Tổ quốc gắn liền nhân dân, Tổ quốc là nhân dân

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc sắc nội dung của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt

2.1.4. Tổ quốc gắn liền nhân dân, Tổ quốc là nhân dân

Những lời thơ về quê hương đã theo năm tháng tuổi thơ đi vào tâm hồn

mỗi người. Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân (Tiếng Việt 3 - Tập 1,

Trang 79) là một trong những giai đoạn ngọt ngào và dịu dàng dành cho ký ức ngày xưa. Những gì gần gũi, bình dị và thiết tha nhất qua lời ngâm của bà, lời ru của mẹ - đó chính là q hương.

Bất cứ một người Việt Nam nào cũng từng nghe và thuộc bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc với ca từ không hề thay đổi, bằng giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm. Ai đã từng nghe một lần, khơng dễ gì qn được.

“Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.”

“Quê hương là chùm khế ngọt” - chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người. Đấy là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi những người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường rợp bướm vàng bay.

Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người. Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4.

Quê hương là một khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã cụ thể hố nó bằng những hình ảnh sống động. Q hương khơng thể tương đương với chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đị nhỏ khua nước ven sơng, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngồi hè…nhưng tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng. Người xưa nói: hãy xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần. Với lịng u quê hương thiết tha, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh quê hương mang hồn quê, cảnh quê, người quê bằng một ngọn bút có thần…

Khi ta cịn nhỏ, những vẫn thơ quê hương đã luôn theo ta qua lời ngâm của bà, của me. Quê hương theo ta khi ta chơi, khi ta cười, khi ta ăn, khi ta ngủ. Q hương là gì ? Xưa nay chưa có ai định nghĩa nổi. Nhưng với một phong cách rất Việt Nam, Đỗ Trung Quân đã khiến những người con xa quê bật khóc :

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta khơng thể có hai q hương cũng như khơng thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dịng sữa mẹ, ni lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế, “yêu dấu” là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người

đó sẽ khơng thể lớn nổi thành người”, “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “khơng lớn nổi” có nghĩa là khơng trưởng thành một con người thật sự.

Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành ni ta khơn lớn trưởng thành. Vì vậy, nếu ai khơng u q hương, khơng nhớ q hương mình thì khơng trở thành một người tốt được. Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết u q hương xứ sở, vì q hương là mẹ và mẹ chính là q hương, vì:

“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”

(Chế Lan Viên).

Có biết bao bài thơ, bài hát về tình yêu quê hương đất nước nhưng những bài thơ viết cho thiếu niên nhi đồng ln có một nét riêng rất độc đáo, đó là tình u q hương ln được soi chiếu qua đôi mắt trong veo và tâm hồn ngây thơ, đáng yêu của trẻ con. Bài thơ Vẽ quê hương (Tiếng Việt 3 - Tập 1, Trang 88) là một trong số những bài thơ như vậy, bài thơ đẹp đẽ, hài hoà, cân đối; từ vần điệu, giọng điệu đến câu chữ đều ánh lên tình yêu tha thiết với gia đình, làng xóm, q hương, đất nước.

Bài thơ Vẽ quê hương được nhà thơ Định Hải khắc họa lại hình ảnh quê hương, đất nước gắn liền với con người Việt Nam chúng ta. Bài thơ được làm theo thể thơ 4 chữ dễ đọc, lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng, hồn nhiên. Cả bài thơ hầu hết là hình ảnh tả thực nên cảnh hiện lên rất chân thực, sống động, tươi màu thắm sắc. Khổ 1 giới thiệu việc em bé chuẩn bị cho bức vẽ. Biện pháp điệp ngữ, lặp cấu trúc câu ở câu thơ thứ hai và thứ ba cho chúng ta hình dung ra dáng vẻ vui thích, say mê của em bé. Khổ 1 có bốn câu thơ, câu một như thu lại trong chiếc bút nhỏ xinh “Bút chì xanh đỏ”, sau khi em gọt bút rồi, mới tách ra, rõ ra hai màu: “xanh tươi, đỏ thắm”. Nhưng màu sắc chỉ thật sự sinh động, gợi cảm xúc khi nó gắn liền với những cảnh, những sự vật cụ thể. Và tất nhiên, đó là những sự vật rất quen thuộc, thân thiết đối với em bé.

Khổ thơ thứ 3 tả màu xanh: này là tre xanh, lúa xanh ; này là dịng sơng xanh mát, bầu trời xanh bát ngát, xanh ngăn ngắt; này là ước mơ xanh của tâm hồn thơ trẻ… Vừa đưa từng nét vẽ một cách chăm chú, bé vừa nhẩm ra, chỉ ra cảnh trời mây non nước của quê hương.

