TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4:

Một phần của tài liệu BAO_CAO_TU_DANH_GIA_TRUONG_MN_THI_TRAN_PHUOC_LONG_NAM_2020_d96a6d00e1 (Trang 69 - 74)

Tiêu chí 1: Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ

Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mơ hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.

Chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

1. Mơ tả hiện trạng:

Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở có nghiên cứu tham khảo, áp dụng hiệu quả mơ hình, phương pháp giáo dục chương trình giáo dục của nước Singapore, Canada, Mỹ, Hà Lan,… áp dụng phương pháp giáo dục trải nghiệm, kỹ năng tự phục vụ, không trông chờ, lại,… được giáo viên thực hiện tích hợp trong các hoạt động của trẻ như hoạt động học, chơi, lao động,... tuy nhiên, việc áp dụng chương trình của các nước còn hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, trở ngại về năng lực và kiến thức của đội ngũ của nhà trường.

Chương trình giáo dục nhà trường thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ ở các độ tuổi theo yêu cầu các lĩnh vực phát triển. Nhà trường quan tâm xây dựng, thiết kế một chương trình giáo dục riêng biệt mang tính đặt thù riêng của

đơn vị nhưng hết sức phù hợp với độ tuổi của trẻ, điều kiện của nhà trường và văn hóa của địa phương.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Cùng tập thể giáo viên đã nghiên cứu phát triển chương trình của các nước khu vực sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường, đáp ứng khả năng nhu cầu nhận thức của trẻ.

3. Điểm yếu:

Việc áp dụng chương trình của các nước cịn hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, trở ngại về năng lực và kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng:

Nhà trường sẽ tiếp tục tham khảo và sưu tầm tài liệu chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, để đầu năm học 2020 – 2021 đưa vào phát triển chương trình áp dụng thực tế. Đồng thời tăng cường bồi dưỡng kiến thức năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên trường, đầu tư cơ sở vật chất để khi nghiên cứu áp dụng chương trình hạn chế tối đa trở ngại.

5. Tự đánh giá: Khơng đạt

Tiêu chí 2: Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng:

T năm 2015-2019, số lượng và t lệ giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp t khá trở lên là t 24 – 26 giáo viên đạt t lệ 88,88% đến 96,29%. Riêng năm học 2018 – 2019 có 26/28 giáo viên tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp ở mức khá tốt, đạt 92,85%, trong đó giáo viên loại tốt 17/28 giáo viên đạt t lệ 60,71%.

Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

2. Điểm mạnh

Kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt khá, tốt cao, trong đó giáo viên được đánh giá loại tốt đạt trên 40%. Trình độ chun mơn đào tạo của đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn 100% đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường, cũng như đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

3. Điểm yếu

Vẫn có một số ít giáo viên hợp đồng mới ra trường còn hạn chế về năng lực, thiếu kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ nên xếp loại chuẩn nghề nghiệp chưa đạt cao.

4. Kế hoạch cải tiến

Trong các năm học tới, nhà trường chỉ đạo Phó Hiệu trưởng cùng với Tổ trưởng chuyên môn xác định nội dung bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với nhu

nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn; tăng cường dự giờ, tư vấn cho giáo viên những nội dung cịn hạn chế; phân cơng giáo viên có kinh nghiệm dạy cùng lớp với giáo viên mới ra trường,... nhằm tăng t lệ giáo viên xếp chuẩn nghề nghiệp loại khá, tốt năm sau cao hơn năm trước.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3: Sân trường và khu vực cho trẻ chơi có diện tích đạt chuẩn theo

quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non

Có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngồi lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển tồn diện.

1. Mơ tả hiện trạng:

Sân vườn và khu vực cho trẻ chơi có có diện tích: 3.604,9m2/409 trẻ, t lệ 8,81m2/ trẻ em. Đảm bảo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mần non.

Sân chơi chung ngoài trời đường chiều dài khoảng 2000m, ngang 2m có bố trí khu vực với nước, cát, khu vực rửa tay, bồn chứa nước có độ sâu khơng q 0,3m.

Sân thể dục có diện tích 2000m/m2

/409 trẻ, đạt 4,88 m2 và không lớn hơn 120m2/ trẻ. Sân chơi nhà trẻ, mẫu giáo có diện tích: diện tích sân chơi riêng cho nhà trẻ 50m2/25 trẻ đạt 2m2/ trẻ. Mẫu giáo 1000m2

/384 trẻ đạt 2,60m2 và được bố trí theo t ng nhóm lớp. Sân chơi chưa đồng bộ, có nhiều nơi hư hỏng, xuống cấp.

