BƯỚC 2 : MÔ TẢ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
c. Thẩm định hiệu quả của KHCNAT
Thẩm định hiệu quả của KHCNAT là cung cấp những chứng cứ rằng thiết kế và
vận hành hệ thống cấp nước nói chung có khả năng cấp nước với chất lượng an toàn. Thẩm định hiệu quả của KHCNAT gồm 3 hoạt động chính:
Giám sát sự phù hợp: Lấy mẫu phân tích chất lượng nước xem có đạt tiêu chuẩn nước sạch không (QCVN 02:2009/BYT hoặc QCVN 01: 2009/BYT); giám sát sự tuân thủ kế hoạch giám sát CLN của KHCNAT.
Đánh giá nội bộ KHCNAT và đánh giá bên ngoài KHCNAT bởi các chuyên gia bên ngoài (tư vấn độc lập): Sử dụng Công cụ đánh giá chất lượng (QA Tool) để đánh giá (cần được đào tạo về sử dụng QA Tool để đánh giá KHCNAT).
Sự thỏa mãn của khách hàng: Bất kỳ sự phàn nàn về màu, mùi, vị, tình trạng cấp nước cần được nghiên cứu để có biện pháp khắc phục hoặc giải thích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Hình 5.1. Thẩm định kế hoạch cấp nước an toàn
Các kết quả thẩm định được ghi thành văn bản và gửi cho các bên liên quan.
Chất lượng nước cấp và giám sát sự phù hợp
Các kết quả đo chất lượng nước và thanh tra điều kiện vệ sinh phải được ghi lại và thường xuyên tiến hành để có cơ sở khẳng định KHCNAT làm việc hiệu quả, các BPKS vẫn được áp dụng có hiệu quả và các biện pháp cải thiện đang thực hiện theo kế hoạch.
Khi nước có vấn đề cần thơng báo để người dân đun sôi nước uống và tạm sử dụng nguồn nước khác ví dụ nước mưa.
Việc áp dụng KHCNAT địi hỏi ln phải theo dõi chất lượng nước từ nguồn nước, sau mỗi quá trình xử lý (lắng, lọc, khử trùng), trên mạng phân phối. Vì vậy các cán bộ của trạm cấp nước và Pcerwass nước cần lấy mẫu, phân tích chất lượng nước để:
Đánh giá chất lượng nước nguồn và tìm các chất ơ nhiễm có trong nước nguồn và thơng báo cho ban CNAT để tìm các sự kiện nguy hại/mối nguy hại xảy ra với nguồn nước và xác định các BPKS ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước.
Phân tích chất lượng nước khi giám sát vận hành các biện pháp kiểm soát bằng xử lý nước: keo tụ, lắng, lọc, khử trùng. Nếu giới hạn kiểm sốt bị phá vỡ thì cần có hành động hiệu chỉnh để đưa q trình về khoảng giới hạn cho phép.
Để thẩm định hiệu quả của KHCNAT thì các cán bộ PTN phân tích CLN của Pcerwass và cán bộ phân tích của TTYTDP đều phải lấy mẫu nước trên mạng phân phối hoặc tại vịi của khách hàng để có chứng cứ chỉ rõ chất lượng nước có đạt mục tiêu đề ra QCVN 01: 2009/BYT hoặc QCVN 02: 2009/BYT hay khơng?
Vài hình ảnh về lấy mẫu phân tích chất lượng nước
Lấy mẫu phân tích chất lượng nước
nguồn Phân tích chất lượng nước trong PTN Bảng 5.1 Dưới đây là hướng dẫn của WHO về các thông số cần đo đối với từng quá trình của hệ thống cấp nước để giám sát các BPKS.
Bảng 5.1. Ví dụ các thơng số vận hành cần thiết để giám sát các BPKS theo hướng dẫn của WHO [16]
Các thông số vận hành Nước thô Keo tụ Lắng Lọc Khử trùng Mạng phân phối pH x x x x Độ đục x x x x x x DO x
Lưu lượng dịng sơng/suối x
Mưa to x
Màu x
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) x
Cacbon hữu cơ x x
Các thông số vận hành Nước thô Keo tụ Lắng Lọc Khử trùng Mạng phân phối Lượng hóa chất x x Tốc độ dòng x x x x
Net charge (Điện tích) x
Tốc độ khuấy x
Độ sụt áp x
Ct (nồng độ x thời gian tiếp xúc) x
Lượng dư chất khử trùng x x
Thế oxy hóa - khử x
Sản phẩm phụ của thanh trùng DBPs x x
Vi khuẩn x x
Áp suất thủy lực x
Tần suất giám sát các thông số pH, độ đục, clo dư ở các thiết bị xử lý như keo tụ, lắng, lọc, khử trùng tùy thuộc vào tiềm năng của từng công ty hoặc trạm cấp nước: Ở cấp nước đô thị thường 1-2 giờ/lần và online. Tuy nhiên với các trạm cấp nước nơng thơn có thể 1 ca/lần hoặc 1 ngày/lần khi nguồn nước ổn định và đo ngay khi có biến động bất thường như mưa to, lũ lụt.
