Đánh giá rủi ro đối với mối nguy/sự kiện nguy hại

Một phần của tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN (Trang 27)

BƯỚC 2 : MÔ TẢ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

c. Đánh giá rủi ro đối với mối nguy/sự kiện nguy hại

Có hai cách tiếp cận để đánh giá rủi ro:

Cách tiếp cận 1: Đánh giá rủi ro đơn giản

Dựa vào ý kiến thảo luận trong ban CNAT về các sự kiện nguy hại có thể xảy ra đối với hệ thống cấp nước cộng đồng, đã có biện pháp kiểm sốt mối nguy đó chưa và đưa ra quyết định xếp loại rủi ro đơn giản.

Bảng.3.2. Đánh giá rủi ro đơn giản [1, 2, 12]

Rủi ro

Tác động của sự kiện nguy hại

Khơng đáng kể Trung bình Lớn

Tần suất xảy ra sự kiện

nguy hại

Thường xuyên Trung bình Cao Cao

Có khả năng Thấp Trung bình Cao Ko thường

xuyên Thấp Thấp Trung bình

Cách tiếp cận 2: Phương pháp bán định lượng

Sử dụng phương pháp bán định lượng để xác định rủi ro

Tần suất x Tác động = Rủi ro

Kết quả đánh giá rủi ro theo cách tiếp cận 2 ta sử dụng ma trận đánh giá rủi ro bán định lượng sau:

Bảng 3.3. Ma trận đánh giá rủi ro bán định lượng Điểm Rủi ro Tác động Không đáng kể Điểm 1 Tác động ít Điểm 2 Tác động trung bình Điểm 3 Tác động lớn Điểm 4 Tác động nghiêm trọng Điểm 5 Tần suất 1 lần /ngày Điểm 5 5 10 15 20 25 1 lần/tuần Điểm 4 4 8 12 16 20 1 lần/tháng Điểm 3 3 6 9 12 15 1 lần/năm Điểm 2 2 4 6 8 10 1 lần/ ≥ 2 năm Điểm 1 1 2 3 4 5 Ghi chú :

Màu đỏ - Rủi ro cao (đáng kể ) và rất cao: Cần ưu tiên có BPKS để giảm thiểu

rủi ro.

Màu vàng - Rủi ro trung bình (chưa chắc chắn): Ưu tiên mức trung bình, Ban CNAT cần tiếp tục xem xét trong thời gian tới để quyết định rủi ro thuộc loại cao (đáng kể) hay thấp (không đáng kể).

Màu xanh - Rủi ro thấp (không đáng kể): Không cần ưu tiên, ở mức chấp nhận

được.

Ban/nhóm CNAT cần đưa ra ma trận và bơi màu thích hợp với hệ thống cấp nước của riêng mình, đặc biệt là mức rủi ro có thể chấp nhận được (màu xanh). Bảng trên chỉ là ví dụ để tham khảo.

Để đánh giá rủi ro, ban CNAT cần sử dụng triệt để những thông tin như:

Những hiểu biết và kinh nghiệm về toàn bộ hệ thống cấp nước từ nguồn nước - xử lý nước - mạng phân phối - khách hàng, các hoạt động kinh tế gần nguồn nước.

Các số liệu sẵn có về chất lượng nước nguồn và nước đã xử lý của ít nhất 2 năm gần nhất.

Các sự kiện nguy hại đã từng xảy ra, những thay đổi chất lượng nước nguồn theo thời tiết, mưa to, bão lũ.

Việc đánh giá rủi ro được thực hiện hai lần: lần đầu là đánh giá rủi ro sơ bộ khi chưa áp dụng biện pháp kiểm soát, lần sau là sau khi áp dụng biện pháp kiểm soát.

