C kể diễn cảm

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 97 - 101)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Cách cảm thụ tác phẩm văn học

3.1.4. c kể diễn cảm

Đọc, kể diễn cảm chính là một phương tiện giáo dục đạo đức và thẩm mĩ, phát huy năng lực sáng tạo cho cả người dạy và người học trong quá trình học văn. Phương pháp đọc diễn cảm từ lâu là một phương pháp đã được tiến hành trong nhà trường.

Đọc, kể diễn cảm chứa dựng khả năng phát triển tích cực, sáng tạo ở người đọc - học sinh: đọc diễn cảm khơng chỉ địi hỏi người đọc phải là một bạn đọc tích cực, năng động mà cịn là hoạt động ni dưỡng và phát triển cảm thụ sáng tạo của con người. Đó là những cảm xúc tươi mới, độc đáo của người đọc trong cảm nhận thẩm mĩ và thể nghiệm nghệ thuật. Vấn đề còn lại là người giáo viên phải làm thế nào để bồi dưỡng rèn luyện cho học sinh năng lực đọc diễn cảm và khơi dậy ở các em cái khát vọng trình bày, cái động cơ thể hiện việc truyền cảm như một hành vi văn hóa đầy tinh thần sáng tạo.

Đọc, kể diễn cảm là hoạt động tri giác, kích thích liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức giúp người đọc nhập thân vào tác phẩm: Những con chữ trên trang vănchỉ thực sự lên tiếng, đối thoại, bộc bạch khi nó được tác động đánh thức bởi hoạt động tri giác ngôn ngữ của người đọc. Cụ thể là người đọc bằng hành động của mình biến những “kí hiệu chết” trở thành những “sinh ngữ nghệ thuật” và quan trọng hơn thông qua đọc diễn cảm để làm sống dậy, bừng tỉnh cái thế giới nghệ thuật vốn không thể soi ngắm bằng mắt thường.

Nếu như các biện pháp khác thơng thường tác động đến lí trí thì đọc, kể diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có điểm tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Tuy nhiên, cũng như nhiều phương pháp dạy học quen thuộc, đọc diễn cảm cần phải được nhìn nhận lại khi xu thế dạy học vẫn thay đổi. Thay vì giảng văn đơn phương một chiều thì phương pháp dạy học tác phẩm văn chương hiện nay là: phát huy vai trò chủ thể cảm thụ, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn.

Yêu cầu học sinh đọc, kể diễn cảm là để giúp các em nâng cao cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn học. Đọc diễn cảm là hình thức tái sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá những điều kì diệu ẩn chứa sau những hàng chữ, làm cho chúng được vang lên, sống lại làm cho học sinh lại gần với tác phẩm văn chương hơn. Những ấn tượng ban đầu là những ấn tượng mới mẻ, là “nền móng” cho sự sáng tạo trong q trình phân tích văn bản. Kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh sẽ được hình thành trong q trình phân tích tác phẩm văn học và trong q trình biểu diễn tác phẩm văn học đó. Có nghĩa là việc rèn luyện đọc diễn cảm sẽ có tác dụng góp phần làm hồn thiện ngơn ngữ.

*Các thủ thuật đọc, kể diễn cảm

Giọng điệu.

Giọng điệu là tính chất chung của giọng đọc, giọng kể khi trình bày một tác phẩm văn học. Giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào thể loại, nội dung tư tưởng, phong cách ngôn ngữ của tác phẩm. Giọng điệu cơ bản khi đọc phải hồn nhiên trong trẻo để thể hiện những bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi sáng pha chút tinh nghịch như cái nhìn của trẻ thơ.

Đối với truyện cười đọc - kể với giọng diệu dí dỏm, hài hước; Truyện ngụ ngơn thì sắc thái triết lý răn dạy; Thần thoại, cổ tích lại cần một sắc thái kỳ ảo, huyền diệu trong giọng đọc.

Bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ (Tiếng Việt 2 - Tập 2). Bài thơ đọc với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc thương nhớ Bác hay đối với bài thơ

Lượm (Tiếng Việt 2 - Tập 2) lại đọc với giọng dí dỏm, thể hiện sự hồn nhiên của chú bé lượm.

Ngữ điệu.

Ngữ điệu chính là những thay đổi chủ yếu về độ cao của giọng khi kể, đọc. Qua đó người đọc - kể bộc lộ ý nghĩ của mình, vẽ ra được các hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.

Ngữ điệu đóng vai trị quan trọng khi trình bày tác phẩm, có thể tác động mạnh đến các xúc cảm của người nghe, khiến người nghe có được những rung cảm lành mạnh, trong sáng; Nhờ ngữ điệu, người đọc giúp người nghe hiểu thấu đáo, nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Người nghe hình dung và cảm nhận, chia sẻ niềm vui nỗi buồn của các nhân vật; Ngữ điệu hết sức cần thiết đối với trẻ trong việc cảm thụ tác phẩm. Nó giúp các cháu hiểu đúng ý nghĩa của văn bản, biết được hành động, tâm trạng của nhân vật.

