4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.5.6. Tỷ lệ đầu tư công
Tỷ lệ đầu tư công được xác định bằng tổng đầu tư cơng của chính phủ so với GDP. Tỷ lệ đầu tư cơng (INV) có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế (GDP_GR) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết kỳ vọng của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của
Tỷ lệ lạm phát 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00%
Checherita và Rother (2010), Mencinger, Jernej cùng các cộng sự (2014), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018), Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang (2020).
Tỷ lệ đầu tư cơng với beta = 0.097% trong mơ hình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đầu tư cơng có tác động rất đáng kể tới tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hằng năm. Phù hợp với lý thuyết Tân cổ điển cho rằng, mức độ hình thành vốn cao dẫn đến tăng năng suất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Onyinye cùng các cộng sự 2017). Tuy nhiên, quan điểm này dựa trên giả định rằng có sự bình đẳng về tiết kiệm đầu tư trong nền kinh tế đóng. Đặc biệt, các nước đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với tình trạng tiết kiệm không đủ cho hoạt động đầu tư và tự do hóa thường được coi là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay đang dần trở thành một ngôi làng chung, thời đại của tồn cầu hóa là cơ hội cho các nước đang phát triển thu hút nguồn vốn cho đầu tư. Tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân hoặc đầu tư phương thức hợp tác công tư vào các khoản mục cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng phát triển kinh tế sẽ giảm áp lực nguồn vốn cho đầu tư công.
Như đã thảo luận ở trên, sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế khơng hồn tồn giống nhất, sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội có thể đến từ nhiều nguyên nhân, đó là sự gia tăng tổng sản lượng của một quốc gia hay đôi khi chỉ là phát hiện ra một mỏ dầu lớn! Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế là một câu chuyện khác, tuy khơng có một định nghĩa thống nhất nào về phát triển kinh tế. Nhưng có thể hiểu rằng, sự tăng trưởng kinh tế thực sự dựa trên sự đi lên của năng lực sản xuất của một nền kinh tế, đó là năng lực tổ chức và năng lực hoạt động sản xuất.
Chúng ta đã biết, phần trăm đầu tư trên tổng GDP là chỉ số của mức độ phát triển của một quốc gia. Nếu thiếu đi đầu tư vào tài sản cố định hay theo từ chuyên ngành là tích lũy tài sản cố định (gross fixed capital formation – GFCF), một nền kinh tế khó có thể phát triển năng lực sản xuất. Vì thế, tỷ suất đầu tư là một chỉ báo tốt để đánh giá tiềm năng phát triển. Một mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ suất đầu tư của một quốc gia và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó là một trong số ít những mối quan hệ khơng thể bác bỏ được trong kinh tế học.
Sơ đồ 12
Tỷ lệ đầu tư cơng bình qn khu vực Châu Á giai đoạn 2000 - 2020
Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu thu thập được
Theo Ha-Yoon Chang, không một nền kinh tế nào có thể đạt được tốc độ tăng trưởng "kỳ diệu" (hơn 6% mỗi năm bình qn đầu người) mà khơng đầu tư ít nhất 25% của GDP. Chúng ta có thể thấy trên sơ đồ 7, các quốc gia khu vực Châu Á đều đạt được mức đầu tư lý tưởng này! Cũng theo dữ liệu thu thập được, tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực Châu Á giai đoạn 2000 – 2020 nằm trong khoảng 4-6% là một mức tăng trưởng rất tốt và ổn định. Chúng ta cũng nên nhớ lại rằng, "thời kỳ hồng kim của chủ nghĩa tư bản" có mức tăng trưởng chỉ là 3-4% mỗi năm. Và các nền kinh tế Đông Nam Á đã từng trải nghiệm tốc độ tăng trưởng "kỳ diệu" "chỉ" 8- 10%.