ng (2015), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018), Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020). Kết quả nghiên cứu hầu hết cho thấy tác động tiêu cực của tốc độ gia tăng chi tiêu cơng hằng năm của chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh nền kinh tế của các quốc gia Châu Á hiện nay đang sử dụng các chính sách tài khóa để vực dậy nền kinh tế hậu ảnh hưởng Covid-19, cùng với số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đang khởi sắc trở lại ở các quốc gia. Tác giả đặt ra cho rằng tốc độ tăng chi tiêu cơng hằng năm động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Andros Gregoriou và Sugata Ghosh (2009) cho thấy tuy có sự khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia nhưng chi tiêu hiện tại cho thấy tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế đối với tất cả các quốc gia.
Giả thuyết H1: Tốc độ gia tăng chi tiêu cơng hằng năm có tác động tích cực
2.4.2. Tổng chi tiêu cơng chính phủ
Tổng chi tiêu cơng chính phủ được xác định bằng tỷ lệ chi tiêu cơng chính phủ so với GDP. Nhân tố này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó của Mencinger, Jernej cùng các cộng sự (2014), Siew-Peng Lee và Yan-Linh Ng (2015), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018), Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020). Các kết quả nghiên cứu trước cho thấy tổng chi tiêu cơng chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, chi tiêu cơng chính phủ tác động đến tăng trưởng kinh tế phù thuộc vào cách chi tiêu của chính phủ. Nếu chi tiêu cơng cho phát triển cơ sở hạ tầng như đường bộ, thủy lợi, điện, giao thông và thơng tin liên lạc, nền kinh tế sẽ được kích thích để phát triển làm tăng thu nhập bình qn đầu người, giảm thiểu đói nghèo. Tuy nhiên, nếu chi tiêu của chính phủ khơng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, nó có thể gây tác động đáng kể cho nền kinh tế theo hướng tiêu cực để xã hội chịu chi phí (Ritwik Sasmal và Joydeb Sasmal, 2015). Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả đặt ra giả thuyết rằng:
Giả thuyết H2: Tổng chi tiêu cơng chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế.
2.4.3. Tốc độ gia tăng nợ hằng năm
Tốc độ gia tăng nợ hằng năm được xác định bằng phần trăm sự thay đổi của nợ công hằng năm. Nhân tố này được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó của Kumar và Woo (2010), Reinhart và Rogoff (2010), Checherita và Rother (2010), Calderon và Fuentes (2013), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018), Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020), v.v. Các kết quả thu được cho thấy tốc độ gia tăng nợ hằng năm có mối quan hệ ngịch chiều với tăng trưởng kinh tế. Điều này ngụ ý rằng động lực nợ khơng ổn định có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng năng suất, điều này có khả năng gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (Cecchetti, Mohanty và Zampolli, 2010). Do đó, dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu rằng
Giả thuyết H3: Tốc độ gia tăng nợ hằng năm có tác động tiêu cực đến tăng
2.4.4. Tổng quy mơ nợ cơng của chính phủ
Nhân tố này được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó của Kumar và Woo (2010), Reinhart và Rogoff (2010), Checherita và Rother (2010), Calderon và Fuentes (2013), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018), Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020), v.v. Hầu hết nghiên cứu đều cho kết quả rằng tồn tại một mối tương quan nghịch chiều giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ âm tuyến tính chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế đang giảm khi quốc gia tăng mức nợ. Nếu điều này xảy ra, nhiều dự án có thể cần phải hỗn lại, vì các khoản nợ bổ sung sẽ chỉ dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Do đó, quốc gia này có thể khơng thể duy trì khả năng cạnh tranh vì các nhà đầu tư sẽ khơng còn hứng thú đầu tư vào quốc gia này nữa, theo NHA Rahman cùng các cộng sự (2019). Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H4: Tổng quy mơ nợ cơng của chính phủ có tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế.
2.4.5. Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát được tính tốn bằng phần trăm sự thay đổi CPI hằng năm. Nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế này được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó của Kumar và Woo (2010), Calderon và Fuentes (2013), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018), Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020). Khi xem xét lại những suy nghĩ kinh tế trong thế kỷ trước về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là giai đoạn trước những năm 1970, tác giả nhận thấy rằng vẫn tiếp tục có những cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa các biến số này. Ghosh và Phillips (1998) cho rằng chắc chắn lạm phát cao gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, trong khi tác động gây hại này ít rõ rệt hơn khi nói đến tỷ lệ lạm phát vừa phải. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đó, có thể rút ra kết luận rằng: trong thời kỳ lạm phát thấp chắc chắn sẽ có tăng trưởng kinh tế, và khi tỷ lệ lạm phát vượt qua hai con số hoặc trong thời kỳ lạm phát cao hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Các nhà kinh tế học đều kết luận rằng, lạm phát cao sẽ gây ra chi phí cho nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (Paul Krugman,
2017). Tuy nhiên, xét trên bối cảnh tỷ lệ lạm phát trung bình của các quốc gia khu vực Châu Á đang giảm dần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đang duy trì ở mức thấp (khoảng 5% theo tính tốn của tác giả), dựa trên các nghiên cứu trước đó, tác giả đặt ra giả thuyết rằng:
Giả thuyết H5: Tỷ lệ lạm phát có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
2.4.6. Tỷ lệ đầu tư cơng chính phủ
Tỷ lệ đầu tư cơng chính phủ xác định bằng tỷ lệ tổng vốn đầu tư cố định so với GDP (gross fixed capital formation to GDP) là một nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó của Afonso và Alves (2014), Alejandro và Ileana (2017), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018), Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020). Hầu hết nghiên cứu đều cho ra kết quả ủng hộ lý thuyết tỷ lệ đầu tư cơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu của John Boamah cùng các cộng sự (2018) xem xét tác động của Tổng vốn đầu tư cố định đến tăng trưởng kinh tế của 18 nước Châu Á kết luận rằng sự hình thành Tổng vốn cố định có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tập trung đầu tư vào hình thành Tổng vốn cố định bao gồm cải tạo đất; mua nhà máy, máy móc và thiết bị; và xây dựng đường bộ, đường sắt, v.v., bao gồm trường học, văn phòng, bệnh viện, khu dân cư tư nhân và các tòa nhà thương mại và cơng nghiệp sẽ tạo kích thích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo John Boamah cùng các cộng sự (2018). Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu là:
Giả thuyết H6: Tỷ lệ đầu tư cơng chính phủ có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế.
2.4.7. Độ mở của nền kinh tế
Độ mở của nền kinh tế được xác định bằng tỷ lệ tổng giá trị xuất nhập khẩu so với GDP. Nhân tố này được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó của Checheria và Rother (2010), Calderon và Fuentes (2013), Stella và George (2014), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018), Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020). Các nghiên cứu đều cho ra kết quả rằng độ mở của nền kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, một nền kinh tế mở với thương mại quốc tế sẽ
tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với dịng vốn và hàng hóa ra vào nhộn nhịp tạo ảnh hưởng lan tỏa đến toàn nền kinh tế. Dựa trên các nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu rằng:
Giả thuyết H7: Độ mở của nền kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế.