Tổ quốc trong chiều dài lịch sử dân tộc

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 47 - 58)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc sắc nội dung của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt

2.1.2. Tổ quốc trong chiều dài lịch sử dân tộc

Qua mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm rạng rỡ thêm những bài học quý giá của quá khứ, biến chúng thành những nhân tố góp phần chiến thắng cho cuộc đấu tranh hiện tại và mở ra triển vọng tươi sáng cho tương lai. Các anh hùng dân tộc của chúng ta sở dĩ làm nên nghiệp lớn, vì khơng bao giờ họ tách mình khỏi truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà ngược lại, họ luôn đại diện cho những nguyện vọng cao cả nhất, bức thiết nhất của

nhân dân trong thời đại của mình. Để có được Tổ quốc bình n ngày hơm nay, một phần là nhờ cơng lớn của các anh hùng dân tộc. Có rất nhiêu tác giả đã khắc họa lên người lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Từ những góc độ cảm nhận khác nhau, các nhà thơ đã diễn tả chân thành, sâu sắc và sinh động nhất nỗi niềm, tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc đối với Bác. Bác là người đẹp nhất, là niềm tin và lẽ sống trong đời sống tinh thần của dân tộc. Vẻ đẹp của Bác khơng chỉ tỏa sáng trong cuộc đời mà cịn ngời sáng trong thơ ca. Trong tâm tưởng của con người Việt Nam và nhân loại hình ảnh của Bác rất gần gũi, thân thương. Đặc biệt đối với các em thiếu nhi, hình ảnh Bác ln giản dị và trìu mến. Ở chương trình lớp 2 nhà thơ Thanh Hải đã viết bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ (Tiếng Việt 2 - Tập 2, Trang 105) là nỗi niềm của người bạn nhỏ hướng về miền Bắc, về Bác Hồ trong giai đoạn đất nước ta tạm thời chia cắt hai miền (1954 - 1975). Thông qua thể thơ lục bát giàu cảm xúc, hình ảnh thơ chân thực, Thanh Hải đã khái quát được tình cảm của thiếu niên, nhi đồng cả nước đối với Bác Hồ kính yêu.

Những dòng thơ mở đầu được tác giả giới thiệu địa điểm và nỗi niềm nhớ Bác của người bạn nhỏ:

“Ðêm nay bên bến Ô Lâu

Cháu ngồi cháu nhớ chịm râu Bác Hồ”.

Từ đó, cảm xúc nhớ Bác Hồ đi suốt bài thơ. Nỗi nhớ ở đây không chung chung mà cụ thể, chi tiết: nhớ chịm râu, nhớ hình Bác giữa bóng cờ, nhớ đơi má hồng hào, mái đầu tóc bạc, đơi mắt hiền sáng tựa vì sao. Không chỉ nhớ về chân dung Bác Hồ, bạn nhỏ trong bài thơ cịn nhớ đến những tình cảm mà Bác hướng đến thiếu niên, nhi đồng cả nước. Bác tài trí, giàu lịng u thương và ln quan tâm đến mọi người, nhất là thế hệ măng non:

Nhớ khi trăng sáng đầy trời Trung thu Bác gửi những lời vào thăm.

Bốn câu thơ tiếp theo là hành động của bạn nhỏ ở bến Ô Lâu (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) hướng về Bác với lịng kính u vơ hạn. Tình cảm ấy

cũng là tấm lịng của thiếu nhi miền Nam, đồng bào miền Nam luôn nhớ về Người.

Hai câu thơ kết bài thật đặc biệt, thể hiện tình cảm giao hịa giữa Bác và các cháu thiếu nhi. Tình cảm ấy thiết tha, mãnh liệt và cảm động vơ cùng:

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ Ơm hơn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

Cháu nhớ Bác Hồ được Thanh Hải viết trong hoàn cảnh đặc biệt khi đang hoạt động bí mật trên mảnh đất miền Nam ruột thịt. Qua bài thơ, tác giả đã diễn tả nỗi lòng của người bạn nhỏ trong Nam hướng về Bác Hồ với tình cảm kính u vơ hạn. Tình cảm ấy cũng là nỗi niềm chung của muôn vạn thiếu niên, nhi đồng đang hướng về Người nơi đất Bắc. Hơn thế nữa, đây chính là bài thơ khắc họa rõ nhất hình ảnh một vị lãnh tụ, một nhà cách mạng đại tài, người con là nhà thơ nhà danh nhân văn hóa thế giới. Trong cuộc đời người đã để lại cho đất nước con người Việt Nam rất nhiều truyền thống quý báu.

Chắc hẳn, chúng ta vẫn cịn nhớ hình ảnh bóp nát quả cam của người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Bài Tập đọc ca ngợi một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lịng u nước và căm thù quân giặc xâm lược. Trần Quốc Toản có thể là một vị tướng trẻ tuổi nhất được vinh danh trong lịch sử nước Việt. Ngài được xưng tụng khơng phải vì năng lực cầm qn mà là tấm lòng yêu nước cao độ trước hiểm họa xâm lăng của giặc phương Bắc. Triều đại nhà Trần đã may mắn có được những danh tướng lẫy lừng, gây khiếp sợ cho Hốt Tất Liệt của Mơng Cổ, trong số đó có vị thiếu niên 16 tuổi là Trần Quốc Toản và biết bao thanh thiếu niên khác nữa đã chiến đấu dưới lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” của ngài.

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lịng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là một cậu bé vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Cậu xuất hiện trong bài thơ với dáng người bé nhỏ bé. Cùng với đó là chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó:

“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng”

Các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.

Khơng chỉ vậy, sự hồn nhiên đó cịn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:

“Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà Cháu cười híp mí Má đỏ bồ quân Thơi chào đồng chí Cháu đi xa dần”

Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, “má đỏ”... một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.

Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lượm còn là một cậu bé có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao. Sự dũng cảm đó được thể hiện qua việc khơng sợ nguy hiểm:

“Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề Thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo”

Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Chính vì vậy, cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Hình ảnh chiếc mũ ca lơ nhấp nhơ trên cánh đồng lúa đang làm địng:

“Đường quê vắng vẻ Lúa trổ địng địng Ca lơ chú bé

Nhấp nhơ trên đồng”

Một mình giữa cánh đồng q vắng vẻ nhưng cậu bé vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Điều đó cho thấy sự dũng cảm phi thường của một Lượm. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn”:

“Bỗng lịe chớp đỏ Thơi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dịng mẫu tươi”

Giọng thơ đến đây trở nên nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

“Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng”

Đây có lẽ là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thống đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ địng... Tất cả giang rộng vịng tay đón Lượm trở về với đất mẹ.

Có rất nhiều người anh hùng được ca ngợi trong các bài Tập đọc ở chương trình Tiểu học. Câu chuyện Người con của Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- Tập 1, Trag 103), tác giả đã kể lại kể lại câu chuyện của người anh hùng Núp và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân làng thời ấy.

Bối cảnh của câu chuyện trên là những năm 1952 - 1953, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta nói chung, đồng bào Tây Nguyên nói riêng đang diễn ra ác liệt. Lúc đó, thế và lực của quân đội ta đã lớn mạnh không ngừng, cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn phản công, thắng lợi đang đến gần. Bài văn trên trích trong tác phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc viết về anh hùng Núp và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Những chi tiết đầu tiên của bài văn cho thấy anh hùng Núp là người nổi tiếng dũng cảm, mưu trí, dám đánh giặc Pháp và thắng giặc Pháp nhưng lại là con người thật thà, chất phác. Điều đó phần nào được thể hiện qua câu nói chân thành của anh Núp: “Nên để bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tơi”. Ta cịn nhận thấy ở Núp, việc đánh giặc là một việc làm bình thường và tất yếu, bởi vì giặc đến nhà thì phải đánh, bình thường như việc làm rẫy, làm nương. Chả thế mà, sau khi đi dự đại hội về, ban ngày anh Núp chỉ huy dân làng đánh giặc, ban đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Anh Núp cịn có phẩm chất đáng quý khác là có niềm tin mãnh liệt, vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc ấy, tin tưởng ở sức mạnh của khối đoàn kết giữa đồng bào miền xuôi với miền ngược, người Kinh và người Thượng,…Niềm tin đó đã tạo cho anh sức mạnh, sự ngoan cường trong cuộc đương đầu với bọn thực dân xâm lược.

Bài văn cũng nhắc tới hình ảnh dân làng Kơng Hoa, những người ln đoàn kết xung quanh anh Núp, chiến đấu giỏi và lập được nhiều chiến công. Dân làng rất vui và tự hào về thành tích của mình.

Khơng thể khơng nói tới “chất” Tây Ngun, bản sắc Tây Nguyên, sắc màu Tây Nguyên được thể hiện khá rõ nét trong bài văn. Có thể qua cách tả, cách kể của nhà văn (“Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc…”, “Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm…”). Có thể qua lời nói,

cách nói của nhân vật (“Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà”, “Đất

nước mình bây giờ mạnh hung rồi”),…

Bài văn khép lại, nhưng những ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh anh hùng Núp - người con ưu tú của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ và bất khuất - thì mãi khơng phai mờ trong tâm trí người đọc.

Trong các tấm gương thanh thiếu nhi tiêu biểu, chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều nghĩ tới những anh hùng nhỏ tuổi chí lớn của dân tộc như chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Lý Tự Trọng... hay đơn giản chỉ là các tấm gương học tốt việc tốt của những bạn nhỏ xung quanh chúng ta. Một trong những người anh hùng góp phần nên lịch sử Tổ quốc của chúng ta không thể không nhắc tới Kim Đồng. Người anh hùng nhỏ ti được tác giả Tơ Hồi kể lại qua câu chuyện Người liên lạc nhỏ.(Tiếng Việt 3 - Tập 1, Trang 112)

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, q ở thơn Nà Mạ, xã Xn Hịa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong năm đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941). Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nơng dân nghèo, bố mất sớm, anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi cịn trẻ.

Sự thơng minh, dũng cảm của Kim Đồng được nhà văn Tơ Hồi kể lại: (“Khi vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần, Kim Đồng bình tĩnh ht

sáo. Ơng Sáu dừng lại, tránh sau một tảng đá,…”). Đây chỉ là những tình tiết nhỏ mà tác giả đã kể lại sự thông minh của người anh hùng nhỏ tuổi. Câu chuyện chỉ tiết lộ một phần dũng cảm nhanh nhỉ của Kim Đồng. Năm 1943, khi đó, Kim Đồng mới mười lăm tuổi, trong một lần làm nhiệm vụ canh gác, anh đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ các đồng chí lãnh đạo rút lui về chiến khu an toàn. Anh hi sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ, và sự hi sinh của anh đã trở thành tấm gương sáng chói để lớp thiếu niên thế hệ sau noi theo.

Ở Kim Đồng, chúng ta học được sự thơng minh, nhanh nhẹn, lịng dũng cảm và lòng yêu nước sâu sắc. Vâng lời Bác Hồ đã dặn, thiếu niên chúng ta phải luôn biết “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Từ tấm gương anh hùng Kim Đồng, chúng ta được truyền thêm nguồn cảm hứng để thực hiện được điều đó. Mỗi người thiếu niên chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức, tác phong của mình, học tập thật chăm chỉ, tham gia các lớp ngoại khóa về chủ quyền dân tộc cũng như tuyên truyền để bảo vệ đất nước của mình.

Lý Tự Trọng đã từng nói thế này khi bị giặc bắt: “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tơi đủ trí khơn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, nô lệ của thực dân, phong kiến. Khơng thể có con đường nào khác” (Lý Tự Trọng - Tiếng Việt 5 - Tập 1, Trang 9). Anh được giao làm nhiệm vụ liên lạc, đã mấy lần gặp nguy hiểm nhưng bằng sự nhanh trí của mình anh đã thốt chết. Một lần, khi đang làm nhiệm vụ, bị tên đội sếp Tây gọi lại đòi khám, bằng sự dũng cảm, gan dạ của mình anh đã thoát khỏi nguy hiểm. Người chiến sĩ ấy khơng hề run sợ khi đứng trước tịa mà lớn tiếng vạch trần bản chất của quân xâm lược, khẳng định con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.

Tổ quốc ta có một bề dày lịch sử hào hùng và oai nghiêm. Các bài Tập đọc kể lại những cuộc chiến tranh hay ca ngợi những người anh hùng chống giặc đều muốn chúng ta thấy được lòng dũng cảm của con người Việt Nam to lớn đén nhường nào. Dù trai hay gái già hay trẻ ai cũng đều có một lịng u

nước và chống giặc. Một câu chuyện nữa để cảm nhận được sự bình n của Tổ quốc ngày hơm nay là nhờ vào công lao lớn của những người anh hùng. Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3 - Tập 2, Trang 4) là một câu chuyện lịch sử kể về cuộc khởi nghĩa cách đây gần hai nghìn năm.

Những năm đầu sau Công nguyên, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Dưới ách tham tàn của chúng, dân ta vô cùng cực khổ. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, toàn dân ta nhất tề hưởng ứng, chẳng bao lâu thu lại non sơng. Bài văn làm sống lại khơng khí cuộc khởi nghĩa, một sự kiện xảy ra năm 40, cách nay gần hai nghìn năm.

Bọn quan qn đơ hộ thi hành chính sách rất tàn bạo: thẳng tay chém giết, cướp hết ruộng đất màu mỡ. Đặc biệt, chúng vét sản vật quý hiếm như thú lạ, ngọc trai, khiến dân ta phải lên rừng đặt bẫy, xuống biển mị ngọc, những cơng việc vơ cùng nguy hiểm, nhiều người dân đã bỏ mạng vì thú dữ. Hình ảnh “lịng dân ốn hận ngút trời” cho thấy lòng căm thù tột độ chất chứa trong lịng dân ta, chỉ chờ có người lãnh đạo là vùng lên.

Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị quê làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là ngoại thành Hà Nội). Bà Trưng Trắc lấy chồng là Thi Sách, con trai lạc tướng huyện Chu Diên (Đan Phượng, Hà Tây, nay là ngoại thành Hà Nội). Thi Sách ngầm ni chí lớn chống giặc; biết được điều đó,

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)