Đặc biệt trong sân vườn nhà trường có bố trí một khu đất trẻ em tập trồng trọt với tổng diện tích 155m2

/409 trẻ đạt 0,38m2/trẻ.

Các góc chơi như: khu chợ quê, thư viện xanh, cổ tích, vận động, cát, nước,... được bố trí trong và ngồi nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá với đồ vật, kỹ năng xã hội,… giúp trẻ phát triển toàn diện.

2. Điểm mạnh

Diện tích sân vườn và khu vui chơi cho trẻ được đảm bảo theo quy định, nhà trường có bố trí các khu vực cho trẻ được hoạt động khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện.

3. Điểm yếu

Sân chơi chưa đồng bộ, có nhều nơi hư hỏng, xuống cấp.

4. Kế hoạch cải tiến

Nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo các cấp, với chính quyền địa phương, làm tốt cơng tác xã hội hóa để tiếp tục cải tạo mơi trường giáo dục, mua sắm thêm các đồ chơi, đồng thời động viên, khuyến khích trong giáo viên tham gia tốt phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi để đa dạng các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ được vui chơi trải nghiệm, khám phá.

Trong đó quan tâm hàng đầu về việc đầu tư các nguồn kinh phí nâng cấp sân chơi đạt tiêu chuẩn chất lượng.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4: 100% các cơng trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Có

Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động ni dưỡng, chăm sóc – giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 2 mơn thể thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.

1. Mơ tả hiện trạng:

Các cơng trình của nhà trường đa số được xây dựng kiên cố như văn phòng, hội trường, lớp học. Còn một số phòng chưa được xây dựng kiến cố như nhà bếp, phòng giáo dục thể chất – nghệ thuật, phịng máy vi tính, phịng bảo vệ, 2 phịng học cấp 4. Chưa có phịng tư vấn tâm lý.

Có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ hoạt động ni dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ: Thiết bị nấu ăn, vệ sinh, thiết bị dạy học,... phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, đã tổ chức được 2 mơn thể thao: bóng đá, ném bóng rổ cho trẻ tham gia, giao lưu giữa các lớp khối lá phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non. Giúp phát triển thể chất, vận động nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn.

2. Điểm mạnh

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học nhà trường đảm bảo cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định.

3. Điểm yếu

Các cơng trình chưa xây dựng kiên cố như 2 phòng học và một số phòng chức năng, do trưng dụng lại t cơ sở củ. Chưa có phịng tư vấn tâm lý.

4. Kế hoạch cải tiến

Tiếp tục duy trì hoạt động của các phịng chức năng phòng học, đảm bảo đồ dùng thực hiện nhiệm vụ riêng biệt cho t ng loại phòng.

Nhà trường tham mưu lãnh đạo cấp trên xây dựng thêm phòng tư vấn tâm lý hoặc trưng dụng 2 phòng cấp 4 làm phòng học do giảm lớp làm phòng tư vấn tâm lý.

5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 5: Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường

hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng:

Trong 5 năm liên tiếp t năm 2015 – 2020 nhà trường đã hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường được UBND thị trấn Phước Long, Phòng GD&ĐT ký duyệt. Kế hoạch chiến lược phần nào chưa phát huy đầy đủ lợi thế của nhà trường và đôi khi chưa theo kịp sự phát triển chung của ngành học.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non. Có rà sốt, bổ sung, điều chỉnh phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển theo hàng năm.

Kế hoạch chiến lược phần nào chưa phát huy đầy đủ lợi thế của nhà trường và đôi khi chưa theo kịp sự phát triển chung của ngành học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Nhà trường xem trọng việc tiếp tục thực hiện phương hướng chiến lược phát triển giáo dục. Trong đó có sự nghiên cứu sâu sát cùng tầm nhìn để khai thác đầy đủ các thế mạnh của nhà trường, năng lực đội ngũ và theo kịp sự phát triển của ngành.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6: Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có

2 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng:

Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường luôn được đánh giá đứng thứ nhất trong toàn huyện và được Sở GDKH&CN tặng cờ thi đua hạng nhì (năm 2017 – 2018) và hạng ba (năm 2018 – 2019).

