Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 25 - 32)

1.2. Tín dụng khách hàng doanh nghiệp

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp

*Nhóm nhân tố khách quan:

-Mơi trường kinh tế:

Để Ngân hàng có thể huy động được nhiều nguồn vốn để phát triển cho vay và phục vụ phát triển kinh tế thì phải có một nền kinh tế phát triển và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì giá cả ở mức ổn định, lạm phát thấp sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng, tránh thiệt hại cho Ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền, do đó nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hơn nữa, các cơ chế, chính sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế, do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng vay vốn của Ngân hàng và đến hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Một trong những yếu tố có tác động lớn đến việc mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng khách hàng

doanh nghiệp là chu kỳ phát triển kinh tế. Nếu thời kỳ kinh tế phát triển khởi sắc sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh được phát triển để tăng lợi nhuận, điều này tạo điều kiện cho hoạt động cho vay của Ngân hàng phát triển và nâng cao hoạt động tín dụng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thối, sản xuất kinh doanh đình trệ, quy mơ sản xuất bị thu hẹp, thua lỗ kéo dài khiến khách hàng của Ngân hàng khó trả nợ, hoạt động cho vay giảm sút.

- Môi trường xã hội:

Uy tín của Ngân hàng trên thị trường tiền tệ cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho vay những khách hàng tin cậy. Trong một xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật cũng góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng.

-Tình hình chính trị

Một đất nước ổn định về chính trị, khơng có chiến tranh là mơi trường thuận lợi và an tâm cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Khi chính sách ổn định thì kinh tế sẽ phát triển, mọi biến động chính trị sẽ kéo theo những xáo trộn lớn trong toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt đối với các ngân hàng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn và cho vay. Điều này có ảnh hưởng đến hoạt động của khoản vay.

-Yếu tố pháp lý:

Pháp luật có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Luật pháp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào. Việc thiếu luật hoặc chính sách pháp luật được cơng bố khơng phù hợp sẽ khơng gây khó khăn cho tồn bộ nền kinh tế và doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng và nâng cao hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hơn nữa, nếu có hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo ra mơi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho các thành phần của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh phát triển thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Nó cũng là cơ sở để giải quyết mọi mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội.

Ngoài ra, việc phát triển và thúc đẩy hoạt động tín dụng của Ngân hàng cịn chịu ảnh hưởng của một số nguyên nhân khách quan khác như: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… Đó là một số lý do khách quan khác tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế, gây thiệt hại kinh tế của các doanh nghiệp nói chung.

*Nhóm nhân tố chủ quan:

-Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng là một hệ thống các hoạt động liên quan đến việc cấp hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch của NHTM. Hoạch định chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng khách hàng, đảm bảo lợi nhuận của hoạt động cho vay, phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và chính sách nhà nước. Hoạt động cho vay trong nền kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước rủi ro, ngân hàng có thể bị phá sản hoặc bị thiệt hại đáng kể, mất uy tín trong mắt khách hàng và các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, khi xây dựng chính sách tín dụng ln coi trọng việc đảm bảo an toàn vốn là mục tiêu mà chính sách phải đạt được. Vì vậy, có thể nói hoạt động tín dụng của Ngân hàng tốt hay khơng phụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng đúng đắn của Ngân hàng.

- Công tác tổ chức ngân hàng:

Để việc quản lý quỹ tín dụng được hiệu quả, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, sự đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới, từ cấp quản lý đến toàn thể nhân viên. Điều này có nghĩa là ngân hàng được tổ chức tốt là cơ sở cho hoạt động tín dụng lành mạnh. Hơn nữa, bằng cách làm tốt cơng việc đó, Ngân hàng đã tạo cho mình một cơ chế hoạt động linh hoạt, nhịp nhàng và linh hoạt. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, Ngân hàng cần chú trọng đến khía cạnh này để tiếp tục hoàn thiện, phát triển và tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động cho vay.

