SỐ 339.893.132.360 2,28 549.826.615.496 3,14 209.933.483.136 61,76 492.422.430.341 2,59 (57.404.185.155) (10,44) TỔNG NGUỒN VỐN 14.903.658.232.099 100 17.524.683.026.075 100 2.621.024.793.976 17,59 19.015.763.461.546 100 1.491.080.435.471 8,51
(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012)
cơng ty vay ngân hàng và được đảm bảo bằng các tài sản cố định, hàng tồn kho và một số cổ phiếu của Cơng ty Tập đồn Hịa Phát. Cũng trong giai đoạn này, khoản mục phải trả người bán có những biến động đáng kể. Năm 2011, khoản mục này tăng nhẹ, khoảng 4,88% so với năm 2010 do công ty tiến hành nhập nhiều nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất. Sang đến năm 2012, khoản phải trả này tăng thêm 578.898.930.291 đồng, tương ứng tăng thêm 61,47% so với năm 2011. Khoản tăng thêm đáng kể này chứng tỏ cơng ty có những chính sách mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó chính sách tín dụng của một số nhà cung cấp đã được thắt chặt hơn do gặp khó khăn về tài chính.
Bên cạnh đó các khoản phải trả, phải nộp khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ như Thuế nộp ngân sách nhà nước hay phải trả người lao động, các khoản phải trả khác có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, khoản này giảm 5,53% so với năm 2010 và năm 2012 giảm thêm 13,79% so với năm 2011. Nguyên nhân do khoản mục Người mua trả tiền trước trong khoản Phải trả, phải nộp khác giảm tới 66% vì cơng ty đã có những chính sách giảm chiết khấu thanh tốn. Đồng thời, các khoản phải trả khác cũng giảm tới 21,28% do khoản phải trả Công ty Cổ phần Golden Gain Enterprises đã giảm đi rất nhiều so với năm 2010 (từ 274.945.982.000 đồng năm 2010 xuống còn 11.864.540.153 đồng vào năm 2011). Nguyên nhân khác nữa là do phí dịch vụ năm 2012 đã giảm mạnh (từ 6.642.466.874 đồng năm 2011 xuống còn 181.870.000 đồng trong năm 2012).
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn của cơng ty có những biến động nhất định qua 3 năm. Năm 2011, nợ dài hạn tăng 885.298.478.047 đồng tương ứng tăng 43,63% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng thêm 161.710.658.120 đồng tương ứng 5,55% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã sử dụng vay dài hạn để đầu tư vào các tài sản cố định phục vụ hoạt động mở rộng quy mô sản xuất.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu tuy có gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Mức độ tự chủ về tài chính của cơng ty biến động nhẹ theo tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong 3 năm. Năm 2010, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 42,93%, năm 2011 giảm xuống còn 42,3% nhưng đến năm 2012 lại tăng lên 42,52%.
Vốn cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn chủ sở hữu. Trong 2 năm 2010 và 2011, giá trị vốn cổ phần khơng đổi, duy trì ở mức 3.718.497.600.000 đồng và tăng thêm 1.102.027.730.000 đồng tương ứng mức tăng 31,84% vào năm 2012. Có sự gia tăng là do trong năm 2011, cơng ty khơng có đợt phát hành cổ phiếu nào nhưng trong năm 2012 lại có 2 đợt phát hành cổ phiếu. Lợi nhuận chưa phân phối
của năm 2011 tăng đến 103,51% so với năm 2010 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của cơng ty có hiệu quả tích cực. Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận lại giảm 147.146.372.216 đồng, tương ứng giảm 9,56% do tình hình kinh tế chung năm 2012 giảm sút.
Việc nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng đảm bảo và tự chủ về mặt tài chính của cơng ty là khơng cao, sức ép về trả lãi vay cũng vì thế tăng cao hơn. Vì thế thời gian tới, công ty cần có những chính sách tài chính thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.
Phân tích vốn lưu động rịng và nhu cầu vốn lưu động ròng
Việc phân tích vốn lưu động rịng và nhu cầu vốn lưu động rịng giai đoạn 2010 - 2012 của cơng ty nhằm đánh giá khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, và cũng cho biết tài sản cố định có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay khơng.
Biểu đồ 2.3. Phân tích vốn lưu động rịng giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012)
Từ biểu đồ trên ta thấy, vốn lưu động rịng của cơng ty qua ba năm đều mang dấu dương và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ tài sản dài hạn trong cả 3 năm đều được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn hay có thể hiểu một phần nguồn vốn dài hạn của công ty được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Năm 2010, vốn lưu động ròng là 1.389 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên thành 2.289 tỷ đồng và sang đến năm 2012 là 2.366 tỷ đồng. Vì mặc dù tài sản dài hạn của cơng ty qua các năm đều tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn số tăng thêm của nguồn vốn dài hạn. Điều này chứng tỏ áp lực thanh toán tài sản ngắn hạn là không cao và giảm dần qua các năm. Như vậy, tại công ty cổ phần tập đồn Hịa Phát, nguồn vốn dài hạn khơng chỉ tập trung tài trợ cho tài sản dài hạn mà
cịn có một phần đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Nhưng ngược lại, việc sử dụng nguồn tài trợ là nguồn vốn dài hạn quá lớn sẽ tạo ra chi phí sử dụng vốn rất cao. Do vậy cơng ty cần có những quyết định hợp lý để giải quyết vấn đề này.
Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (không kể cho vay ngắn hạn)
Bảng 2.3. Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn lưu động ròng 1.389.719.346.435 2.289.237.453.564 2.366.357.341.535
Nhu cầu vốn lưu động ròng 2.436.884.145.189 2.523.207.989.136 2.333.245.482.941
(Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012)
Nhu cầu vốn lưu động rịng của cơng ty trong cả 3 năm đều mang dấu dương chứng tỏ cơng ty có sự thiếu hụt về vốn lưu động. Năm 2010, nhu cầu là 2.436.884.145.189 đồng, năm 2011 tăng lên thành 2.523.207.989.136 đồng do trong năm này, hàng tồn kho tăng mạnh so với năm 2010 (tăng 39,78%) trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng nhẹ (tăng 8,31%). Nhưng đến năm 2012 nhu cầu vốn lưu động lại giảm cịn 2.333.245.482.941 đồng vì các khoản phải thu trong năm giảm 13,23%, đồng thời nợ ngắn hạn tăng 10,76% so với năm trước.
Vốn lưu động ròng trong giai đoạn 2010-2011 luôn nhỏ hơn nhu cầu vốn phản ánh việc công ty luôn phải chủ động vay các khoản ngắn hạn để bù đắp số vốn cần thiết. Năm 2010 vốn lưu động ròng là 1.389.719.346.435 đồng, thấp hơn nhu cầu vốn là 1.047.164.798.754 đồng. Năm 2011, hiệu số này là 233.970.535.572 đồng. Như vậy công ty luôn phải chịu sức ép từ việc thanh toán các khoản nợ trong 2 năm liên tục. Tới năm 2012, tình hình đã được cải thiện hơn, mức độ cân bằng tài chính của cơng ty ở mức an tồn, cơng ty đã đáp ứng đủ nhu cầu vốn.Trong thời gian tới cơng ty nên có những biện pháp cải thiện để tiếp tục tăng nguồn vốn lưu động và giảm các chi phí về hàng tồn kho.
Phân tích việc tạo vốn và sử dụng vốn
Năm 2011 về việc tạo vốn, công ty vẫn tập trung đầu tư vào sản xuất, tăng các khoản nợ vay (ngắn hạn và dài hạn) nhưng chủ yếu vẫn là gia tăng vốn chủ sở hữu để có thể chủ động trong việc thanh tốn các khoản nợ vay. Đồng thời tiếp tục rút bớt vốn từ các hoạt động đầu tư tài chính (ngắn hạn và dài hạn) một phần do đầu tư khơng hiệu quả.
Bảng 2.4. Phân tích nguồn tài trợ vốn giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: đồng
Năm 2011 Năm 2012
Nguồn tạo vốn
Giảm tiền và tương đương tiền 0 0
Giảm đầu tư tài chính ngắn hạn 290.230.500.000 0
Giảm các khoản phải thu ngắn hạn 0 251.049.547.602
Giảm TSNH khác 0 0
Giảm các khoản phải thu dài hạn 0 29.000.000
Giảm bất động sản đầu tư 4.081.689.055 0
Giảm đầu tư tài chính dài hạn 436.223.570.115 246.350.838.839
Giảm TSDH khác 0 140.271.206.643 Tăng nợ ngắn hạn 510.084.212.128 715.443.408.720 Tăng nợ dài hạn 885.298.478.047 161.710.658.120 Tăng VCSH 1.015.708.620.665 671.330.553.786 Tổng 3.141.627.070.010 2.186.185.213.710 Sử dụng vốn
Tăng tiền và tương đương tiền 17.206.863.281 230.109.609.945
Tăng đầu tư tài chính ngắn hạn 0 219.951.513.600
Tăng phải thu ngắn hạn 64.689.967.174 0
Tăng hàng tồn kho 1.806.236.340.780 475.030.392.748
Tăng TSNH khác 21.633.876.773 61.116.041.407
Tăng phải thu dài hạn 0 0
Tăng TSCĐ 1.316.254.934.861 1.087.162.200.503
Tăng bất động sản đầu tư 0 55.411.270.352
Tăng đầu tư tài chính dài hạn 0 0
Tăng TSDH khác 125.538.570.277 0
Tổng 3.141.627.070.010 2.186.185.213.710
(Nguồn: Số liệu tính từ cácBáo cáo tài chính 2010 - 2012)
Cũng trong năm này, với việc sử dụng vốn, lượng hàng tồn kho của công ty tiếp tục tăng cao do công ty đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất. Cùng với đó cơng ty vẫn tiếp tục thay đổi các tài sản ngắn hạn, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác nhằm nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh. Ngồi ra để tăng khả năng tự chủ tài chính và tăng khả năng thanh tốn, cơng ty đã tăng lượng tiền mặt nên dù khoản này tăng không nhiều.
Năm 2012, công ty gia tăng vay nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu, giảm thiểu tối đa vay nợ dài hạn. Bên cạnh đó, do có được chính sách chiết khấu thanh tốn hợp lý nên công ty đã giảm được đáng kể các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn. Cũng như năm 2011, công ty tiếp tục rút bớt các khoản đầu tư dài hạn do không kiếm được lợi nhuận từ hoạt động này. Về sử dụng vốn, vẫn tiếp tục cải tiến các loại dây chuyền máy móc, cơng ty gia tăng vốn cho TCSĐ. Lượng hàng tồn kho đã giảm đi đáng kể do áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ hơn nhưng vẫn chiếm phần lớn số vốn doanh nghiệp sử dụng. Công ty tăng khả năng tự chủ tài chính bằng cách tăng lượng tiền mặt và tăng đầu tư tài chính ngắn hạn để sinh lời.