Hướng dẫn cảm thụ trên một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiếng

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 103)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Hướng dẫn cảm thụ trên một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiếng

Tiếng Việt

3.2.1. Bài thơ “Lượm” - SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2, trang 130, Chủ điểm Nhân dân. Nhân dân.

a. Hướng dẫn cảm thụ tác phẩm “Lượm” - Tố Hữu.

Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của qn xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ

những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh. Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lịng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ Lượm.

Dù tuổi đời cịn nhỏ nhưng chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào cơng cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì cịn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng khơng kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta cũng phải thấy được đây là cơng việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù. Nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé. Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé ln hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã miêu tả ta có thể thấy được đây là một cậu bé cịn rất vơ tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở

sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vơ tư, khơng hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lơ đội lệch Mồm ht sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng”

Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ. Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lơ khơng được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vơ tình bị gió làm cho lệch. Trái hẳn với tính chất cơng việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường. Trong khơng khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh u đời vơ tư, ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé Lượm hiện lên hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn tốt lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận, tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây giờ mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí cịn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ, hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ cậu Lượm hồn nhiên, đáng yêu, dũng cảm.

Như bao hơm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao”

Công việc của cậu bé Lượm được thực hiện lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, đều đặn chứng tỏ chú là một cậu bé rất chăm chỉ, hết lịng vì cơng việc được giao. Chính ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: “cháu”, “chú bé”, “Lượm”... được thay bằng một đại từ ghép: “chú đồng chí nhỏ”. Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động dũng cảm của cậu bé, giống như một người chiến sĩ thực thụ. “Chú đồng chí nhỏ” ấy đã đến lấy phong thư bỏ vào bao để tiếp tục thực hiện cơng việc của mình.

“Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo”

Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù. Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm khơng hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì u cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả khó khăn, đó là trường hợp tác giả đã hóa thân vào nhân vật của mình. Cịn khổ thơ cuối, nhà thơ Tố Hữu đã đứng trở lại vị trí của người quan sát:

“Đường quê vắng vẻ Lúa trỗ địng địng Ca lơ chú bé

Nhấp nhơ trên đồng.”

Góp phần tạo nên những dịng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác

phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngơn ngữ miêu tả phù hợp với tính cách, ngoại hình nhân vật. Khơng chỉ vậy sử dụng hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thực những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình.

Với sự kết hợp hài hịa về nhịp điệu, ngơn ngữ sử dụng linh loạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh mà vơ cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hịa bình, tự do là nhờ cơng ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

b. Đề xuất một số câu hỏi đọc hiểu tác phẩm “Lượm” - Tố Hữu.

Câu 1: Bài thơ Lượm được viết theo thể thơ nào? (Thể thơ bốn chữ)

Câu 2: Theo em, trong bài thơ trên nhân vật “chú bé” có những đặc điểm gì? (Nhân vật “chú bé” có đặc điểm: nhỏ bé, nhanh nhẹn, vui tươi)

Câu 3: Hãy chỉ ra các từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng việc miêu tả nhân vật? (loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh - Góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm là một em bé hồn nhiên, vui tươi, say mê công tác kháng chiến thật đáng mến và đồng thời thể hiện sự yêu mến của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ).

Câu 4: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ. (Bài thơ khắc họa hình ảnh

chú lé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến, một hình tượng thơ cao đẹp. Tình cảm mến thương và cảm phục của nhà thơ dành cho Lượm và các em bé yêu nước cùng thời).

3.2.2. Truyện ngắn “Người liên lạc nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 112, Chủ điểm Anh em một nhà 112, Chủ điểm Anh em một nhà

a. Hướng dẫn cảm thụ tác phẩm “Người liên lạc nhỏ”- Tơ Hồi.

Vào những năm 40 của thế kỉ XX, khi mà đất nước ta cịn đắm chìm trong vịng nơ lệ, nhân dân ta sống rên xiết dưới gót giày của bọn thực dân xâm lược thì ở vùng Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng xa xơi đã có những thiếu niên tuổi nhỏ chí lớn, sớm giác ngộ cách mạng, nhiệt tình tham gia cách mạng, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình”, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng… Đó là người Đội viên Thiếu niên tiền phong đầu tiên ở nước ta: anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Công việc nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn mà anh Kim Đồng đảm nhiệm lúc ấy là làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác cho các cán bộ cách mạng. Bài văn “Người liên lạc nhỏ” nói trên của nhà văn Tơ Hồi kể về một trong những lần anh Kim Đồng dẫn đường cho các cán bộ cách mạng. Vào thời điểm này, thực dân Pháp xâm lược cịn chiếm đóng nước ta, các cán bộ cách mạng phải hoạt động bí mật để lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chống thực dân xâm lược, giải phóng đất nước.

Qua câu chuyện này, ta thấy phẩm chất nổi bật nhất của anh Kim Đồng được thể hiện, khắc hoạ là sự thơng minh, nhanh trí và dũng cảm. Nhiệm vụ của anh là đi trước, canh gác cho các chiến sĩ làm nhiệm vụ. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Kim Đồng rất hăng hái làm cách mạng. Anh không trực tiếp ra chiến trường nhưng cơng việc của anh đã góp phần rất lớn trong chiến thắng của quân ta, giống như người hậu phương vững chắc. Hình ảnh cậu bé Kim Đồng nhanh nhẹn dẫn cán bộ trên những con đường chắc hẳn đã quá quen thuộc nơi đây. Trong một lần đi qua quãng suối, gặp Tây đồn đem lính đi tuần, anh đã bình tĩnh, chủ động tìm cách đối phó với kẻ thù và vượt qua tình huống nguy hiểm này. Anh khơng hề bối rối, sợ sệt mà “bình tĩnh huýt sáo” báo hiệu để “ơng ké” kịp tránh vào ven đường. Tình thế càng nguy hiểm, gay cấn hơn khi không kịp nữa, bọn địch đã trông thấy và “chúng nó kêu ầm lên”.