Bảng 3.4. Tác động tới sức khỏe và cảm quan khi dùng nước bị ô nhiễm

Nguồn nước Xử lý nước

Bể chứa nước sạch, hệ thống mạng phân phối

nước

Khách hàng

A. Tác động rất lớn tới sức khỏe (gây bệnh cấp tính do vi khuẩn gây bệnh)

+ Lũ lụt, mưa bão + Mưa to cuốn theo phân người, phân súc vật vào nguồn nước

+ Chăn thả súc vật quanh nguồn nước + Nhà vệ sinh đặt gần nguồn nước

Khử trùng chưa đạt

+ Do lượng clo dư không đủ

+ Do thời gian tiếp xúc của nước với chất khử trùng không đủ + Do bộ phận khử trùng không làm việc + Chim chóc, cơn trùng chui vào bể nước

+ Ít vệ sinh bể chứa và đường ống

+ Không đủ clo dư để khử trùng

+ Vỡ ống

+ Áp suất nước thấp hoặc cấp nước không liên tục nên có dịng chảy ngược

+ Bể chứa hở + Trẻ em thò tay vào bể chứa + Gầu múc đặt xuống đất + Clo dư không đủ

+ Lấy nước mưa ngay khi bắt đầu mưa

B. Tác động lớn tới sức khỏe (gây bệnh cấp tính do sử dụng nước có hóa chất trong thời gian ngắn với nồng độ khá cao)

+ Nước thải nông nghiệp chứa thuốc BVTV đổ vào nguồn nước + Nước thải cơng nghiệp chứa hóa chất (Cr, Hg, Pb, CN- ) đổ vào nguồn nước.

+ Sự cố tràn đổ hóa chất chảy vào nguồn nước.

+ Bùng nổ tảo độc trong nguồn nước

+ Khơng xử lý được hóa chất: F, thuốc BVTV,… + Dùng dư hóa chất xử lý (phèn, clo,…) + Dư hóa chất + Dịng chảy ngược bị ô nhiễm bởi hóa chất (ở những nơi có kho hóa chất như bệnh viện, xí nghiệp, viện nghiên cứu,…)

C. Tác động lớn tới chất lượng nước (do dùng nước có hóa chất trong thời gian dài nhưng ở nồng độ gây bệnh mãn tính)

Nguồn nước Xử lý nước Bể chứa nước sạch, hệ thống mạng phân phối nước Khách hàng As, F

+ Nước thải nơng nghiệp chứa thuốc BVTV, phân bón + Nước rác, nước thấm qua bãi thải ngành khai khoáng đổ vào nguồn nước + Mưa to kéo theo kim loại nặng và chất hữu cơ trên mặt đất đổ vào nguồn nước

+ Nước ô nhiễm ngấm vào nước ngầm

hóa chất khóa chứa Cu, Pb ống, van khóa có chứa Cu, Pb + Dùng thiết bị lọc quá lâu mà không thay bộ phận lọc. + Nối ống dẫn nước uống lẫn với ống nước khác ví dụ dùng cho tưới tiêu

D. Tác động tới màu, mùi, vị của nước

+ Mưa to làm tăng độ đục

+ Đào bới đất tăng Fe, Mn

+ Lượng hóa chất keo tụ ít dẫn tới độ đục cao

+ Dùng quá dư clo gây mùi, vị

+ Vật liệu bị ăn mịn + Nước lưu trong bể chứa có mùi vị

+ Không thường xuyên vệ sinh bể chứa, đường ống làm cho nước có mùi, vị, màu

+ Vật liệu đường ống, van , khóa bị ăn mịn gây mùi vị cho nước

d. Xác định và đánh giá biện pháp kiểm sốt hiện có

Xác định biện pháp kiểm soát

Sau khi đánh giá rủi ro nếu rủi ro cao thì cần áp dụng biện pháp kiểm sốt để ngăn ngừa mối nguy; hoặc loại trừ mối nguy; hoặc giảm rủi ro tới mức chấp nhận.

Để làm được điều này ban/nhóm CNAT phải xem xét tại điểm kiểm sốt đó cần áp dụng biện pháp kiểm sốt nào.

Ví dụ:

Hàng rào ngăn súc vật xâm phạm nguồn nước. Khử trùng để xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước uống.

Tuyên truyền giáo dục nông dân sử dụng thuốc BVTV vật đúng chủng loại, đúng hướng dẫn.

