Khuyến nghị đối với chi tiêu công

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á giai đoạn 2000 – 2020 (Trang 81 - 82)

5.2. Một số khuyến nghị

5.2.1. Khuyến nghị đối với chi tiêu công

5.2.1.1. Khuyến nghị chung

Ở phần thảo luận kết quả nghiên cứu đã đề cập rằng chi tiêu của chính phủ khơng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thì nó có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể cho nền kinh tế theo hướng tiêu cực. Các hoạt động chi tiêu của chính phủ nếu được thực hiện không hiệu quả sẽ đặt ra gánh nặng về quản lý và chi phí quá mức cho hệ thống kinh tế. Chính phủ các quốc gia nên chú trọng vào kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu, đó là điều cần thiết nếu các chính phủ muốn đáp ứng các mục tiêu tài khóa của họ, mang lại kết quả chính sách mong muốn và đạt được giá trị đồng tiền cho người đóng thuế.

Ở cấp độ tổng hợp nhất, cơ cấu chi tiêu cơng có tác động đến sản lượng của khu vực công và kết quả của tồn nền kinh tế. Cơ cấu chi tiêu cơng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của khu vực công (đầu ra) thông qua một số kênh. Thứ nhất, tỷ lệ chi tiêu không cao hạn chế khả năng điều động của chính phủ và do đó làm giảm khả năng có một chính sách kinh tế có mục tiêu tốt. Thứ hai, thành phần chi tiêu cho thấy chính phủ cần thiết lập ưu tiên chi tiêu cho sự tăng trưởng một nền kinh tế, ví dụ: chi tiêu cơng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi một phần lớn chi tiêu được dành cho các lĩnh vực định hướng tương lai như giáo dục và R&D. Những khoản mục chi tiêu này rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và cụ thể là chi tiêu cho R&D có thể có tác dụng địn bẩy đáng kể.

Theo nghiên cứu của Ha-Yoon Chang (2014), một chỉ báo đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia là tỷ lệ của chi phí R&D trên GDP và tiến triển của con số này qua thời gian. Những quốc gia giàu chi tiêu nhiều phần của GDP cho R&D hơn các quốc gia nghèo hơn. Đơn cử là Phần Lan và Hàn Quốc đã chi lần lượt 3,9% và 3,7 % GDP cho R&D, kết quả là các quốc gia này đã tiến triển vượt bậc trong những ngành công nghệ cao. Đây là một minh chứng cho lập luận trên giúp các nhà làm chính sách cân nhắc phân bổ nguồn ngân sách cho lĩnh vực R&D.

5.2.1.2. Khuyến nghị đối với Việt Nam

Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước bình quân khoảng 28% GDP, giảm 1,5% so với giai đoạn 2011-2015 (29,5% GDP). Tỷ trọng dự toán chi thường xuyên đã giảm dần từ mức 65,1% tổng chi ngân sách nhà nước xuống dưới 63,1% năm 2020. Bội chi ngân sách nhà nước bình quân trong giai đoạn này khoảng 3,45% GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội. Chi đầu tư, mặc dù giảm tỷ trọng trong chi tiêu ngân sách nhà nước, nhưng vẫn được duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới.

Để chính sách chi tiêu cơng được hiệu quả để tạo ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế, một số giải pháp nên được cân nhắc để thực hiện như: tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan để đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhằm mục đích khắc phục tình trạng lồng ghép trong quản lý ngân sách nhà nước, gây hao tổn chi phí quản lý. Khuyến khích các địa phương chủ động trong trong chi tiêu ngân sách nhà nước cho một số lĩnh vực đầu tư phát triển nhằm đảm bảo tính kịp thời và mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong chi tiêu cơng, với mục đích đảm bảo hài hịa trong thu chi ngân sách nhà nước, tạo sự phát triển đồng bộ và thống nhất trong phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo nguồn lực cho phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á giai đoạn 2000 – 2020 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w