Đối với thơ, các yếu tố âm thanh của ngôn ngữ như: nhịp điệu, thanh điệu, ngắt nhịp, vần...chính là phương tiện biểu hiện cơ bản của tư tưởng cảm xúc.

Cách ngắt giọng.

Ngắt giọng là cách ngừng nghỉ, dừng lại giây lát khi đọc kể để bộc lộ ý nghĩa của tác phẩm văn học. Ngắt giọng có vị trí đặc biệt trong việc đọc, kể tác phẩm. Ngắt giọng đúng sẽ tăng sức truyển cảm đến với người nghe, ngắt giọng sai sẽ dẫn đến việc hiểu lầm ý tứ của bài.

Có ba loai ngắt giong cơ bản:

Thứ nhất là ngắt giọng logic. Đó là chỗ dừng lại giữa các từ ngữ có liên quan ý nghĩa với nhau. Dấu hiệu là các loại dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu hỏi... Loại ngắt giọng logic được sử dụng rộng rãi trong khi đọc tác phẩm.

Nhờ ngắt giọng logic người nghe hiểu ý nghĩa của câu, của đoạn đầy đủ rõ ràng hơn. Việc ngừng nghỉ khi đọc phải thực hiện linh hoạt, phù hợp mới đảm bảo được trọn vẹn nội dung của tác phẩm.

trạng thái tâm hồn, bằng thái độ của người đọc (kể) ra, nó phản ánh sáng tạo của người đọc (kể). Nếu ngắt giọng logic phục vụ trí tuệ thì ngắt giọng tâm lý phục vụ cho tình cảm. Ngắt giọng tâm lý còn được sử dụng sau khi kể (đọc) xong một tác phẩm để bài thơ, câu chuyện còn lắng đọng lại trong người nghe, chúng ta cần phải lưu ý ngắt giọng tâm lý tác động rất mạnh đến tình cảm người thưởng thức tác phẩm văn học,

Loại thứ ba là ngắt giọng thơ ca: thường đặt ở cuối câu. Nhờ có ngắt giọng này, nhịp thơ được giữ vững. Mỗi câu thơ thường có nhịp thơ cùng với vần tạo nên nhịp điệu của thơ, trước tiên phải tìm ra được nhịp thơ.

Bài thơ Tiếng ru (Tiếng Việt 3 - Tập 1) cần ngắt nghỉ đúng ở các dấu

phẩy và dấu chấm phẩy. nghỉ hơi dài ở cuối khổ thơ để chuyển sang các khổ tiếp theo:

“Con ong làm mật,/ yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước;// Con chim ca,/ yêu trời Con người muốn sống,/ con ơi

Phải yêu đồng chí,/ yêu người anh em.//” Cường độ giọng đọc.

Cường độ giọng đọc là giọng vang của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng khi to nhỏ.

Cường độ giọng đọc là một trong những yếu tố của ngữ điệu, nó phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Khi sử dụng cường độ giọng đọc, cần chú ý cả đến lượng người nghe và không gian của lớp học. Nhìn chung các yếu tố giọng điệu, ngữ điệu, ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ có quan hệ mật thiết với nhau, khơng tách rời nhau.

Tư thế, cử chỉ nét mặt

Ngoài những thủ thuật để đọc - kể diễn cảm tác phẩm văn học đã nêu ở trên, sự truyền cảm của tác phẩm đến với người nghe sẽ được nhân lên gấp bội nếu nó được kết hợp hài hịa với những yếu tố phụ trợ như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, tư thế của người đọc - kể.

thụ tác phẩm, vẻ mặt của người đọc - kể sẽ giúp cho người nghe dễ dàng tiếp thu ý nghĩa của tác phẩm. Nét mặt người đọc - kể phải thể hiện làm sao cho phù hợp với nội dung tác phẩm. Nếu là câu chuyện vui, nét mặt người truyền thụ phải hân hoan, tươi tắn... Nếu câu chuyện buồn, người trình bày phải có nét mặt buồn rầu, thương cảm.

Tuy nhiên không nên biểu hiện một cách giả tạo mới giúp được sự truyền cảm đến người nghe một cách sâu sắc. Trong quá trình đọc - kể tác phẩm, việc thể hiện nét mặt chỉ là yếu tố phụ trợ, tránh lạm dụng.

Cử chỉ: Cử chỉ là động tác của tay, một trong những phương tiện dể sử dụng vào việc đọc - kể tác phẩm. Cử chỉ phải phù hợp với nội dung tác phẩm bởi nó là yếu tố dùng để biểu lộ thái độ cùa người đọc đối với tác phẩm, các nhân vật, các sự kiện trong tác phẩm đó. Sự lặp đi lặp lại cử chỉ tạo ra nhàm chán và làm mất đi sức biểu cảm của tác phẩm.

Truyện ngắn Người con của Tây Nguyên khi đọc tác phẩm cần thể hiện rõ nét mặt, cử chỉ của từng nhân vật. (anh Núp: vẻ mặt tự hào, lũ làng; nét mặt phấn khởi, vui mừng)

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 97 - 101)