Cải tiến tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 74 - 79)

Thang Long University Library

3.2.2. Cải tiến tình hình thu nợ

Rủi ro tín dụng là rủi ro lỗ tài chính của Hịa Phát nếu một khách hàng hoặc bên đối tác của cơng cụ tài chính khơng đáp ứng được các nghĩa vụ theo hợp đồng, và phát sinh chủ yếu từ các khoản phải thu của công ty. Đối với Hịa Phát, khơng có rủi ro từ tiền gửi ngân hàng hay các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Rủi ro chủ yếu đến từ khoản phải thu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi đặc điểm của từng khách hàng.

Phải thu khách hàng luôn là khoản chiếm giá trị lớn nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn. Khoản này càng cao càng chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng càng nhiều. Năm 2012, khoản này đạt mức 1.646.343.637.635 đồng, chiếm 8,66% tổng tài sản. Trong khi đó các khoản phải thu dài hạn chiếm 448.979.590.000 đồng, một con số không hề nhỏ và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Để có thể giảm thiểu bớt các khoản phải thu và chi phí từ các khoản này đem lại, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu hồi công nợ và tránh được rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh tốn, Hịa Phát cần có những biện pháp cứng rắn hơn nữa trong vấn đề này.

Việc thu hồi các khoản nợ không phải là công việc dễ dàng với doanh nghiệp đặc biệt là với những khách hàng có nhiều rủi ro trong thanh tốn. Vì vậy cơng ty cần thiết lập một chính sách tín dụng mà theo đó mỗi khách hàng mới sẽ được phân tích riêng biệt về độ tin cậy của khả năng trả nợ trước khi đưa ra các điều khoản và điều kiện giao hàng và thanh tốn chuẩn cho khách hàng đó. Ta có thể phân loại các khoản phải thu theo nhiều tiêu chí để thuận tiện cho việc quản lý:

- Theo độ tuổi. Nếu phân theo độ tuổi thì các khoản phải thu của công ty được chia thành các nhóm sau:

Bảng 3.1. Nhóm tuổi các khoản phải thu

Đơn vị tính: đồng

Các nhóm tuổi Số tiền phải thu

Dưới 30 ngày Từ 30 - 90 ngày Từ 90 - 180 ngày

- Theo khách hàng

(Nguồn: Phịng thu hồi nợ)

Bảng 3.2. Nhóm khách hàng các khoản phải thu Nhóm khách

hàng Đặc điểm

A Là những khách hàng lớn có mối quan hệ làm ăn lâu năm, có vị thế tài chính vững chắc và uy tín

B

Là những hãng, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và quy mơ hoạt động nhỏ hơn nhóm A. Thanh tốn có thể khơng đúng hạn nhưng chưa phát sinh nợ khó địi.

C Là những khách hàng có uy tín thấp, tài chính khơng vững chắc.

(Nguồn: Phịng thu hồi nợ)

Cơng ty nên u cầu có tỷ lệ đặt tiền trước với những hợp đồng mới: - Khách hàng nhóm A khơng u cầu đặt trước

- Khách hàng nhóm B yêu cầu đặt trước 5% giá trị hợp đồng - Khách hàng nhóm C yêu cầu đặt trước 10% giá trị hợp đồng.

Hạn mức mua hàng trả chậm được thiết lập cho mỗi khách hàng, thể hiện số dư phải thu tối đa mà không cần phê duyệt bởi Ban Giám đốc của Công ty mẹ và các công ty con. Hạn mức này được soát xét hàng năm. Trong những trường hợp cần thiết nên yêu cầu sự đảm bảo của bên thứ 3 cho những nghĩa vụ phải trả của khách hàng.

Bên cạnh đó cơng ty có thể áp dụng các chính sách chiết khấu thanh tốn nhằm tạo động lực thanh toán sớm cho khách hàng từ đó giảm thiểu các khoản phải thu và tăng tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành.

KẾT LUẬN

Phân tích tình hình tài chính là nội dung cơ bản nhất, bao quát nhất trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt trong ngành…Vì thế, cơng tác phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó có những quyết định phù hợp, đảm bảo một tương lai vững chắc cho doanh nghiệp.

Khi nghiên cứu đề tài này, em luôn cố gắng tiếp cận và tập hợp những cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Đồng thời với đó em cũng đi sâu vào phân tích những ưu điểm và những hạn chế trong việc quản lý và hoạt động sản xuất của Hòa Phát. Dựa trên những kiến thức lý luận được trang bị quá trình tìm hiểu tình hình thực tế, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát.

Với lượng kiến thức và thời gian có hạn nên em chỉ dừng lại ở mức độ đề cập và giải quyết những vấn đề cơ bản nhất về tình hình tài chính của công ty. Việc thực hiện đề tài khơng tránh khỏi được hết những sai sót, em rất mong nhận được sự phê bình và góp ý của các thầy cơ để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.s Ngô Thị Quyên - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài, các thầy cô giáo trong trường Đại học Thăng Long cùng các anh chị tại Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2010 của cơng ty cổ phần tập đồn Hòa Phát.

2. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2011 của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát.

3. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2012 của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát.

4. Tình hình lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2010 – 2012 của công ty cổ phần tập đồn Hịa Phát.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w