Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên trường đại học vinh, nghệ an (Trang 56 - 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Trường Đại học Vinh được thành lập từ năm 1959. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, từ một trường đại học sư phạm đến nay Trường đã trở thành một trường đại học đa ngành và đa lĩnh vực. Từ khi thành lập đến nay, trường đã gặt hái nhiều thành công, xứng đáng là một trong những ngơi trường có chất lượng đào tạo cao ở khu vực Bắc miền Trung, tạo ra nhiều nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước.

Cơ cấu tổ chức của Trường hiện có 4 viện, 3 Trường trực thuộc, 3 khoa đào tạo, 12 phòng ban, 10 trung tâm, trạm, 2 văn phòng đại diện với 57 ngành

50

đào tạo đại học; 38 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 17 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ với trên 35.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.

Cùng với hoạt động đào tạo, Nhà trường luôn quan tâm hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Nhà trường đã xây dựng Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025; ban hành Quy định về quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ. Trong những năm gần đây, cán bộ, giảng viên của Trường đã chủ trì và tham gia triển khai nhiều dự án khoa học - cơng nghệ của Chính phủ, các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước. Trung bình hàng năm, Trường thực hiện 120 đề tài/dự án các cấp với tổng kinh phí gần 9,4 tỷ đồng, chiếm khoảng 4% tổng kinh phí hoạt động của Nhà trường; trong đó có 48,65% kinh phí thực hiện đề tài/dự án cấp nhà nước, cấp bộ từ nguồn ngân sách Trung ương, 14,04% kinh phí thực hiện đề tài/dự án cấp tỉnh từ nguồn ngân sách địa phương, 37,31% là đề tài cấp trường.

Với những kết quả toàn diện trong hơn 60 năm xây dựng và phát triển, tập thể Nhà trường, các đơn vị và cá nhân trong Trường đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2004), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2009, năm 2014), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1992, năm 2019), Huân chương Lao động hạng Ba của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (năm 2019), Huân chương Hữu nghị của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (năm 2009, năm 2011 và năm 2017) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Vinh trang bị 12 kỹ năng cần thiết nhất cho sinh viên, bước đầu đạt được những thành cơng nhất định. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tơi nhận thấy có nhiều kỹ năng cần thiết nhưng sinh viên chưa được trang bị và khả năng sử dụng các kỹ năng của sinh viên còn nhiều hạn chế và việc đánh giá cịn mang tính chất định tính nhiều hơn là định lượng các kết quả đào tạo các kỹ năng đó.

51

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Để hồn thành đề tài nghiên cứu, chúng tơi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp điều tra bảng hỏi; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thống kê toán học. Cụ thể được tiến hành như sau:

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tìm đọc các cơng trình nghiên cứu khoa học trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu để phân tích tổng hợp các tri thức, xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm của các cơng trình khoa học, các quy định nhằm mục đích tham khảo và xác định thêm cơ sở để tiến hành xây dựng bộ cơng cụ đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn của sinh viên trong thời gian học tập tại giảng đường và sau khi tốt nghiệp.

2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đã được sử dụng để khảo sát kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của sinh viên Trường Đại học Vinh. Bảng hỏi bao gồm 2 phần chính. Phần thứ nhất là các thơng tin về nhân khẩu như tên, tuổi, giới tính, khoa, năm học, và thời gian đi làm thêm. Phần thứ hai – nội dung chính của bảng hỏi bao gồm 16 item tương đương với 1 nhân tố đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến của sinh viên tại nơi làm việc. Đây là bảng hỏi tự báo cáo, có 7 phương án để lựa chọn là “hồn tồn khơng đồng ý”, “khơng đồng ý”, “không đồng ý một chút”, “nửa đồng ý nửa không đồng ý”, “đồng ý một chút”, “đồng ý”, “hoàn toàn đồng ý”. Trong 16 item của thang đo kỹ năng,

có 4 item nghịch đó là:

1. Tơi khơng phải là người có khả năng phản hồi nhanh chóng

2. Bất kể vấn đề cần giải quyết là gì, tơi khơng bao giờ sử dụng bất kỳ thứ gì ngồi những phương pháp đã được biết đến (nổi tiếng)

52

3. Tôi không coi những nhận xét tiêu cực về công việc của mình là q quan trọng

4. Tơi chỉ có thể làm việc hiệu quả trong một mơi trường thoải mái

2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Tiến hành gặp gỡ, trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia (03 chuyên gia) về tâm lý giáo dục, đo lường và đánh giá trong giáo dục về các tiêu chí đánh giá, xây dựng thang đo. Nội dung chủ yếu đó là xin ý kiến đóng góp để hồn thiện bảng hỏi, bộ cơng cụ đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến cho sinh viên Trường Đại học Vinh, Nghệ An. Người thực hiện là học viên đang thực hiện đề tài này.

2.3.4. Phương pháp thống kê toán học

Toàn bộ dữ liệu được nhập vào Excel và xử lý trên phần mềm thống kê SPSS với các phép: tính điểm trung bình, kiểm định so sánh, kiểm định tương quan.

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên trường đại học vinh, nghệ an (Trang 56 - 59)