Giới hạn kiểm soát

Mỗi biện pháp kiểm sốt đều có giới hạn vận hành. Nếu vượt quá giới hạn này cần phải có hành động khắc phục để đưa biện pháp kiểm soát về giới hạn cho phép. Giới hạn kiểm sốt có hai loại:

Loại cảnh báo (mô tả bằng lời). Loại có giá trị tới hạn cụ thể.

Ví dụ loại cảnh báo (bằng lời): Hàng rào còn nguyên vẹn (Đối với biện pháp kiểm soát là dùng hàng rào bảo vệ nguồn nước không cho súc vật xâm phạm nguồn nước). Nếu hàng rào thủng súc vật sẽ đi vào làm ô nhiễm nguồn nước.

Ví dụ loại có giá trị tới hạn cụ thể: 0,5 mg/l < [clo dư] < 0,8 mg/l (đối với biện pháp kiểm soát khử trùng bằng clo). Nếu vượt quá giới hạn độ an tồn của nước sẽ khơng đảm bảo. Nếu [clo dư] < 0,5, lượng clo không đủ để khử trùng. Nếu [clo dư] > 0,8 sẽ gây mùi clo khó chịu làm cho khách hàng khơng muốn dùng nước loại này nữa.

Đánh giá hiệu quả của biện pháp kiểm soát (BPKS)

Là nhận được chứng cớ về hiệu quả của biện pháp kiểm soát. Phương pháp đánh giá hiệu quả của BPKS có thể theo ba cách:

Sau khi vận hành một thời gian và có số liệu chứng tỏ BPKS hiệu quả (kết quả thanh tra, kết quả phân tích chất lượng nước).

Kết quả nghiên cứu trong điều kiện tương tự chỉ rõ BPKS hoạt động hiệu quả (kết quả phân tích chất lượng nước).

Hướng dẫn của quốc gia: ví dụ QCVN 01:2009/BYT, chất lượng nước đạt quy chuẩn quốc gia là các BPKS đạt hiệu quả.

Bảng 3.5. Ví dụ biện pháp kiểm sốt và giới hạn kiểm soát

TT Sự kiện nguy hại

Loại nguy hại

Biện pháp kiểm soát Giới hạn kiểm soát

1

Súc vật ăn cỏ, uống nước, lội qua, phóng uế tại gần điểm thu nước

S Lắp hàng rào ngăn súc vật Hàng rào cịn ngun vẹn súc vật khơng vào được

2 Rác rưởi lọt vào ngăn thu

của cơng trình thu nước V

Có song hoặc lưới chắn rác để ngăn rác lọt vào ngăn thu

Song hoặc lưới chắn rác không bị hỏng

3

Cặn bùn ở hồ lắng quá dày làm tăng độ đục của nước sau lắng

V Hút bùn ở đáy hồ lắng Chiều dày lớp bùn < 1m

TT Sự kiện nguy hại

Loại nguy hại

Biện pháp kiểm soát Giới hạn kiểm soát

4 Độ đục sau lắng tăng cao

do thiếu hóa chất keo tụ V

Làm jartest để xác định lượng hóa chất phù hợp Độ đục sau lắng ≤ 7 NTU 5 Độ trong không đạt do chiều dày lớp vật liệu lọc giảm thấp hơn quy định vì một phần bị cuốn trôi

S,V Bổ sung vật liệu lọc đạt chiều dày làm việc

Độ đục sau lọc ≤ 2 NTU Chiều cao lớp cát lọc = 1,2 m 6 Tràn bể hoặc cạn bể chứa nước sạch V Điều chỉnh trạm bơm cấp 2 để mức nước trong bể trong khoảng quy định

Mức nước trong bể 1 m ≤ H ≤ 3,5 m

7 Chim và côn trùng lọt vào bể chứa nước sạch S Có nắp đậy bể và lưới chắn cơn trùng ở ống thơng khí Nắp bể đậy kín, lưới chắn không bị thủng 8

Thừa hoặc thiếu clo dư do thiết bị định lượng clo không đúng H Bảo dưỡng và định chuẩn thiết bị định lượng cấp clo 0,5 mg/l ≤ clo dư ≤ 0,8 mg/l 9