-Thơng tin tín dụng:

Việc vay vốn không phải là vấn đề đơn giản. Trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, ngồi ra cịn có những khách hàng cố tình lừa dối Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản (ví dụ: dùng tài

sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng vớ số tiền lớn hơn giá trị tài sản, thành lập các doanh nghiệp “ma”, … gây rủi ro, tổn thất cho Ngân hàng. Vì vậy hoạt động cho vay muốn phát triển và có hiệu quả thì phải đảm bảo an tồn vốn và có một hệ thống thông tin hữu hiệu cho việc này. Việc nắm bắt kịp thời và chính xác các luồng thơng tin khách hàng là điều kiện tiên quyết để xem xét, phân tích nhằm tìm ra các cơ hội kinh doanh tốt, cũng như ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra đối với hoạt động của từng ngân hàng. Trong thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, ai nắm bắt được thơng tin nhanh nhất và chính xác nhất sẽ là người chiến thắng. Rõ ràng việc xây dựng hệ thống thơng tin tín dụng hồn chỉnh với nhiều kênh, nhiều nguồn cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, xử lý thơng tin có chọn lọc, kịp thời là một trong những điều quan trọng nhất đối với sự thành công của Ngân hàng và việc thực hiện mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng…

-Trình độ của nhân viên:

Nhân tố con người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động. Thực tế cho thấy, một trong những vấn đề quyết định đến hoạt động tín dụng cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định chủ trương, chính sách đến thẩm định dự án, phê duyệt hồ sơ, sử dụng vốn tín dụng, thu nợ... và con người là yếu tố cần thiết. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, có trình độ chun mơn cao thì việc quản lý và thực hiện hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng sẽ trở nên có hệ thống và đạt được nhiều kết quả to lớn. Ngồi ra, nó cịn giúp Ngân hàng tránh được rủi ro liên quan đến trình độ của nhân viên, nhờ đó hoạt động tín dụng ln được đảm bảo.

-Các vấn đề về kiểm tra, kiểm soát:

Mở rộng cho vay và tăng cường tín dụng mà khơng tính đến những rủi ro, bất trắc có thể phát sinh sẽ dễ dẫn đến sự sụp đổ và phá sản của bất kỳ NHTM nào. Một trong những hoạt động nhằm giúp Ngân hàng tránh được những rủi ro trên là công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt. Cơng việc này khơng chỉ được thực hiện cho khách hàng (ví dụ: kiểm tra trước, trong và sau khi cấp khoản vay), mà cịn cho chính Ngân hàng, ví dụ kiểm tra tính đúng đắn của quy trình cho vay. Loại trừ

những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, tiêu cực, tham ơ, tham nhũng làm thất thốt tài sản, mất uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. Hoạt động tín dụng cũng có nghĩa là Ngân hàng phải kịp thời ngăn chặn và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, bảo vệ tài sản, đội ngũ và uy tín của Ngân hàng. Muốn vậy, cần tổ chức những cán bộ có năng lực, trình độ, trách nhiệm cao để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Đề tài luận văn “Hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” được tác giả trình bày theo ba chương. Phần

mở đầu tác giả đã đề cập đến một số nội dung quan trọng như: -Tính cấp thiết của đề tài

-Mục đích nghiên cứu

-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu

-Bố cục của luận văn.

Trong chương 1 tác giả đề cập đến những cơng trình nghiên cứu, các đóng góp của những đề tài nghiên cứ trước đây, đưa ra điểm khác biệt, đóng góp mới so với các đề tài nghiên cứu trước. Tác giả cũng đã trình bày những vấn đề lý thuyết rất cơ bản bao gồm khái niệm tín dụng ngân hàng, khái niệm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, trình bày vai trị cấp thiết của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay và quan trọng nhất là tác giả đã nêu ra các chỉ tiêu đánh giá hoạt động khách hàng doanh nghiệp cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp hiện nay. Đề tài nghiên cứu đã giúp trả lời các câu hỏi như:

-Hoạt động tín dụng là gì?

-Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp là gì?

-Các chỉ tiêu nào dung để đo lường hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp? -Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp? -Tại sao phải thúc đẩy hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp?

-Đánh giá thực trạng hoạt động khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng?

Cụ thể các nội dung được phân tích ở chương 1: -Tổng quan về tín dụng ngân hàng

-Khái niệm tín dụng ngân hàng

-Bản chất và đặc điểm của tín dụng ngân hàng -Vai trị của tín dụng ngân hàng

-Phân loại tín dụng ngân hàng -Tín dụng khách hàng doanh nghiệp

-Khái niệm tín dụng khách hàng doanh nghiệp -Đặc điểm của tín dụng khách hàng doanh nghiệp -Vai trị của tín dụng khách hàng doanh nghiệp

-Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp -Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w