Đại dịch COVID-19 là một cú sốc y tế, buộc ngành giáo dục phải có những bước chuyển trong hình thức tổ chức dạy học từ dạy trực tiếp truyền thống sang dạy trực tuyến (online) để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Mặc dù ngành giáo dục đã cố gắng rất nhiều song vẫn gặp phải những khó khăn, bất cập khi triển khai mơ hình này.
Để có thể dạy trực tuyến, các thầy cơ giáo phải trải qua nhiều buổi tập huấn để làm quen với việc sử dụng các ứng dụng, app hỗ trợ dạy học như cách sử dụng Google meeting, Microsoft teams, Zoom, thiết kế học liệu số, bài giảng E- learning… Một số giáo viên chưa có kỹ năng soạn giáo án điện tử, lúng túng khi
115
tiếp cận với công nghệ trong dạy học nên họ mất rất nhiều thời gian, công sức để soạn một bài giảng có hiệu ứng, hình ảnh, video và họ cũng gặp khó khăn khi sắp xếp nội dung bài giảng phù hợp.
Bản thân người giáo viên cũng phải chịu áp lực do đại dịch COVID-19 mang lại như thời gian giãn cách, cơm áo gạo tiền, áp lực công việc, mất kết nối với mọi người, lo lắng về dịch bệnh... Nhiều giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn khơng có máy tính xách tay, phải sử dụng máy tính bàn hoặc phải đầu tư kinh phí mua máy tính xách tay hỗ trợ việc giảng dạy càng làm cho đời sống kinh tế của người giáo viên thêm khó khăn. Một áp lực khác khi dạy online đó là ảnh hưởng tới thu nhập, các trường ngồi công lập sẽ thực hiện cắt giảm lương theo thực tế thu - chi nên giáo viên khơng có lương trong thời gian nghỉ dịch. Tất cả những điều này khiến cho giáo viên căng thẳng, đuối sức nên không thể toàn tâm, toàn ý dạy cho người học.
Việc dạy trực tuyến địi hỏi sự chuẩn bị kì cơng, công phu và chi tiết hơn giảng dạy trực tiếp. Mỗi một tiết học giảng dạy trực tuyến, giáo viên cần chuẩn bị với thời gian gấp 3-4 lần so với giảng dạy trực tiếp. giáo viên còn phải chuẩn bị nhiều nội dung, kịch bản dạy học để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương Sức chịu đựng quá giới hạn, công việc quá tải của giáo viên trong mùa dịch khi chuyển sang học trực tuyến. Khi dạy học trực tuyến, giáo viên ngồi trước máy tính nhiều, ảnh hưởng tới thị lực và sức khỏe, đôi lúc kéo theo tâm trạng căng thẳng, stress.
Trong giờ học trực tuyến giáo viên phải cố gắng duy trì sự tập trung và tham gia của học sinh khiến tiêu hao nhiều năng lượng, việc dạy trực tuyến trong thời gian dài dễ bị áp lực tâm lý đè nặng. Việc chuyển đổi sang hình thức học trực tuyến đã gây ra nhiều trở ngại cho cả người dạy và người học bao gồm khó khăn trong việc hỗ trợ giáo dục, thiếu tương tác trực tiếp và hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ.
Học tập trực tuyến đã thách thức cách chúng ta vẫn thường tạo ra các mối quan hệ bền chặt và những môi trường học tập chủ động. Tuy nhiên, những mơi trường học tập đó, dù là trực tiếp hay trực tuyến, cũng đều tạo ra bởi con người. Chúng không thể được thay thế bằng một cú nhấp chuột, và khơng thể được chuẩn hóa. Chúng được tạo ra theo một cách khác biệt, tràn ngập cảm xúc và tính nhân
116
văn. Đồng thời, những mơi trường học tập này được xây dựng thông qua và phụ thuộc hoàn toàn vào các mối quan hệ.
Khi dạy và học thì sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan trọng. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự tương tác được phát huy hiệu quả thì học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó chứ khơng trực tiếp. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Việc chuyển đổi sang học trực tuyến trên toàn thế giới gần đây đã dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào hình thức giảng dạy thơng qua video kỹ thuật số như video chứa các slides bài giảng, video hướng dẫn và video quay lại bài giảng.
Học trực tuyến, người dạy và người học khơng ở cùng một nơi mà có thể ở bất cứ nơi đâu, từ nơi yên tĩnh tới nơi có mưa rơi, nóng bức, nhiều tiếng ồn... Do đó, việc thấu hiểu lẫn nhau là một trong những thách thức và khó khăn vì khơng cùng cảm nhận chung.
Một số dấu hiệu cho thấy mỗi người đang kiệt sức hoặc gặp các vấn đề về tâm lý trong mùa dịch như thường xuyên chán ăn, mất ngủ, mất tập trung, tự cơ lập bản thân khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thường khơng nghỉ giải lao theo giờ quy định khi làm việc, khơng hứng thú, dễ khó chịu với những người tương tác trên mạng, khơng giữ được cảm xúc bình tĩnh như trước đây với cả gia đình, con cái hay cảm thấy lo lắng thường xuyên, bồn chồn, thường xuyên đau đầu…
Thầy cô không chỉ tiếp xúc với những thông tin dịch bệnh tiêu cực xung quanh mình mà cịn là những thơng tin tiêu cực từ phía học sinh, từ phía gia đình của các thầy cơ… nhiều khi giáo viên khơng thể tự dứt khỏi những lo lắng, áp lực về mặt cảm xúc. Những cảm xúc này khi dồn nén, quá tải sẽ gây ra những hành vi mất kiểm sốt như cáu giận với học sinh, khó đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống sư phạm, khó chịu với cả người thân, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của giáo viên.