VĂN HÓA THĂM VIẾNG

Một phần của tài liệu 20211207104159tt12-2021-ban-web-pdf (Trang 25 - 27)

in mừng hôm nay thuật lại việc Đức Mẹ đi thăm người chị họ của mình là bà Êlisabét. Nhân dịp này chúng ta cùng nhau chiêm ngắm ba nét đẹp trong “Văn hóa thăm viếng” của Mẹ:

Nét đẹp thứ nhất: Mẹ thăm viếng, là Mẹ yêu thương phục vụ: Tin Mừng nhắc đến bốn chữ “vội vã lên đường”, cho

thấy tâm hồn Mẹ Maria dạt dào niềm tin tưởng và vui tươi, vì Mẹ đang “có Chúa ở cùng”. Với Mẹ Maria, chuyến thăm viếng lần này vừa là để chúc mừng chị họ, vừa là để chia sẻ với chị niềm vui mà chính Mẹ đang cưu mang, như lời bà Êlisabét nói: “Bởi

đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi?” Mẹ đã mang niềm

vui đến cho cả gia đình chị họ, cho Gioan Tẩy Giả còn trong bụng mẹ chờ ngày chào đời.

Người Kitô hữu được mời gọi phát huy nét văn hoá thăm viếng theo tinh thần của Đức Mẹ, cũng là tinh thần của Kitô giáo.

Chúng ta biết rằng thăm viếng nhau là một nét đẹp nghĩa tình của nền văn hố Á đơng. Thế nhưng, trong thời đại thông tin ngày nay, nét văn hoá ấy dường như đang ngày càng mất đi.

Ngày nay người ta rất ít đi thăm viếng nhau, chỉ vì khơng có thời gian, hoặc sợ dịch bệnh. Có chăng chỉ là tiếp xúc qua Email, điện thoại, thư tín... Và chính vì thường “xa mặt”, nên người ta cũng rất dễ “cách lòng”. Yêu thương mà khơng bao giờ đến với nhau, thì u thương kiểu gì? Phục vụ mà khơng hề hiện diện, thì phục vụ kiểu chi?

Nét đẹp thứ hai: Mẹ thăm viếng, là Mẹ dành thời gian “ở lại” với người khác: Mẹ Maria đã ở lại giúp đỡ người chị họ

đang mang thai và sinh con trong lúc tuổi già. Và cũng có thể Mẹ ở lại, để học hỏi thêm kinh nghiệm cho riêng mình. Thế nhưng, điều quan trọng là Mẹ đã cho đi sự hiện diện quý báu của mình, để đem lại niềm vui ngập tràn cho gia đình ơng bà Giacaria.

Ngày nay, thời đại của nền văn minh “mì ăn liền”, con người khơng cịn nhiều thời gian cho nhau. Có chăng người ta chỉ thăm nhau, hay đến với nhau có tính cách xã giao, hời hợt. Ngay trong cùng một gia đình, người ta cũng khơng cịn thời gian để hiện diện, để lắng nghe, để chia sẻ với nhau những tâm tư thầm kín, nói chi đến người ngồi. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, vất vả nhọc nhằn, biết cho nhau sự hiện diện là điều rất quý.

Hiện diện bên cạnh một bệnh nhân, để lắng nghe họ tâm sự, cũng là góp phần chữa lành cho họ. Có mặt bên cạnh một một gia đình đang gặp chuyện bất hoà, để chia sẻ nỗi niềm của họ, cũng là góp phần hàn gắn gia đình họ trước nguy cơ rạn vỡ. Dĩ nhiên để làm được điều đó, thì cần có thời gian để “ở lại” với họ.

Nét đẹp thứ ba: Mẹ thăm viếng, là Mẹ đem Chúa đến cho người khác. Đức Mẹ đến với gia đình người chị họ khơng

chỉ để thăm viếng và để ở lại giúp đỡ người chị họ, mà nhất là còn để đem Chúa đến cho gia đình bà. Đây là mục đích chính yếu.

Mẹ đã đóng vai trị là hịm bia giao ước mới, sống động, mang Chúa đến hiện diện giữa mọi người. Vì thế, cuộc gặp gỡ của Mẹ với người chị họ cũng là cuộc gặp gỡ của hai người con. Thực vậy, ngay khi bà Êlisabét nghe lời Mẹ Maria chào, thì hài nhi Gioan trong bụng liền nhảy lên vui sướng. Gioan nhảy lên vì được “chạm mặt” với Đấng Cứu Thế, là Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Gioan vui sướng vì được chính Con Đấng Tối Cao hạ cố đến viếng thăm mình.

Rõ ràng ngay lúc ấy, Mẹ đã thực sự quên mình đi, để nhường chỗ cho Chúa Giêsu, để Chúa được nhận biết và được

lớn lên trong lịng người khác. Đây là yếu tố chính làm nên nét đẹp huyền diệu của lối sống văn hóa thăm viếng mà Mẹ đã thực hiện.

Ước gì mỗi Mùa Vọng là một cơ hội quý báu, để chúng ta cùng nhau làm mới lại nét đẹp “văn hoá thăm viếng” theo tinh thần của Mẹ Maria. ⚫

Lễ Chúa Giáng sinh (Lễ Ban Ngày, C)

Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18 hay Ga 1,1-5,9-14

Một phần của tài liệu 20211207104159tt12-2021-ban-web-pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)