Xác lập điểm chuẩn thang đo kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên trường đại học vinh, nghệ an (Trang 88 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5. Xác lập điểm chuẩn thang đo kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh

cho sinh viên Trường Đại học Vinh

Thang đo đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên Trường Đại học Vinh bao gồm 16 item với điểm trung bình M = 4.36 và độ lệch chuẩn SD = 0.59. Gọi điểm trung bình kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của sinh viên là X, dựa trên điểm trung bình và độ lệch chuẩn có thể phân loại thành 5 mức độ như sau:

Mức độ kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh

Cách tính điểm Thấp X ≤ M – SD x 2 Trung bình thấp M – SD x 2 < X ≤ M – SD Trung bình M – SD < X < M + SD Trung bình cao M + SD ≤ X < M + SD x 2 Cao M + SD x 2 ≤ X

Căn cứ vào công thức trên với M = 4.36, SD = 0.59, có bảng điểm phân mức độ như sau: Mức độ kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh Điểm Thấp X ≤ 3.18 Trung bình thấp 3.18 < X ≤ 3.77 Trung bình 3.77 < X < 4.95 Trung bình cao 4.95 ≤ X < 5.54 Cao 5.54 ≤ X

82

Với bảng điểm chuẩn như trên, nghiên cứu tiến hành xác định thực trạng kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của sinh viên Trường Đại học Vinh theo các mốc điểm chuẩn, kết quả như sau:

Bảng 8 - Phân loại kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của sinh viên

Số lượng Tỉ lệ phần trăm Thấp 2 0.4 Trung bình thấp 93 19.8 Trung bình 295 62.9 Trung bình cao 75 16.0 Cao 4 0.9

Kết quả cho thấy, phần lớn sinh viên Trường Đại học Vinh có kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh từ mức trung bình thấp cho đến trung bình cao, trong đó có 19.8% tổng số khách thể có kỹ năng trung bình thấp, 62.9% mức trung bình và 16% mức trung bình cao. Chỉ có 0.4% tương ứng với 2 sinh viên có kỹ năng ở mức thấp và 4 sinh viên có kỹ năng ở mức cao.

3.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Việc tìm hiểu kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên Trường Đại học Vinh, Nghệ An đã có một số kết quả bước đầu. Qua khảo sát, tổng hợp và phân tích số liệu cho thấy, nhìn chung sinh viên Trường Đại học Vinh, có những nhận định khá tích cực về kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của bản thân. Khi so sánh sự khác biệt về kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh theo một số đặc điểm của sinh viên theo một số đặc điểm gồm giới tính, năm học của sinh viên, khoa đang theo học và việc tham gia làm thêm. Kết quả cho thấy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên nam và sinh viên nữ ở kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh. Kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của sinh viên năm hai, ba và bốn đều cao hơn ở mức có ý nghĩa thống kê so với

83

sinh viên năm nhất. Giữa các khoa cũng có sự khác biệt về kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh, thể hiện rõ ở sinh viên: khoa công nghệ thông tin, khoa kinh tế, khoa luật và sinh viên khoa xây dựng. So sánh giữa sinh viên đi làm thêm và khơng đi làm thêm cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, cụ thể là sinh viên có đi làm thêm có điểm trung bình kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cao hơn so với nhóm khơng đi làm thêm.

Khi so sánh sự khác biệt về các biểu hiện trong kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh theo một số đặc điểm của sinh viên. Đối với đặc điểm giới tính, sinh viên nam nhận định rằng bản thân mình khơng phải là người có khả năng phản hồi nhanh chóng nhiều hơn so với sinh viên nữ, p < 0.05. Sinh viên nam giữ bình tĩnh trong các tình huống buộc phải đưa ra nhiều quyết định tốt hơn so với sinh viên nữ ở mức có ý nghĩa thống kê. So sánh sự khác biệt giữa các năm học về mức độ thích nghi và ưng biến cho thấy sinh viên các năm học sau phần lớn đều có các biểu hiện kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với các sinh viên năm trước. Nghiên cứu tiến hành xác định thực trạng kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của sinh viên theo các mốc điểm chuẩn, và thấy rằng phần lớn sinh viên Trường Đại học Vinh có kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh từ mức trung bình thấp cho đến trung bình cao.

Ở Việt Nam, thời điểm hiện tại, rất hiếm những nghiên cứu về bộ công cụ đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên. Phần lớn là những nghiên cứu về thích ứng mơn học, thích ứng về nghề nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường học tập đối với sinh viên, mà chưa có những bộ cơng cụ để sinh viên có thể tự đánh giá được kỹ năng thích nghi và ứng biến cho bản thân mình. Nhận thấy sự cần thiết đó, chúng tơi đã cùng nhau nghiên cứu và xây dựng được bộ công cụ đánh giá về kỹ năng cho sinh viên khá tiện dụng.

Kết quả thu được trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cũng như tác giả Charbonnier‐Voirin, A., & Roussel, P. (2012) đều xây dựng và đề xuất ra được

84

cơng cụ để đánh giá đo lường sự thích ứng, đề cập đến khả năng một cá nhân thay đổi hành vi của mình để đáp ứng nhu cầu của môi trường mới. Khá tương đồng về xây dựng thang đo và mức độ đánh giá tương ứng với những vấn đề thích nghi và ứng biến của sinh viên và những người đã đi làm. Tuy nhiên, thang đo do nhóm tác giả Charbonnier‐Voirin, A., & Roussel xây dựng, không tương quan đáng kể với mong muốn của xã hội, nghiên cứu cần xem xét mức độ liên quan của bản thân với đánh giá từ các nguồn khác (ví dụ: đồng nghiệp và quản lý trực tiếp). Mặc dù nghiên cứu cần thu thập dữ liệu từ đội ngũ quản lý-nhân viên, nhưng điều này là không thể thực hiện được do các yếu tố từ các tổ chức.

Đối với nghiên cứu của chúng tôi, thang đo được xây dựng rõ ràng và sát hơn so với thang đo được tham khảo của tác giả Charbonnier‐Voirin, A., & Roussel, P. (2012) về “Thang đo để đo lường hiệu suất cá nhân trong tổ chức". Khi được khảo sát chúng tơi nhận thấy khả năng thích nghi và ứng biến của sinh viên có thể đo được một cách khá cụ thể. Với từng kỹ năng cụ thể, sinh viên có thể tự đánh giá mức độ của bản thân. Và từ đó tự điều chỉnh để bản thân có thể thích ứng thật hiệu quả trước những tình huống, mơi trường mới. Yếu tố cụ thể và rõ ràng về mức độ đánh giá cũng như từng kỹ năng được chúng tôi xây dựng và phát triển được các chuyên gia đánh giá cao. Có thể áp dụng đối với không chỉ sinh viên Đại học Vinh, Nghệ An nói riêng, mà cịn có thể áp dụng với sinh viên cả nước nói chung.

85

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, chúng tơi đã trình bày kết quả thống kê, phân tích số liệu thu được kết quả phân tích điểm trung bình 16 biểu hiện trong kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của sinh viên Trường Đại học Vinh, Nghệ An.

Trình bày kết quả kiểm định so sánh sự khác biệt kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh của sinh viên theo một số đặc điểm gồm giới tính, năm học của sinh viên, khoa đang theo học và việc tham gia làm thêm. Ngồi ra chúng tơi cũng trình bày kết quả kiểm định tương quan về kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho kêt quả có tương quan thuận mức độ cao với thời gian mà sinh viên làm thêm.

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành xác lập điểm chuẩn thang đo kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên Trường Đại học Vinh, Nghệ An.

Chúng tôi đã so sánh được những điểm giống và khác nhau từ những nghiên cứu trước đó. Chỉ ra nhưng ưu điểm từ bộ công cụ mới xây dựng.

86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá kỹ năng thích nghi và ứng biến nhanh cho sinh viên trường đại học vinh, nghệ an (Trang 88 - 93)