Giám sát chất lượng nước sản phẩm phải tuân theo quy định của QCVN 02: 2009/BYT đối với HTCN có cơng suất < 1000 m3/ngày đêm và của QCVN 01: 2009/BYT với HTCN có cơng suất ≥ 1000 m3/ngày đêm.
Đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài (Auditing)
Đánh giá nội bộ cũng như đánh giá bên ngồi thường tìm ra các chứng cớ cho thấy hệ thống cấp nước đang áp dụng KHCNAT có hiệu quả như:
Rà sốt 6 Bước của chu trình cải tiến liên tục KHCNAT.
Xem xét các thay đổi về nhân sự trong ban/nhóm CNAT có thay đổi khơng? Có được cập nhật vào sổ tay KHCNAT khơng?
Cơ sở hạ tầng có gì thay đổi (cải tiến, đầu tư mới…) có được cập nhật vào mơ tả hệ thống cấp nước không?
Đã xác định hết rủi ro và biện pháp kiểm soát rủi ro tới mức chấp nhận khơng? Có chương trình giám sát vận hành với tất cả các biện pháp kiểm soát chưa? Trên thực tế giám sát vận hành các BPKS thế nào?
Kết quả đo chỉ tiêu chất lượng nước ở các điểm kiểm sốt có tn thủ theo kế hoạch khơng và việc tổng hợp, phân tích các thơng tin thu được về chất lượng nước của nguồn nước, các điểm kiểm soát khi xử lý nước và chất lượng nước ở vòi của
khách hàng… để phục vụ cho đánh giá rủi ro và thẩm định sự phù hợp của chất lượng nước với QCVN thế nào?
Các quy trình thủ tục quản lý, vận hành, bảo dưỡng…các báo cáo, nhật ký vận hành…có được viết và lưu giữ đầy đủ không?
Các hoạt động hỗ trợ như: Công tác đào tạo nâng cao tay nghề và nâng cao hiểu biết về KHCNAT được làm đến đâu? Công tác giáo dục cộng đồng cùng tham gia bảo vệ nguồn nước được làm đến đâu?
Sự đóng góp của cộng đồng khi thực hiện KHCNAT thế nào?
Cơng tác rà sốt và cập nhật, cải tiến KHCNAT hàng năm thực hiện thế nào? Trên cơ sở đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài sẽ chỉ ra những mặt được và chưa được của áp dụng KHCNAT và chỉ ra những cải tiến trong thời gian tới để việc áp dụng KHCNAT ngày càng hiệu quả hơn.
Thường đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài tiến hành 1 năm/1 lần. Đánh giá nội bộ do ban/nhóm CNAT tiến hành. Đánh giá bên ngồi do các chuyên gia tư vấn độc lập chuyên về KHCNAT tiến hành.
Sự thỏa mãn của khách hàng
Cần thu thập những phàn nàn của khách hàng (màu, mùi vị, mất nước,…) và có ngay hành động khắc phục để khách hàng luôn được thỏa mãn và dịch vụ cấp nước được mở rộng.
Lưu ý:
Giám sát vận hành, giám sát sự phù hợp và đánh giá hiệu quả KHCNAT là bắt buộc. Khi cộng đồng khơng có đủ nguồn lực để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước thì ban/nhóm CNAT cần tham vấn lời khun của chính quyền địa phương, của các chuyên gia bên ngoài và nhờ sự hỗ trợ của họ về kinh phí hoặc về lấy mẫu phân tích chất lượng nước miễn phí.
Ban/nhóm CNAT cần liên tục rà soát nhu cầu giám sát vận hành các rủi ro mới có thể ảnh hưởng tới chất lượng nước. Ví dụ: các rủi ro mới xuất hiện do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt của con người mà trước đó ban/nhóm CNAT chưa tính đến.
Sự thay đổi của kết quả giám sát vượt ra ngoài khoảng vận hành cho thấy rủi ro có thể thay đổi. Khi đó ban/nhóm CNAT cần rà sốt lại KHCNAT và áp dụng các hành động cải thiện.
Hệ thống cấp nước của xã A có thể ghép đơi với hệ thống cấp nước của xã B lân cận để tiến hành đánh giá KHCNAT của nhau để giúp KHCNAT của cả hai hệ thống cấp nước của xã A và xã B đều luôn được cải tiến và áp dụng hiệu quả.
CHƯƠNG VI:
BƯỚC 6: LẬP VĂN BẢN, RÀ SOÁT VÀ CẢI TIẾN TẤT CẢ CÁC KHÍA CẠNH ÁP DỤNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN