Một số gợi ý về thông điệp truyền thông

Một phần của tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN (Trang 65 - 75)

BƯỚC 2 : MÔ TẢ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

b. Xây dựng và lưu giữ các văn bản

7.3. Một số gợi ý về thông điệp truyền thông

- Nâng cao nhận thức về lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn tại các trạm cấp nước.

- Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương, cộng đồng tham gia bảo vệ cơng trình cấp nước, bảo vệ nguồn nước, đường ống, cơng trình đầu mối.

- Nâng cao ý thức sử dụng dịch vụ phải trả phí – thanh toán tiền nước khi sử dụng dịch vụ cấp nước.

- Sử dụng nước tiết kiệm – hiệu quả, chống thất thu, thất thoát nước.

- Lợi ích của sử dụng nước máy về các khía cạnh kinh tế, sức khỏe, đoàn kết cộng đồng, văn minh.

- Trữ nước hộ gia đình an tồn, đặc biệt trong thời gian hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, ngập úng..

PHỤ LỤC

ÁP DỤNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TỒN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN 1. Thành lập ban cấp nước an toàn tại Trung tâm Cấp nước và vệ sinh mơi trường nơng thơn tỉnh Bình Thuận có nhiệm vụ:

- Xây dựng, triển khai, huấn luyện và theo dõi kiểm tra các Phòng ban, đơn vị, CCN thực hiện CNAT.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thẩm định quá trình thực hiện CNAT và thực hiện các hoạt động cải tiến.

- Định kỳ đánh giá khả năng đáp ứng của Trung tâm đối với CNAT và xây dựng các chương trình hỗ trợ nhằm thực hiện tốt CNAT trong từng giai đoạn.

- Kết hợp với các tổ chức liên quan khác để tuyên truyền cho người dân về nước sạch và CNAT.

- Tham mưu, báo cáo, kiến nghị với Lãnh đạo Sở NN và PTNT, Lãnh đạo Huyện, các Phòng, Ban trong huyện nhằm thực hiện các biện pháp hỗ trợ CNAT.

2. Kiểm soát chặt chẽ rủi ro từ nguồn nước cấp 2.1. Các CTCN sử dụng nguồn nước mặt: a. Nguồn nước, vị trí thu nước:

Sử dụng nguồn nước mặt từ hồ thủy lợi Sông Quao có dung tích hơn 73 triệu m3. Nước mặt được dẫn về khu vực nhà máy từ kênh chính Hồ Sông Quao bằng tuyến ống PVC D400 dài hơn 1,8 km, lắp đặt dọc theo tuyến kênh nhánh N15B chảy vào hồ chứa nước thô và đồng thời cũng có tính năng dự trữ nước.. Hồ nước thơ có dung tích 26.000 m3 đủ khả năng dự trữ cho Nhà máy nước hoạt động liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày, dự phòng cho các trường hợp nguồn nước thô được cấp theo chế độ luôn phiên hoặc ngưng cấp nước để sửa chữa kênh. Hồ chứa nước thô được phân làm 2 ngăn, toàn bộ đáy và mái hồ đều được gia cố bằng bê tơng cốt thép. Hồ chứa cịn có cống xả đáy đóng mở bằng phay để định kỳ hàng năm xả cặn làm vệ sinh hồ. Ngồi các hạng mục cơng trình nêu

trên CCN Thuận Bắc cịn có điểm đấu nối với mục đích lấy nước từ NMN Cà Giang bổ sung nguồn nước cấp cho CCN Thuận Bắc khi cần thiết.

b. Các mối nguy có thể gây ơ nhiễm:

- Nguồn nước mặt dẫn về vào mùa khơ có chất lượng nước tương đối tốt độ đục khoảng 15 đến 30 NTU. Tuy nhiên, vào mùa mưa nguồn nước mặt có chất lượng

khơng ổn định, vào đầu mùa mưa độ đục tăng cao đột biến có khi lên đến > 1.000 NTU ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước, nên phải châm hoá chất (bột PAC, phèn, soda) để keo tụ bông cặn, xử lý sơ lắng ban đầu. Nước thơ sau khi châm hóa chất được chảy vào bể sơ lắng, chất lượng nước sau khi xử lý lắng sơ bộ, độ đục cần phải giảm còn khoảng 20 đến 50 NTU.

- Tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán diển ra ngày càng gây gắt, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây xói mòn và lở đất, ảnh hưởng lớn đối với chất lượng, lưu lượng nước thơ đầu nguồn.

- Ơ nhiễm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xác gia súc, gia cầm do người sử dụng vứt vào kênh hoặc từ các khu vực sản xuất nông nghiệp trên các lưu vực hồ chứa, sông, suối và kênh thủy lợi … đến vị trí lấy nước thơ cho Nhà máy nước.

- Duy tu, sửa chữa kênh mương và việc điều tiết nước của cơng trình Thủy lợi gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nước thô phục vụ cho hoạt động của Nhà máy nước.

