Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 62 - 65)

Thang Long University Library

2.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty

Bảng 2.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của cơng ty

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ suất sinh lời trên DT (ROS) (%) 9,65 7,26 6,12

Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)

(lần) 0,09 0,07 0,05

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 21,51 17,49 12,75

Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động 10,42 7,72 6,45

(Nguồn: số liệu tính từ báo cáo tài chính)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) là một hệ số quan trọng với các nhà quản lý vì nó cho biết khả năng kiểm sốt các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của q trình hoạt động kinh doanh, nó cho biết lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Năm 2010, ta có tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần là cao nhất trong 3 năm là 9,65%. Nghĩa là từ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp tạo ra được 9,65 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng tỷ suất này lại liên tục giảm trong 2 năm tiếp theo. Năm 2011, tỷ suất này giảm còn 7,26% do lợi nhuận sau thuế giảm 79.465.583.100 đồng tương đương giảm 5,77% và đến năm 2012 chỉ còn 6,12% (do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, giảm 20,54% ). Dù sao, tỷ số này mang dấu dương cũng đã thể hiện việc doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2010 - 2012 giảm qua các năm. Năm 2010, tỷ suất này đạt 0,09 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản được đầu tư thì cơng ty thu về 0,09 đồng lợi nhuận rịng. Năm 2011, tỷ suất này giảm chỉ còn 0,07 lần. Nguyên nhân là do trong năm, lợi nhuận sau thuế giảm 5,77% trong khi tổng tài sản tăng 17,59% so với năm trước. Sang đến năm 2012, tỷ suất này giảm chỉ còn 0,05 đồng. Do năm này, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm (giảm 20,54%) và tổng tài sản tiếp tục tăng (tăng 8,51%) so với năm 2011. Tỷ suất này giảm chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản của cơng ty khơng có hiệu quả, cơng ty cần thay đổi chính sách và quản lý chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện các chính sách này.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2010, tỷ suất này đạt 21,51% hay cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì cơng ty tạo ra 21,51 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là tỷ suất lớn nhất trong

giai đoạn 2010 - 2012, trong 2 năm tiếp theo tỷ suất này giảm nhanh. Cụ thể, năm 2011 giảm 4,02% chỉ còn 17,49%. Nguyên nhân do vốn chủ sở hữu tăng 15,88% trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm 5,77% so với năm trước. Năm 2012, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì cơng ty thu về 12,75 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 4,74 đồng so với năm 2011. Tỷ số ROE chưa ổn định qua các năm cho thấy cơng ty cịn chưa cân đối được vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong q trình huy động vốn phục vụ cho mục đích lớn nhất là mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên để thấy được các tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp có thực sự phản ánh việc quản lý tốt tài sản cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh và những tác động khiến các hệ số tăng trưởng ta có phương pháp phân tích tài chính Dupont.

Bảng 2.10. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ROS (%) 9,65 7,26 6,12

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) 0,96 1,02 0,88

Tỷ lệ tài sản trên VCSH (lần) 2,33 2,36 2,35

ROA (%) 0,09 0,07 0,05

ROE (%) 21,51 17,49 12,75

(Nguồn: Số liệu tính từ báo cáo thực tập)

ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Qua bảng 2.10 ta thấy, giai đoạn 2010 - 2012, ROA liên tục giảm do sự sụt giảm của ROS mặc dù hiệu suất sử dụng tổng tài sản có sự biến động tăng giảm qua các năm. Trong đó ROS giảm liên tục do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm dần qua 3 năm; hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2011 có tăng lên 0,06%, đạt 1,02% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm đi 0,14% chỉ còn 0,88% so với năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh thu thuần năm 2012 giảm 5,74% so với năm 2011 dẫn tới hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm.

ROE chịu ảnh hưởng của ROA và tỷ lệ tài sản trên VCSH. Do vậy việc ROA giảm dần qua các năm trong khi tỷ lệ tài sản trên VCSH khơng có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 - 2012 dẫn tới ROE cũng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ tài sản trên VCSH của công ty năm 2010 là 2,33 lần, năm 2011 tăng thêm 0,03 lần thành 2,36 lần và đến năm 2012 giảm 0,01 lần chỉ cịn 2,35 lần cho thấy sự biến động khơng đáng kể của hệ số này. Để có thể gia tăng ROE, doanh nghiệp cần có những biện pháp gia tăng ROA và có những chính sách quản lý tốt hàng tồn kho để giảm bớt chi phí vào khoản này nhằm gia tăng tổng tài sản.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w