Các nghiên cứu về đo lường và xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên trường đại học vinh, nghệ an (Trang 30 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.3. Các nghiên cứu về đo lường và xây dựng thang đo

Trước những vấn đề về tâm lý con người, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm sao đánh giá, đo lường được cách chính xác khi có đặc tính vơ hình, và là một khái niệm đi vào cụ thể chi tiết khơng phải là cái gì đó q mơ hồ, quá trừu tượng. Nó hồn tồn trừu tượng, vốn dĩ là cái khơng “sờ mó” được? Tuy nhiên, trong mọi lĩnh vực, khi được “đào sâu” có thể đo lường được bằng một số công cụ, mơ hình mà các nhà nghiên cứu đã thiết kế và xây nhằm mục đích đo lường và đánh giá tương đối phù hợp với từng lĩnh vực.

Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ đã thành lập một ủy ban thư ký về rèn luyện các kỹ năng cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, cơng chức... nhằm mục

24

đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”. Cũng trong khoảng thời gian này, tại Úc, hội đồng kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ giáo dục, đào tạo và khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết khơng chỉ để có được việc làm mà cịn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức.

Royer và cộng sự (1993), đã có bài viết về các kỹ thuật và quy trình đánh giá kỹ năng nhận thức. Mục đích của bài báo là khảo sát các thủ tục có thể được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ trong các chương trình giảng dạy được thiết kế để nâng cao kỹ năng nhận thức. Khung tổ chức được cung cấp bởi lý thuyết phát triển kỹ năng nhận thức của Anderson (1982) và phân loại của Glaser, Lesgold, và Lajoie (1985) về các khía cạnh của kỹ năng nhận thức. Sau khi mô tả lý thuyết của Anderson, bài viết thảo luận về các loại thước đo kỹ năng nhận thức sau: (a) các biện pháp thu nhận, tổ chức và cấu trúc kiến thức; (b) các thước đo về độ sâu của biểu diễn vấn đề; (c) các biện pháp của các mơ hình tinh thần; (d) các thước đo về kỹ năng siêu nhận thức; (e) các thước đo về tính tự động của việc thực hiện; và (f) các thước đo về hiệu quả của các thủ tục. Mỗi phần mô tả các thủ tục đo lường được theo sau bởi một cuộc thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của các thủ tục. Bài báo kết thúc với một cuộc thảo luận chung về các kỹ thuật đo lường kỹ năng nhận thức.

Aiken (1996) đã nghiên cứu về “Thang đánh giá và danh sách kiểm tra” là một hướng dẫn để xây dựng, cho điểm, xác thực và áp dụng trở thành công

25

cụ điều tra và chẩn đoán. Cuốn sách cung cấp hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh lý thuyết/ tâm lý của đo lường và tỷ lệ, cũng như hướng dẫn xây dựng và quản trị thử nghiệm trong một loạt các tình huống nghiên cứu và ứng dụng. Ngồi ra, đĩa máy tính định dạng DOS kèm theo chứa hàng chục chương trình liên quan đến việc xây dựng, phân tích và ứng dụng của danh sách kiểm tra, thang đánh giá, thang đo thái độ và các công cụ đo lường tâm lý khác kèm theo văn bản.

Edelen & Reeve (2007) đã chỉ ra rằng khi được sử dụng một cách thích hợp, phương pháp lý thuyết đáp ứng câu hỏi (Item Response Theory - IRT) có thể là một công cụ mạnh mẽ để phát triển, đánh giá và sàng lọc bảng câu hỏi, dẫn đến các cơng cụ chính xác, hợp lệ và tương đối ngắn gọn giúp giảm thiểu gánh nặng trả lời. Các nhà nghiên cứu về kết quả sức khỏe đang ngày càng áp dụng các phương pháp lý thuyết đáp ứng câu hỏi (IRT) vào các nỗ lực phát triển, đánh giá và sàng lọc bảng câu hỏi.