Được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và được cộng đồng ghi nhận, tin tưởng, tín nhiệm cao. Tuy nhiên, so về phạm vi trong tỉnh thì nhà trường chưa được đứng đầu cấp học mần non cấp tỉnh do năng lực, điều kiện còn hạn chế.

2. Điểm mạnh:

Trong 05 năm liên tiếp trường đạt kết quả giáo dục cao, tham gia khối thi đua trong tỉnh luôn đạt cờ, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

3. Điểm yếu:

Tuy nhiên, so về phạm vi trong tỉnh thì nhà trường chưa được đứng đầu cấp học mần non cấp tỉnh do năng lực, điều kiện còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng:

Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo CB,GV,NV duy trì những kết quả trên và phát huy các hoạt động giáo dục trong đơn vị. Tiếp tục phấn đấu để đứng đầu thi đua mầm non cấp tỉnh với các biện pháp thiết thực và hữu hiệu trong thực hiện nhiệm vụ.

5. Tự đánh giá: Không đạt Kết luận: Kết luận:

Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Có nghiên cứu tham khảo chương trình giáo dục của các nước khu vực. Kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được xếp loại tốt đạt theo qui định. Trình độ chun mơn đào tạo của đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn 100% đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường, cũng như đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhà trường đảm bảo diện tích sân chơi, tạo môi trường hoạt động cho trẻ trải nghiệm, đảm bảo đủ về cơ sở vật chất trang thiết bị theo qui định. Nhà trường có xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục

mầm non. Trong 05 năm liên tiếp trường đạt kết quả giáo dục cao, tham gia khối thi đua trong tỉnh luôn đạt cờ thi đua, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận. Tuy nhiên, việc áp dụng chương trình của các nước cịn hạn chế, cịn 2 phòng học và một số phịng chức năng chưa xây dựng kiên cố. Chưa có phịng tư vấn tâm lý.

Có 3/6 tiêu chí đạt u cầu.

Có 3/6 tiêu chí khơng đạt u cầu.

PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG

Trường Mầm non thị trấn Phước Long đã hồn thành cơng tác tự đánh giá trường mầm non. Nhà trường đã tự đánh giá theo một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, đã dành nhiều cơng sức, thời gian, có sự tham gia của toàn đơn vị và cá nhân trong nhà trường. Trong quá trình làm việc thể hiện tính khách quan, trung thực và cơng khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra đều dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng. Trong báo cáo tự đánh giá bao quát đầy đủ nội dung các chỉ số của tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, thể hiện các hoạt động nhà trường đã thực hiện trong các năm, trong đó có cả mặt mạnh, yếu và đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Trong quá trình tự đánh giá, nhiều vấn đề phức tạp đã nảy sinh và đã tìm ra được nhiều tồn tại, hạn chế của đơn vị như công tác lưu trữ hồ sơ chưa hệ thống, đầy đủ, các văn bản quy định có thay đổi theo t ng năm nên việc kiểm tra, so sánh, sắp xếp chưa thuận tiện, các số liệu chưa mang tính đồng nhất. Lưu trữ văn bản chưa đầy đủ. Song với kết quả kiểm định đã định hướng được các hoạt động của nhà trường như: định hướng lựa chọn đầu tư của người học, của cha mẹ học sinh đối đơn vị có chất lượng và hiệu quả hơn, phù hợp với khả năng của mình. Định hướng phát triển giáo dục mầm non để tăng cường năng lực cạnh tranh (nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cơng tác quản lý....)

Qua quá trình nhà trường tự đánh giá kết quả đạt được qua các tiêu chí về kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

- Số lượng tiêu chí đạt Mức 1, Mức 2: 25/25 tiêu chí; Mức 3: 19/19 tiêu chí, đạt t lệ 100%, số lượng tiêu chí khơng đạt 0, t lệ 0%

- Số lượng tiêu chí đạt Mức 4: 3/6 tiêu chí đạt t lệ 50%, số lượng tiêu chí khơng đạt 3/6, t lệ 50%

- Mức đánh giá của trường: Mức 3

- Trường mầm non thị trấn Phước Long đề nghị đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2.

Nơi nhận: - Sở GD&ĐT; - Phòng GD&ĐT; - Các bộ phận; - Lưu: VT. P ư L , ày tháng ă 20 HIỆU TRƢỞNG

Một phần của tài liệu BAO_CAO_TU_DANH_GIA_TRUONG_MN_THI_TRAN_PHUOC_LONG_NAM_2020_d96a6d00e1 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)