2.2. Các CTCN sử dụng nguồn nước ngầm:

a. Nguồn nước, vị trí thu nước:

- Nguồn nước nhà máy được lấy từ Bàu Chát, nước thu bằng hệ thống giếng đào

nối thông nhau tập trung về giếng chủ (giếng có lắp đặt bơm). Sử dụng nguồn nước ngầm nằm trong tầng chứa nước lỗ hỏng Pleistocene dưới với nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa ngấm qua và ở những dãi đồi cát trên cao và vùng lân cận chảy tới. Nước trong tầng thốt ra ngồi theo các mạch lộ ở địa hình thấp cung cấp cho nước mặt.

- Tuyến hào thu nước dài 208m gồm 13 giếng đào D 2m được nối thông với nhau bằng ống PVC D200mm ở độ sâu bình quân 3,0m so với mặt đất tự nhiên. Ống PVC khoan lỗ 4mm quấn 3 lớp lưới ni lông, xung quanh ống có 1 lớp đá 0,5 x1,0 dày 200mm và bên ngồi là lớp cát hạt thơ dày 300mm. Chung quanh nền giếng có nền Bê tơng đá 4x6 M75.

b. Các mối nguy có thể gây ơ nhiễm:

- Nguồn nước ngầm thường bị ô nhiễm do những hoạt động của con người trong khu vực; chủ yếu là việc sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thải phân rác trên khu vực đầu nguồn nước, … Đồng thời, việc sử dụng khai thác nguồn nước ngầm q mức, khơng hợp lý, tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán diển ra ngày càng gây gắt, nạn chặt phá rừng và thảm thực vật bừa bãi đầu nguồn sẽ làm cạn kiệt nguồn nước.

- Do vậy, cần có biện pháp ngăn chặn, hạn chế các tác nhân dẫn tới tình trạng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến lưu lượng nước khai thác. Trong phạm vi bán kính 100m tại giếng thu và về phía thượng lưu khơng được sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng cho phép, các hoạt động chăn ni có qui mơ lớn, các hoạt động khai thác nước có qui mơ > 20m3/ngày; Xây dựng rào chắn hoặc cắm mốc khu vực bảo vệ nguồn nước; lắp bảng cảnh báo, nghiêm cấm người và chăn thả súc vật tại khu vực bố trí giếng thu nước. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, vệ sinh khu vực nguồn nước; giám sát diễn biến lưu lượng, mực nước, chất lượng nguồn nước tại giếng khai thác; thực hiện việc quan trắc đúng quy định. Đồng thời quan tâm phối hợp các cấp chính quyền địa phương, đồn thể tun truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước.

Công nghệ áp dụng

Lắng nghiêng, tự rửa Bể lắng lamen tăng tốc độ lọc

2.3. Bể chứa nước sạch

Sau khi xử lý, nước được chứa tại các bể chứa nước sạch và đảm bảo thời gian lưu tối thiểu trên 40 phút để clo tiếp xúc với nước trước khi cung cấp ra mạng. Các bể chứa đều được xây dựng bằng bê tông, cốt thép kiên cố, bể kín có nắp đậy.

2.4. Phân phối

- Nước từ bể chứa nước sạch sẽ được chuyển tải ra mạng phân phối (tuyến ống cấp) thông qua Trạm bơm cấp 2 và được điều khiển bằng hệ thống biến tần để duy trì áp lực làm việc tối ưu nhằm đảm bảo cung cấp nước cho toàn mạng.

- Để thuận tiện cho công tác quản lý, duy tu, sửa chữa, trên các tuyến ống cấp nước đều có các hố van khống chế tuyến, hố van đấu nối, hố van xả khí, cột mốc định vị tuyến ống. Các tuyến ống qua đường sắt, đường nhựa được bảo vệ bằng ống lồng bằng thép.

2.5. Khách hàng sử dụng nước

Nước từ mạng cấp được dẫn vào các điểm tiêu thụ của khách hàng. Phần lớn các khách hàng sử dụng nước sinh hoạt và ăn uống đều sử dụng trực tiếp, không dùng bể chứa, không dùng bơm. Các khách hàng kinh doanh, dịch vụ, sản xuất với quy mơ lớn có sử dụng bể chứa và bơm cấp.

3. Xây dựng các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

- Chất lượng nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT theo quy định của Bộ Y tế; giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước thơ do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật,...trong sản xuất nông nghiệp.

- Đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt cho cộng đồng dân cư các địa phương với định mức sử dụng từ 80 - 100 lít/người/ngày-đêm.

- Thường xuyên đạt áp lực tự do ≥ 0,5 bar.

- Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước tối thiểu tại điểm bất lợi ≥ 0,5bar, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước cấp theo QCVN 01:2009/BYT; - thời gian tối đa ngưng cấp nước do sửa chữa các sự cố, hư hỏng nhỏ, đơn lẻ là 18 giờ; các sự cố, hư hỏng trung bình: 36 giờ; các sự cố, hư hỏng lớn hoặc nhiều sự cố đồng thời là 72 giờ (ngoài trừ các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như: cúp điện

lưới; Cty TNHH MTV Khai thác cơng trình Thủy lợi khơng cấp, hoặc không cấp đủ nguồn nước thô; tuyến ống chuyển tải bị xì, bể do thi cơng đường giao thơng hoặc các nguyên nhân khác,...).