MacDonald, và cộng sự (2010) đề cập đến một trong những vấn đề quan trọng nhất chưa được giải quyết của giáo dục liên ngành (IPE): đánh giá. Bài viết đã mơ tả quy trình và kinh nghiệm khi thiết kế và vận hành một bộ công cụ gồm các cơng cụ đánh giá giáo dục liên ngành (IPE)định tính và định lượng cho các chương trình giáo dục trực tuyến và trực tiếp được phát triển đồng thời bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Bộ công cụ bao gồm: khảo sát đánh giá chương trình học tập; khảo sát định lượng về năng lực hợp tác giữa các chuyên gia (ICCAS), để tự đánh giá sự phát triển năng lực trong thực hành hợp tác bằng cách sử dụng một thiết kế hậu kỳ, và hợp đồng định tính với nhóm và người học, với các ví dụ giải thích, đóng vai trị như cả cơng cụ học tập và đánh giá. Các công cụ này hiện đang được xác nhận với hy vọng: tăng khả năng các kinh nghiệm giáo dục liên ngành (IPE) được hoạch định và chuyển giao một cách hiệu quả và tăng tính biện minh và trách nhiệm giải trình của các kinh nghiệm giáo dục liên ngành (IPE) và các kết quả thực tế. Mặc dù quá trình xác

26

nhận này sẽ tiếp tục trong một thời gian, nhưng sự phát triển của các công cụ đánh giá giáo dục liên ngành (IPE) đáng được đặc biệt quan tâm để hướng dẫn các công việc tiếp theo trong lĩnh vực này. Mặc dù những công cụ này được thiết kế cho các nhóm chăm sóc sức khỏe liên chuyên nghiệp, tuy nhiên cũng có thể dễ dàng chuyển giao cho nhiều nhiệm vụ và bối cảnh liên ngành khác nhau, chẳng hạn như công tác xã hội và giáo dục dịch vụ con người (MacDonald và cộng sự, 2010).

Hồ Trần Ngọc Oanh (2020), đưa ra quy trình thiết kế thang đo năng lực ngữ pháp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Căn cứ vào tình hình thực tế dạy học tiếng Việt như ngơn ngữ thứ hai, tiêu chuẩn đánh giá năng lực ngữ pháp tiếng Việt được mô tả cụ thể thành 6 cấp độ. Năng lực ngữ pháp được tạo thành từ 3 thành phần: năng lực xác định, phân tích và sử dụng cấu trúc ngữ pháp; năng lực xác định và phân tích các khía cạnh ngữ nghĩa và ngữ dụng của cấu trúc ngữ pháp; khả năng vận dụng các cấu trúc ngữ pháp trong các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Mỗi thành phần được chia thành các chỉ số hành vi và bộ tiêu chí hoạt động đáp ứng các chỉ số hành vi đó. Thang điểm sau khi thiết kế được sử dụng làm cơ sở để xây dựng công cụ đánh giá năng lực ngữ pháp của học sinh dân tộc thiểu số trong dạy học tiếng Việt (Hồ Trần Ngọc Oanh, 2020). Tô Hồng Thư và cộng sự (2021), xây dựng thang đo khảo sát mức độ chấp nhận tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 của sinh viên. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (tổng quan lý thuyết nhằm xây dựng thang đo ban đầu và thảo luận nhóm tập trung để xây dựng thang đo sơ bộ) và định lượng (bao gồm kiểm định Cronbach alpha và phân tích khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) để hiệu chỉnh thang đo sơ bộ, từ đó đánh giá được độ tin cậy và giá trị của thang đo và hồn thiện thang đo chính thức. Đề tài đã xây dựng thang đo mức độ chấp nhận tiêm chủng vắc-xin trên đối tượng sinh viên bao gồm 5 nhân tố tiền đề tâm lý tiêm chủng (sự tin tưởng, sự cân nhắc, trách nhiệm cộng đồng, sự tự mãn và hạn chế) với

27

15 biến quan sát. Thang đo đạt độ tin cậy với hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố đều lớn hơn 0,7 và tương quan biến tổng các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Phân tích khám phá EFA cho kết quả đạt yêu cầu một thang đo tốt (Tô Hồng Thư và cộng sự, 2021)

Vũ Thị Minh (2021), trong một nghiên cứu có đề xuất thang đo đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí trung học phổ thơng Để tiến hành đánh giá được, nghiên cứu này đã xây dựng thang đo theo bộ 5 tiêu chí với 6 mức độ và sử dụng thang đo đó vào việc đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trung học phổ thơng. Kết quả cho thấy, có thể đánh giá được năng lực sáng tạo của học sinh theo ba mức độ (Vũ Thị Minh, 2021).

Nguyễn Thị Thanh Nga (2019), đã đề xuất một số công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học đó là: Bảng kiểm; Đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực sáng tạo; Đề kiểm tra. Đó là một số cơng cụ đánh giá giúp giáo viên thực hiện đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học. Mục đích của đánh giá nhằm tìm ra minh chứng về mức độ năng lực sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học, xác định sự tiến bộ của học sinh trên lớp từ đó có sự điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy học, góp phần phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Điều này có ý nghĩa thực sự quan trọng trong dạy học. Dựa trên kết quả đánh giá, mức độ phát triển hiện tại của người học, giáo viên có sự can thiệp phù hợp với từng cá thể người học (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2019).

Phan Thị Thúy Quỳnh, Võ Văn Nhị (2021) đã tiến hành xây dựng một thang đo mức độ hội nhập quốc tế cho các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thơng qua phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), thang đo mức độ hội nhập quốc tế được tạo lập từ tám biến bao quát các khía cạnh quan trọng của hội nhập quốc tế (giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, số dự án đầu tư trực tiếp

28

nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) và số vốn FDI đăng ký còn hiệu lực, số người nhập cư và xuất cư, số khách du lịch và số thuê bao internet đăng ký). Thang đo này có giá trị hội tụ và mức độ giải thích cao. Kết quả nghiên cứu là một nguồn tham khảo có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu định lượng khi muốn kiểm tra mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với các vấn đề cải cách quản trị hành chính cơng hoặc các vấn đề khác ở phạm vi cấp tỉnh Việt Nam (Phan Thị Thúy Quỳnh, Võ Văn Nhị, 2021).

Trương Bá Thanh và Lê Văn Huy (2010), Xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng đã được kiểm định và hội đủ 5 yêu cầu của kiểm định thang do đó là: (1) Hệ số tin cậy tổng hợp (Composite Reliability); (2) tổng phương sai trích được (Variance Extracted); (3) tính nhất hướng (Unidimensionality); (4) giá trị hội tụ (Convergent Validity); (5) giá trị phân biệt (Discriminant Validity). Cụ thể, thang đo chất lượng dịch vụ gồm 6 biến tiềm ẩn (thành phần): (1) hữu hình; (2) đảm bảo; (3) tin cậy về quá trình cung cấp dịch vụ; (4) tin cậy về lời hứa với khách hàng (5) đồng cảm và đáp ứng; và (6) mạng lưới chi nhánh và cây ATM với các biến quan sát được trình bày rất cụ thể (Trương Bá Thanh và Lê Văn Huy, 2010).

Hà Quang Tuyến và cộng sự (2020) đã xây dựng bộ công cụ để đánh giá sự hài lòng của người bệnh ngoại trú đối với dịch vụ tại hệ thống nhà thuốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Dựa trên tổng quan tài liệu và hướng dẫn đo lường sự hài lòng của người bệnh đã được Bộ Y tế Việt Nam ban hành, bộ câu hỏi ban đầu được xây dựng gồm 27 câu hỏi theo thang Likert 5 điểm để đánh giá sự hài lòng của người bệnh đến khám bệnh tại bệnh viện và trực tiếp mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020. Bộ công cụ đánh giá cuối cùng gồm 24 câu hỏi chia thành 6 nhóm yếu tố bao gồm: Trao đổi với nhân viên bán thuốc (5 câu), sự minh bạch thông tin và thuốc được cung cấp (6 câu), khả năng tiếp cận (5 câu), tư vấn thông tin thuốc (3 câu), không gian nhà thuốc và thời gian chờ đợi (3 câu), và giá thuốc (2 câu). Kết

29

quả cho thấy bộ công cụ đạt yêu cầu về tính tin cậy và tính giá trị để đánh giá sự hài lòng của người bệnh ngoại trú tự nguyện đối với dịch vụ dược tại Việt Nam (Hà Quang Tuyến, 2020).

KhongViLay và Trần Trung Ninh (2018) có nghiên cứu bước đầu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học theo dự án trong dạy học Hóa học phần Hóa học vơ cơ ở trường Trung học phổ thơng, nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào. Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu cấu trúc, các biểu hiện của đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, từ đó thiết kế bảng kiểm quan sát thơng qua dạy học theo dự án mơn Hóa học. Nhóm đã thiết kế bảng kiểm đánh giá đánh giá năng lực giải quyết vấn đề gồm 4 thành phần và 8 tiêu chí, mỗi tiêu chí đều được thiết kế ở 3 mức độ, trong đó mức độ 1 là thấp nhất và mức 3 là cao nhất, tương ứng với các mức điểm từ 1-3. Kết quả đánh giá đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của người học thông qua phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học, học phần Hóa học vơ cơ với bảng kiểm quan sát, bài kiểm tra cho thấy, bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề có độ tin cậy và độ giá trị cao; đa số học sinh đã có sự phát triển đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và nghiên cứu này được đánh giá có thể nhân rộng được (KhongViLay và Trần Trung Ninh, 2018).

Mơ hình OCAI của R. Quinn mơ hình OCAI (Organisational Culture Assessment Instrument) được khởi xướng từ R. Quinn và nay đang là mơ hình đánh giá văn hóa doanh nghiệp được sử dụng phổ biến trên thế giới. Mơ hình OCAI đánh giá văn hóa doanh nghiệp dựa trên 6 tiêu chí chính và 4 mơ hình văn hố doanh nghiệp chính được xem xét đó là: Mơ hình văn hóa hợp tác/bộ

tộc; Mơ hình văn hóa sáng tạo; Mơ hình văn hóa thứ bậc/kiểm sốt; Mơ hình văn hóa thị trường/cạnh tranh. Căn cứ vào 4 mơ hình văn hóa này doanh nghiệp

xác định văn hóa doanh nghiệp ở hiện tại, xác định loại hình văn hóa doanh nghiệp mong muốn ở tương lai và giúp các doanh nghiệp xây dựng được chiến lược để duy trì, định hướng và thay đổi văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp.

30

Sử dụng 4 mơ hình văn hóa nêu trên là rất hiệu quả để nắm bắt những thế mạnh và điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp hiện tại, phục vụ cho việc lên kế hoạch thay đổi nếu cần.

Một trong những thang đo hành vi thích ứng tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi là Thang đo hành vi thích ứng (ABS) được thiết kế lần đầu vào năm 1969 và được điều chỉnh vào năm 1975 và 1993. Ở bản điều chỉnh này, thang đo bao gồm 2 phần chính là (1) đánh giá các kỹ năng ứng phó được cho là quan trọng với tính độc lập và trách nhiệm cá nhân trong cuộc sống hàng ngày và (2) được sử dụng để đo lường các hành vi có vấn đề. Tồn bộ thang đo bao gồm hơn 73 mục. Bởi vậy mà vào năm 2001, nghiên cứu của Hatton và cộng sự đã nỗ lực để rút gọn thang đo này. Họ đã mời tham gia vào nghiên cứu này 560 người trưởng thành có khuyết tật trí tuệ ở Anh và Ireland và hơn 200 cá nhân khác. Phiên bản đầy đủ đã được thực hiện, các kiểm định bao gồm độ tin cậy bên trong, họ cũng kiểm định độ tin cậy test – retest sau hai tuần. Phân tích nhân tố đã được thực hiện và kiểm tả độ tin cậy của từng nhân tố. Các mục có hệ số tương quan với tổng mục nhỏ hơn 0.7 đã bị loại. Các mục cuối cùng đảm bảo tổng số mục này tái tạo phạm vi miền trong thang ABS gốc, các mục không tương xứng trong miền cụ thể không được đưa vào thang rút gọn, v.v. Thang cuối cùng gồm 24 mục (Hatton và cộng sự, 2001)

Kết quả nghiên cứu lý luận năm 2012 về các thang đo đo lường hành vi thích ứng đã cho thấy cả bốn cơng cụ đánh giá hành vi thích ứng là ABS-S:2, ABAS-II, SIB-R và Vineland II đều được phát triển bằng cách sử dụng mơ hình

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên trường đại học vinh, nghệ an (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)