Ở điểm cuối mạng phân phối có clo dư thấp hơn 0,1 mg/l

S Lắp trạm bổ sung clo 0,3 mg/l ≤ clo dư ≤ 0,5 mg/l

10 Đường ống bị ăn mịn,

đóng cặn, độ đục cao V

Bảo trì, xúc rửa đường

ống Độ đục ≤ 2 NTU 11 Vỡ đường ống do áp lực cao, ống cũ S, V Thay thế ống đảm bảo chất lượng ống Lắp biến tần điều chỉnh áp lực bơm Giảm tần suất vỡ ống

12 Mất điện S, V Chuyển sang nguồn điện dự trữ

Công tắc chuyển làm việc hiệu quả

Ghi chú: - S: Sinh học; V: Vật lý; H: Hóa học

- Giới hạn kiểm sốt do cơng ty cấp nước đề ra tùy thuộc khả năng kỹ thuật

Các biện pháp kiểm sốt hiện có đối với mỗi hệ thống cấp nước cụ thể thường khác nhau tùy vào hiểu biết về các rủi ro đối với chất lượng nước của hệ thống cấp nước đang quản lý và nguồn lực hiện có của cộng đồng.

Ví dụ có nơi chỉ có hệ thống xử lý nước mà chưa có biện pháp kiểm sốt đối với nguồn nước và mạng phân phối nước. Hoặc biện pháp kiểm sốt hiện có sẽ khác nhau vì nguồn nước từng địa phương khác nhau (nước hồ, nước sông, nước giếng khoan, nước tự chảy…).

Các biện pháp hiện có thường là các loại sau:

Loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước (bằng các biện pháp như: keo tụ/tạo bông/lắng, lọc, …).

Ngăn ngừa ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước (ví dụ bảo vệ nguồn nước khỏi các hoạt động như đổ nước thải công nghiệp, sinh hoạt,… vào nguồn nước hoặc chọn nguồn nước khác nếu nguồn nước đang sử dụng bị ô nhiễm nặng.

Khử trùng (q trình Clo hóa).

Duy trì chất lượng nước trong quá trình phân phối (thơng qua duy trì đủ áp lực nước trong mạng phân phối, bể chứa nước sạch phải đậy nắp, thủ tục bảo dưỡng và sửa chữa mạng ống phải vệ sinh,…).

Lưu ý:

Khi xác định mối nguy hại/sự kiện nguy hại phải đi thăm hiện trường để quan sát dấu hiệu mối nguy hại. Việc thăm hiện trường cũng giúp ích cho việc mơ tả hệ thống cấp nước đúng với thực tế.

Tìm sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật từ Pcerwass hoặc từ các công ty cấp nước đô thị, các tư vấn để có lời khun của chun gia bên ngồi về xác định mối nguy, sự kiện nguy hại và đánh giá rủi ro.

Cộng đồng có thể cung cấp những thơng tin về các hoạt động có thể gây nguy hại cho nguồn nước, mạng phân phối nước….

Mỗi rủi ro có thể có nhiều biện pháp kiểm sốt, vì vậy khi BPKS chưa đủ hiệu quả mà rủi ro đánh giá lại sau khi áp dụng BPKS hiện có vẫn cịn cao thì cần có thêm các BPKS mới để giảm rủi ro tới mức có thể chấp nhận được.

Đập tràn ngăn mặn Phao chắn dầu tràn Thanh tra hiện trường

Dùng hóa chất để xử lý và khử trùng nước

Tường rào bảo vệ cơng trình

Dùng bể cá phát hiện ô nhiễm Máy phát điện dự phòng

Ví dụ 03: Xác định, phân tích và đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro tại 01 trạm cấp nước tỉnh Bình Thuận

Cơng đoạn Nội dung mối nguy mối nguy Phân loại Tần suất xảy ra nghiêm trọng Mức độ rủi ro Hệ số Mức tác động

