4. Hoạt động hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho trẻ
4.3. Khuyến khích trẻ nói ra những cảm xúc lo lắng
- Mục đích của hoạt động này nhằm giúp giáo dục tâm lý cho trẻ về những
phản ứng căng thẳng sau thảm họa- là các phản ứng thông thường mà mọi người đều gặp phải; (2) bình thường hóa các phản ứng để trẻ khơng cảm thấy cô đơn và điên loạn; (3) giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ các câu chuyện của mình.
- Người giáo viên có thể đưa ra ví dụ về một trường hợp bạn học sinh rất lo
lắng khi biết gia đình mình bị dương tính với Covid và phải thực hiện cách ly... làm tiền đề sau đó gợi ý trẻ nói về những cảm xúc của mình một cách cởi mở bằng những câu hỏi như “Các em có gặp phải những vấn đề như bạn khơng?” “Các em đã gặp các vấn đề gì?”, “Điều gì thường xảy ra đối với các bạn học sinh sau khi các bạn trải qua việc X như thế”
+ Các phản ứng mà trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể ít trải nghiệm như lo sợ, hoảng loản, né tránh, ám ảnh, v.v thường, phổ biến, có thể xảy
48
ra với bất kì ai trong giai đoạn giãn cách Covid đặc biệt là với những bạn ở trong tâm dịch, chứng kiến bạo lực, là nạn nhân của bạo lực hoặc chứng kiến người thân mất đi.
+ Các cá nhân dễ bị gợi nhớ lại sự cố đã xảy ra, và có cảm nhận như sự cố đó xảy ra lần nữa, dù trong suy nghĩ, họ biết chắc không phải là như vậy.
+ Cảm giác như vậy là rất đáng sợ, đơi khi có cảm giác như mình sắp phát điên, khơng kiểm sốt được, vì thế cá nhân cố gắng tránh suy nghĩ và nói về những điều đã xảy ra ngay cả với cha mẹ của mình.
+ Thực tế là nếu cố gắng đẩy bỏ ký ức này đi, ký ức vẫn quay lại, có thể là trong những giấc mơ, hay khi trẻ nghe thấy những tiếng động mạnh.
+ Chúng ta thường được dạy rằng những cảm xúc tiêu cực có thể gây khó chịu cho người khác nên chúng ta đừng nói ra, đừng chia sẻ, nếu không chúng ta sẽ bị đánh giá. Tuy nhiên cách thức đúng đắn và lành mạnh nhất lại là cần chia sẻ với người khác những suy nghĩ đau khổ.
Tại sao phải chia sẻ với người khác những cảm xúc tiêu cực và những điều đau khổ?
Giáo viên có thể chia sẻ với học sinh như sau: “Nói về những điều đau đớn thường rất khó. Cả trẻ em và người lớn đều tránh nói đến những gì đau khổ. Nhiều người lớn băn khoăn liệu có nên, có tốt khơng nếu nhớ lại những kí ức đen tối về những điều buồn hoặc xấu xảy ra. Chúng tơi ln ln nói với trẻ và cả người lớn rằng hãy bỏ những kí ức đó lại đằng sau, chỉ cần quên nó đi, coi như nó khơng cần tồn tại là ổn và khi làm được điều đó thì em sẽ chẳng cần đến sự trợ giúp. Nhưng hãy thử hình dung, nếu em ngã xe đạp bị thương và có đất, cát vào vết thương đang chảy máu, em có hai lựa chọn:
+ Một là không lau, rửa vết thương, cứ quấn băng lại và hy vọng nó sẽ nhanh khỏi. Đôi lúc vết thương sẽ lành. Nhưng phần phổ biến hơn là vết thường đó bị nhiễm trùng, chúng khơng tự biến mất và vết thương mưng mủ, càng ngày càng nặng thêm.
+ Hai là dùng cồn và oxy già lau, rửa vết thương thật kĩ và đảm bảo là những phần da bẩn đều được rửa sạch. Khi làm điều này thường sẽ cảm thấy ghê
49
và đau đớn ngay lúc đó, nhưng sau đó đau sẽ giảm, vết thương khơng nhiễm trùng và sẽ mau lành.
Việc kể lại những điều đau đớn đã xảy ra một cách chi tiết cũng giống như em đang lau rửa vết thương của mình bằng cồn vậy. Nó có thể đau đớn lúc đầu, nhưng sau đó cảm giác đau sẽ giảm và vết thương sẽ nhanh lành hơn, khơng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cũng giống như khi rửa vết thương, sẽ chỉ rất đau nếu chúng ta chà quá mạnh. Khi kể lại những câu chuyện đau lịng, thầy có thể tìm ra một nhịp độ phù hợp để em bắt đầu nói về những điều đã xảy ra từ mức độ đơn giản nhất và dần dần chi tiết hơn để không đau đớn. Một nhà tâm lý bằng cảm nhận của mình sẽ biết khi nào em quá đau đớn khơng thể chịu đựng hơn. Khi đó thầy cơ sẽ dẫn em đến những nơi an tồn trong tưởng tượng để em dịu lại. Chính vì vậy, chia sẻ những cảm xúc tiêu cực và những câu chuyện buồn giúp chúng ta mạnh mẽ hơn và bớt đau khổ hơn
Học liệu tham khảo: https://youtu.be/oVmsH63xH6k