Đặc sắc về nghệ thuật của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 76)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Đặc sắc về nghệ thuật của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng

Tiếng Việt ở Tiểu học.

2.2.1. Đặc sắc nghệ thuật hình tượng Tổ quốc trong thể loại trữ tình (thơ) 2.2.1.1. Giọng điệu tha thiết, trữ tình 2.2.1.1. Giọng điệu tha thiết, trữ tình

Trong những bài thơ trữ tình khơng thể khơng nhắc đến giọng điệu, một phần làm nên hồn thơ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thể loại qua từng chặng đường thơ, chúng ta thấy rằng giọng điệu trong thơ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn nhiều. Mạch đập cuộc sống, xúc cảm nhà thơ, cấu tứ, thể loại và cuối cùng là giọng điệu, đó là kết quả của q trình khởi nguồn, bắt nhịp và thể hiện. Quá trình ấy ngày dần hướng đến “sự đồng thuận”, “tương ứng”. Vì vậy mà nhịp thở của cuộc sống với nhiều cung bậc, sắc thái... vốn vơ cùng khác nhau có cơ hội được “hiện hữu” trong thơ. Cũng chính vì vậy mà sức hấp dẫn của thơ vẫn mãi “trinh nguyên”, vẫn mãi “không cùng”.

Nhà thơ nào tạo được giọng điệu riêng là xem như đã có được một chỗ đứng vững vàng trong lòng bạn đọc. Những tác giả vượt qua thử thách của thời gian trước hết đều có giọng điệu riêng. Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, những bài thơ viết về chủ đề Tổ quốc, ở mỗi bài thơ là những giọng điệu khác nhau để tác giả thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Phạm Tiến Duật “thông minh tinh nghịch, pha chút ngất ngưởng ngang tàng”.

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái

Những chiếc xe từ trong bom rơi Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”

(Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính - Phạm Tiến Duật) Phạm Tiến Duật có giọng thơ khơng giống ai, và cũng khó ai bắt chước được. Khó vì giọng đùa đùa, tinh nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảm con người. Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa. Điều đáng nói là giọng thơ ấy đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Kháng chiến chống xâm lược Mỹ là cuộc chiến tranh ác liệt, nhất là ở Trường Sơn. Hy sinh lớn, gian khổ nhiều. Thơ cần phản ánh chân thật thực tiễn ấy, nhưng lại không được gây bi lụy, xót thương. Cuộc chiến đang cần sự phấn đấu của lòng người. Nhưng cũng không được lên gân, cao giọng hay cắt bớt nét dữ dằn của thực tế chiến tranh. Đây là một thử thách với tất cả các nhà thơ hồi ấy. Nhiều người không vượt được. Phạm Tiến Duật vượt được, trước hết nhờ vào cái giọng đó.

Nếu như thơ Phạm Tiến Duật có giọng tinh nghịch, tếu táo thì thơ Tố Hữu lại mang đậm khuynh hướng trữ tình chính trị. Trong suốt qng đời sáng tác, ơng ln xác định chính lí tưởng cách mạng và quan điểm chính trị sẽ là ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho cảm xúc để ông viết thành thơ.

Một hơm nào đó, Như bao hơm nào, Chú đồng chí nhỏ, Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận, Ðạn bay vèo vèo,

Thư đề “Thượng khẩn”, Sợ chi hiểm nghèo!

Ở bài thơ này, Tố Hữu đã viết với một giọng thơ hồn nhiên, tinh nghịch. Thể hiện được sự nhí nhảnh, tươi vui của chú bé Lượm. Qua đó thấy được tâm hồn trong sáng, lạc quan, dũng cảm, đúng với lứa tuổi của Lượm.

2.2.1.2. Biện pháp tu từ đa dạng và đặc sắc a. So sánh a. So sánh

So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Ta thường thấy có những kiểu so sánh sau:

- Phân theo mức độ: So sánh ngang bằng; So sánh không ngang bằng

- Phân loại theo đối tượng: So sánh các đối tượng cùng loại; So sánh khác loại; So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại

Trong bài thơ Quê hương, tác giả Đỗ Trung Quân đã sử dụng nghệ

thuật so sánh câu thơ:

“Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.”

Tác giả so sánh “quê hương” với “chùm khế ngọt” và so sánh “quê hương” với “đường đi học, con diều biếc, cầu tre nhỏ”: So sánh với “chùm khế ngọt” để ta thấy quê hương là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi; So sánh với “con đường đi học”: Quê hương là những gì thân quen, gần gũi và bình dị nhất.

Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b. Nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Ta thường gặp những kiểu nhân hóa sau: Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật; Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật; Trị chuyện với vật như với người.

Bài thơ Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy đã nhân hóa trong câu thơ: “Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm”

Tre ở đây như được nhân hóa có tay, có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ơm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giơng tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Đây cũng chính là phẩm chất thể hiện sự đồn kết, yêu thương, bao bọc lẫn nhau của con người Việt Nam.

c. Ẩn dụ

Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tường đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ẩn dụ gồm các kiểu sau đây: Ẩn dụ về hình thức - tương đồng về hình thức; Ẩn dụ cách thức - tương đồng về cách thức; Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác.

Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ:

“Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đá vơi bạc màu”.

Hình ảnh cây tre “gầy guộc”, “mong manh” đối lập với hình ảnh lũy, thành cho chúng ta thấy khơng thể nào nhìn bề ngoài của tre mà đánh giá được. Bốn câu thơ vừa là hình ảnh tả thực về cây tre, vừa là hình ảnh về người dân Việt Nam, nhỏ bé mà mạnh mẽ, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, đứng vững trên đơi chân nhỏ bé của mình. Nghệ thuật này được nhà thơ sử dụng trong suốt bài thơ. Dùng hình ảnh cây tre để nói lên nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, cây tre cũng giống như con người ngay thẳng, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

d. Điệp ngữ

Điệp ngữ là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

Các dạng điệp ngữ thường gặp: Điệp ngữ cách quãng; Điệp nối tiếp; Điệp vòng tròn

Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi sẽ thấy được hiệu quả việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ để nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước chúng ta trong thơ:

“Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát

Những dịng sơng đỏ nặng phù sa.”

Điệp ngữ “của chúng ta” vang lên đầy kêu hãnh. Nhằm khẳng định về ý thức chủ quyền dân tộc, ý thức đó được hưởng ứng từ niệm tự hào, quê hương, đất nước.

Nếu như nhà thơ Nguyễn Đình Thi sử dụng điệp nối tiếp để nhấn mạnh sự kiêu hãnh của đất nước chúng ta qua bài thơ Đất nước - thì nhà thơ Phạm Tiến Duật lại sử dụng điệp ngắt qng qua hai khổ thơ:

“Khơng có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Khơng có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tn, mưa xối như ngồi trời Chưa cần thay, lái tram cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khơ thơi.”

(Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính - Phạm Tiến Duật) Tác giả đã lặp lại cụm từ “khơng có kính, ừ thì…”, những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như mọi gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ.

e. Đảo ngữ

Đảo ngữ là biện pháp thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà không làm thay đổi nội dung thơng báo của câu. Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt.

Đảo ngữ gồm các kiểu sau đây: Đảo vị ngữ; Đảo bổ ngữ.

Bài văn Cửa Tùng của tác giả Thụy Chương: “Thuyền chúng tôi đang xi dịng Bến Hải – con sơng in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi”. Nhà văn sử dụng biện pháp đảo ngữ “mướt màu xanh” có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả độ xanh tươi, trù phú của làng quê hai bên bờ sông và làm tăng thêm vẻ đẹp kì diệu của biển.

2.2.2. Đặc sắc nghệ thuật hình tượng Tổ quốc trong thể loại tự sự (truyện) (truyện)

2.2.2.1. Cốt truyện

Cốt truyện thường được dùng chủ yếu cho các tác phẩm tự sự hoặc mà ít dung cho thơ ca. Chất liệu cơ bản để tạo thành một cốt truyện chính là các sự kiện - đó là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật. Những sự kiện lớn có thể tạo thành bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật thường được gọi là biến cố, còn những yếu tố cụ thể tạo thành các sự kiện được gọi là chi tiết.

Nhà văn miêu tả một cách nghệ thuật sự vận động của các tính cách qua những xung đột xã hội ấy để nêu bật lên chủ đề - tư tưởng tác phẩm là nhiệm vụ hàng đầu cốt truyện. Những sự kiện hay những biến cố đều phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm.

Cốt truyện có ba đặc điểm chính: tính lịch sử - cụ thể, tính kịch và tính hồn chỉnh. Tính lịch sử - cụ thể của cốt truyện được biểu hiện thơng qua tính chân thật của sự kiện lịch sử - xã hội làm điểm tựa cho sự phát triển của cốt truyện, đó thường là những sự kiện có ý nghĩa tiêu biểu cho sự vận động của lịch sử ở một thời điểm cụ thể nhất định. Tính hồn chỉnh của văn học được tạo nên do yêu cầu văn học phải phản ánh sự vận động của cuộc sống một cách hợp logic. Nói cụ thể hơn, cốt truyện, với tư cách là một hệ thống sự kiện phải được tổ chức một cách chặt chẽ, tránh tình trạng phân tán, rời rạc.

Các bước diễn biến của một cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của một xung đột, nghĩa là có mở đầu, thắt nút, phát triển và vươn tới cao điểm, rồi đi vào giải quyết cụ thể, kết thúc. Tuy nhiên, do quy luật sáng tạo văn học và nhất là do yêu cầu thể hiện chủ đề - tư tưởng tác phẩm, không nhất thiết bất cứ cốt truyện nào cũng cần có đầy đủ các diễn biến và theo trật tự nhất định.

Trong phân môn Tập đọc Tiếng Việt lớp 2. Bài Tập đọc Bóp nát quả cam cốt truyện được biểu hiện qua tính chân thật của sự kiện lịch sử: Giặc

Nguyên sai sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận khi thấy quân giặc ngang ngược đủ điều. Khi biết vua đang bàn việc dưới thuyền cùng các vương hầu, Trần Quốc Toản giằng co với lính canh vì chờ mãi khơng gặp được Vua để nói hai chữ “xin đánh”. Quốc Toản chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam q vì vua thấy cậu cịn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vơ tình bóp nát quả cam.

Hay cốt truyện Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3 - Tập 2, Trang 4) các sự

kiện được tổ chức một cách chặt chẽ, không phân tán, rời rạc và theo một trật tự nhất định: Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lịng dân ốn hận vô cùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, ni chí giành lại non sơng. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà chực thời cơ để phất cờ khởi nghĩa. Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ơm đầu chạy trốn. Giành lại được non sơng, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng cịn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

2.2.2.2. Nhân vật

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường

xuyên hay từng lúc, giữ vai trị quan trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng... Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Nhân vật văn học khơng giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngơn từ. Vì vậy, nhân vật văn học địi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.

Truyện ngắn Người liên lạc nhỏ (Tiếng Việt 3 - Tập 1, Trang112), nhà văn Tơ Hồi khắc họa thành cơng nhân vật Kim Đồng là một người liên lạc mưu trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ, là tấm gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.(Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu: Nào, bác cháu ta lên đường! Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Ơng trơng như người Hà Quảng đi cào

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 76)