1 2 3 4 5 6=4x5 7

Nguồn nước

Nguồn nước có độ đục cao hoặc có biến động Hóa học, Vật lý 2 6 12 Cao Nguồn nước bị gián đoạn hoặc cấp không đủ nhu

cầu của Nhà máy nước

Khác 1 6 6 Thấp

Nguy cơ ô nhiễm về phân bón, thuốc BVTV, rác

thải Hóa học

1 6 6 Thấp

Đường ống thu nước thơ về hồ chứa

Nước nguồn có độ đục biến động Hóa học, Vật lý 1 6 6 Thấp Nguồn nước thô cấp không đủ hoặc bị gián đoạn

do bể ống Khác 1 5 5 Thấp

Rêu, hàu bám thành hồ chứa Khác 2 3 6 Vừa

Bể châm hóa chất tạo bông

Máy khuấy không ổn định Khác 1 5 5 Thấp

Bơm định lượng không ổn định Khác 3 4 12 Cao

Dịng chảy hóa chất khơng liên tục Khác 3 3 9 Vừa

Bể lắng Bùn cặn, rêu hàu bám thành bể lắng, đường ống Suy giảm chất lượng nước sau lắng Hóa học Khác 2 4 8 Vừa

3 4 12 Cao

Bể lọc

Kích thước, khối lượng cát lọc khơng đạt Khác 2 3 6 Vừa Suy giảm chất lượng nước sau lọc Hóa học, Sinh học 3 4 12 Cao

Máy đo chất lượng nước không ổn định Khác 2 4 8 Vừa

Khử trùng

Bơm tạo áp không ổn định Khác 2 4 8 Vừa

Máy châm, Ejector không ổn định Khác 2 4 8 Vừa

Thiếu hụt Clor Hóa học 3 4 12 Cao

Dịng chảy dung dịch Clor khơng ổn định Khác 1 5 6 Thấp

Công đoạn Nội dung mối nguy mối nguy Phân loại Tần suất xảy ra nghiêm trọng Mức độ rủi ro Hệ số Mức tác động

Bể điều áp Chất lượng nước khơng đạt Hóa học,

Sinh học 2 6 12 Cao

Hành động cố ý gây ơ nhiễm từ bên ngồi Khác 1 5 5 Thấp

Mạng đường ống cấp nước

Đóng cặn trong đường ống Hóa học 2 4 8 Vừa

Tái nhiễm bẩn do thi công, sửa chữa Khác 2 4 8 Vừa

Suy giảm chất lượng nước trên mạng cấp Hóa học, Sinh học 3 4 12 Cao Chất lượng nước không đạt do thiếu áp hoặc các

nguyên nhân khác (mất điện, hư hỏng đường ống

…)

Khác 2 4 8 Vừa

Cố ý bơm nguồn nước ô nhiễm, chất độc vào mạng Khác 1 5 5 Thấp

Vòi tiêu thụ của

Khách hàng Chất lượng nước khơng đạt Hóa học, Sinh học 2 4 8 Vừa

Các mối nguy và sự cố khác

Máy móc, thiết bị không ổn định Khác 2 4 8 Vừa

Máy đo CLN liên tục khơng chính xác Khác 3 4 12 Cao

Mất điện lưới Khác 3 3 9 Vừa

Suy giảm kết cấu các cơng trình Khác 2 3 6 Vừa

CHƯƠNG IV:

BƯỚC 4: XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG KẾ HOẠCH CẢI THIỆN DẦN TỪNG BƯỚC a. Kết quả của Bước 4

Kết quả của bước 4 gồm:

Xác định các biện pháp kiểm sốt để cải thiện độ an tồn của nước uống. Lập kế hoạch cải thiện dần từng bước với các hoạt động và BPKS ưu tiên. Quyết định thực hiện các biện pháp cải thiện: khi nào? ở đâu? Ai thực hiện?

Kế hoạch cải thiện dần từng bước có thể là:

Biện pháp kiểm sốt vận hành mới (biện pháp quản lý hoặc biện pháp kỹ thuật); Cải thiện cơ sở hạ tầng (ví dụ thay mạng ống cũ bằng mạng ống mới…).

Sự cần thiết phải có kế hoạch cải thiện dần từng bước

Một phần của tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)