Anh Kim Đồng vẫn khơng bối rối mà nhanh trí trả lời bọn địch khi chúng hỏi: “Bé con đi đâu sớm thế?”, anh Kim Đồng trả lời: “Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm”. Rồi anh chủ động, thản nhiên quay lại gọi “ông ké” : “Già ơi! Ta đi thơi! Về nhà cháu cịn xa đấy!”. Một màn kịch được dựng lên nhằm che mắt địch tưởng không thểkhéo hơn được. Trong tình huống ấy, nếu anh Kim Đồng có những biểu hiện, dù là rất nhỏ, của sự vụng về, thiếu tự nhiên, bọn địch sẽ phát hiện được ngay. Nhưng bằng sự thơng minh, nhanh trí của mình, anh Kim Đồng hoàn toàn qua mặt bọn chúng, khiến chúng không mảy may nghi ngờ. Thế là hai bác cháu - một cán bộ cách mạng và một chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi - đã thoát hiểm một cách ngoạn mục. Và như ta biết, qua sự việc này, anh Kim Đồng không chỉ thể hiện sự thông minh, nhanh trí mà cịn thể hiện sự dũng cảm tuyệt vời. Bởi lẽ, nếu bọn địch phát hiện ra thì cả “ơng ké” và anh Kim Đồng sẽ bị bắt và tính mạng sẽ khơng được bảo tồn.

Như vậy, anh Kim Đồng tuy còn nhỏ nhưng đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám đảm nhiệm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ. Bài văn trên rất mộc mạc, các tình tiết trong câu chuyện cũng đơn giản nhưng thực sự là một bài ca ca ngợi sự thông minh, tài trí và lịng dũng cảm tuyệt vời của một trong những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam: anh Kim Đồng.

b. Đề xuất một số câu hỏi đọc hiểu tác phẩm “Người liên lạc nhỏ”- Tơ Hồi.

Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? (Dẫn đường cho cán bộ tránh bọn Tây).

Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ơng già người Nùng? (Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ cách mạng)

Câu 3: Cách hai người đi đường có gì đặc biệt? (Kim Đồng đi trước, thấy có điều gì đáng ngờ sẽ làm hiệu cho bác cán bộ theo sau)

Câu 4: Nội dung của câu chuyện nói về điều gi? (Ca ngợi sự thông minh,

3.2.3. Tác phẩm “Tre Việt Nam”- SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1, trang 41, Chủ điểm Măng mọc thẳng. Chủ điểm Măng mọc thẳng.

a. Hướng dẫn cảm thụ tác phẩm “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy

Nguyễn Duy là nhà văn hay viết về đề tài nông thôn của Việt Nam bài thơ để lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất đó là bài thơ cây tre Việt Nam, với những lời thơ tinh tế và dạt dào cảm xúc, nó đã thu hút được sự chú ý sâu sắc của rất nhiều đọc giả.

Mở đầu bài thơ đó là những lời thơ dạt dào cảm xúc, một câu hỏi đầy tinh tế, nhưng nó cũng thể hiện được cội nguồn xuất hiện của cây tre, nó đã có từ rất lâu đời, trong truyền thống của dân tộc Việt Nam, xưa Thánh Gióng đã dùng cây tre để đánh tan quân giặc:

“Tre xanh Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.”

Đây đều là những lời thơ đầy tinh tế và mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, hình ảnh cây tre Việt Nam đã rất gần gũi và gắn bó với người dân Việt Nam, qua từng chặng đường, nó xanh tươi, và thể hiện một sự mạnh mẽ và tươi tắn trong cuộc sống và con người của dân tộc, hình ảnh về một dịng tre xanh, nhưng nó đã có từ lâu đời, và từ trong truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc

“Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên lũy xây thành tre ơi?”

Ở đây tác giả đang thể hiện được sức mạnh của bờ tre, đó là sức mạnh của sự khẳng khiu và một tinh thần anh dũng, mặc dù ngoại hình của nó vơ cùng nhỏ bé, nhưng nó lại mang một sức sống trường tồn, chính vì vậy, con người ln kiên trì bền bỉ để tạo nên được sức mạnh và giá trị như những lũy tre, hình ảnh cây tre, nó cũng biểu tượng để nói về sức mạnh của những người dân Việt Nam, luôn kiên cường chiến đấu trên mọi mặt trận để đạt được

những điều có ý nghĩa to lớn và đem lại nhiều giá trị to lớn nhất cho con người:

“Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát lên lá cành.”

Mặc dù với một hồn cảnh vơ cùng éo le và khắc nghiệt, nhưng hình ảnh đó vẫn thể hiện được cho người đọc một cái nhìn sâu sắc và giàu có nhất về tâm hồn, sự chăm chỉ, cần cù, giúp nó đứng vững trên cuộc đời, mặc dù, luôn phải đối diện với những gian khổ, mà vẫn ln vươn mình trong gió, vẫn

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 103)