- Chất lượng nước được thử nghiệm hàng ngày bằng các thiết bị xét nghiệm hiện trường và báo cáo cập nhật công khai trên Website của Trung tâm Nước sạch tỉnh Bình Thuận.

- Tự thiết kế phần mềm quản lý, theo dõi, so sánh chất lượng nước từng cơng trình cấp nước.

- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện có kết quả tốt về văn hóa tổ chức và thái độ ứng xử tơn trọng, thân thiện, gắn bó với khách hàng.

- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật truyền thông để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng: báo cáo cập nhật tình hình hoạt động cấp nước của tất cả cơng trình cấp nước trên địa bàn tỉnh về trụ sở Trung tâm Nước sạch tỉnh Bình Thuận hàng ngày; cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cấp nước cho Khách hàng trên Website (hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký lắp đặt thủy kế; tra cứu lịch sử sử dụng nước;...); nhắn tin SMS cho khách hàng khi xảy ra sự cố phải ngừng cấp nước; sử dụng Chương trình Web.GIS để quản lý các hạng mục cơng trình cấp nước và khách hàng sử dụng nước;...

4. Các yêu cầu về quản lý chất lượng theo Hệ thống quản lý ISO: 9000

Đơn vị đã áp dụng thực hiện và được Trung tâm chứng nhận phù hợp thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 lần thứ ba vào ngày 15/09/2012. Đến nay, đã xây dựng và áp dụng các quy trình, thủ tục và biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất và cung cấp nước, nhất là kiểm soát được các nguy cơ, rủi ro, các mối nguy hại có thể ảnh hưởng đến quá trình cấp nước, phấn đấu đảm bảo các mục tiêu cấp nước an toàn và chất lượng nước cấp đạt QCVN 01 và 02: 2009/BYT.

5. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan về cấp nước an toàn

a. Lập danh mục các văn bản, tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác cấp nước an toàn.

b. Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm sốt tài liệu. c. Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ.

d. Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản, tài liệu và chỉnh sửa khi cần thiết.

Định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc trường hợp đột suất cần thiết, thành viên được phân công về việc lưu trữ các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong cơng tác cấp nước an tồn, tổng hợp và rà sốt các danh mục lưu trữ đề suất thay đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc hủy bỏ các văn bản, tài liệu, hồ sơ khơng cịn hiệu lực hoặc khơng phù hợp với tình hình thực tế.

đ. Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thơng tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước.

Khi có sự cố xảy ra Bộ phận trực tiếp quản lý vận hành hệ thống cấp nước tiến hành khắc phục sự cố, đồng thời rà soát các hồ sơ ghi chép, lưu trữ dựa trên các tài liệu đang áp dụng tiến hành đánh giá độc lập về sự cố xảy ra. Trên cơ sở đó có báo cáo và thơng tin kịp thời đến đơn vị, cá nhân có liên quan để tiến hành xử lý cũng như có giải pháp phịng ngừa tiếp theo.

e. Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng.

Việc tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc của các tổ chức, cá nhân, trình tự được thực hiện theo quy định về xử lý thông tin phản ánh của khách hàng.

6. Lập các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai

a. Chương trình bảo dưỡng phịng ngừa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước, tăng tuổi thọ phục vụ của các cơng trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơng tác thực thực quy trình bảo dưỡng sửa chữa. Nâng cao kỹ năng tự hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ.

- Rà sốt lập hồ sơ theo dõi lịch sử sử dụng máy móc, thiết bị….; thực hiện cơng tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo Sổ tay vận hành các cơng trình cấp nước có liên quan;

- Lập kế hoạch trang bị dự phịng máy móc, thiết bị nhằm thay thế kịp thời khi gặp phải sự cố, hư hỏng, bảo dưỡng …

b. Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện KHCNAT:

- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và huyện thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30 tháng 11 năm 2006 V/v Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình và xét nghiệm chất lượng nước theo QCVN 01 và 02:2009/BYT hàng tháng; phối

hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác kiểm tra định kỳ hàng năm.

- Định kỳ 3 tháng/lần hoặc đột xuất, Ban chỉ đạo CNAT Trung tâm tiến hành tổ chức kiểm tra giám sát nội bộ để đề xuất thực thi các biện pháp cải tiến kịp thời và báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện KHCNAT theo quy định.

- Công tác kiểm tra, đánh giá của Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng dịnh kỳ hàng năm về thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

- Ban chỉ đạo CNAT tỉnh tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện các quy định về bảo đảm cấp nước an tồn.

c. Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và cơng nhân về cấp nước an tồn

- Hàng năm, tiến hành lập kế hoạch và tổ chức tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn (KHCNAT), cụ thể như sau:

- Nội dung đào tạo về kỹ thuật quản lý vận hành cơng trình cấp nước: cơng tác

Một phần của tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)