Với mạch cảm xúc ấy, tác giả mô tả lại từng nét vẽ của em bé bằng đầu bút chì màu đỏ trong khổ thơ thứ 3. Đó là màu đỏ tươi của ngói mới, màu đỏ thắm của ngơi trường, màu đỏ rực, chói ngời của hoa gạo tháng ba, mặt trời đỏ chót và cuối cùng là màu đỏ rực rỡ và sống động nhất, nổi bật nhất của lá cờ Tổ quốc. Tiếng reo “A, nắng lên rồi” như kèm theo một nét vẽ điền ngay lập tức vào bức tranh, cảnh thiên nhiên đẹp không thể thiếu ánh nắng của ông mặt trời. Hai câu thơ cuối khổ thơ 3:

“Lá cờ Tổ quốc

Khăn quàng đội viên”

Là một nét vẽ hài hoà, lá cờ đỏ nổi bật trên nền trời xanh. Kết cấu của bài thơ rất rõ ràng, rành mạch dựa trên hai gam màu chủ đạo: xanh đỏ – xanh tươi, đỏ thắm.Và cuối cùng, bài thơ dẫn chúng ta tới bức tranh toàn cảnh quê hương đẹp trong tiếng reo vui, hớn hở, hồn nhiên của em bé.

Ở lớp 3 ta bắt gặp được những hình ảnh quê hương quen thuộc mà gần gũi gắn liền với nhân dân thì khi học đến chương trình tiếng Việt lớp 5 chúng

ta lại cảm nhận được bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyên Đình Thi (Tiếng

Việt 5 - Tập2, Trang 94). Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ đa tài hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và có những đóng góp đáng kể. Thơ ơng có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tịi theo xu hướng sáng tạo, cảm xúc

đậm nét nhất là về đất nước. Bài thơ Đất nước được sáng tác năm 1955 in

trong tập “Người chiến sĩ” là cảm nghĩ của tác giả về hai mùa thu ở Hà Nội và chiến khu Việt Bắc. Đồng thời bài thơ ca ngợi nhân dân, đất nước anh hùng. Ngay đầu bài thơ, ta thấy ngay cảnh đẹp yên bình của đất nước.

“Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Cảm hứng về đất nước được cất lên bằng một tâm trạng xao xuyến bâng khuâng, pha chút hứng khởi mà dịu ngọt trước vẻ đẹp của mùa thu. Đứng giữa khung cảnh mùa thu hiện tại, nhà thơ bồi hồi xúc động nhớ tới mùa thu đã xa. Người ta thường nói Hà Nội khơng có mùa nào đẹp hơn mùa thu, mùa thu chính là màu dễ gợi cảm xúc nhớ thương, hoài niệm. Và những cảm xúc ấy cũng đến với Nguyễn Đình Thi khi ơng đứng giữa đất trời tươi đẹp với những nỗi niềm tưởng nhớ khôn nguôi về một mùa thu cũ.

“Sáng mát trong như sáng năm xưa”, nhà thơ thực sự cảm thấy xôn xao, xúc động trước sắc thu của Hà Nội. Đó là một buổi sáng trong xanh có gió mang theo cái lạnh dịu nhẹ tạo nên cảm giác mát mẻ. Thoảng trong gió sớm là mùi hương cốm nồng nàn ấm áp. “Hương cốm mới” là hương vị đặc biệt của mùa thu xứ Bắc. Cái trong trẻo, thanh khiết của khí thu, cái mùi vị của cốm mới là kết tinh hương hoa của đất trời cỏ cây tạo nên một mùa thu mang đầy bản sắc. Cảnh của mùa thu chiến khu đã làm cho tác giả nhớ đến “những ngày thu đã xa” của phố phường Hà Nội. Kể thừ mùa thu nay cuộc sống của con người sẽ tràn ngập tiếng cười nói, trời thu sẽ xanh biếc một màu. Đoạn thơ với những hình ảnh có sức gợi: phấp phới, áo mới, trong biếc, thiết tha cùng với sự kết hợp, xen kẽ câu thơ ngắn - dài đã diễn tả được niềm hăm hở, rạo rực của một trái tim biết đập những nhịp tin yêu trước sự thay đổi của thiên nhiên, đất nước, sự thay đổi của thời đại.

“Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát

Những dịng sơng đỏ nặng phù sa.”

Hai câu thơ đầu là lời khẳng định về ý thức chủ quyền dân tộc, ý thức đó được hưởng ứng từ niềm tự hào về quê hương, đất nước. Điệp ngữ “của chúng ta” vang lên đầy kiêu hãnh. Sau cảm xúc ấy hiện lên một đất nước đẹp

đẽ, giàu có, đầy tiềm năng qua những sự vật cụ thể. Đất nước không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà cụ thể, gần gũi, gắn bó với máu thịt mỗi con người, mỗi ngôi nhà, mỗi bản làng. Đất nước đó là trời xanh, là núi rừng, là cánh đồng, là ngả đường, dịng sơng…

Với cách sử dụng các định ngữ nghê thuật: thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa, cùng với điệp từ “những”, đã tạo nên một khoảng không gian rộng lớn, bao la, trùng điệp.

Từ cảm xúc hướng vào niềm tự hào của đất nước, tác giả chuyển sang

những suy tưởng về mạch sống bền bỉ, vĩnh hằng của Tổ quốc. Giọng thơ đang hào hứng, bất chợt trầm lắng hẳn xuống.

“ Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về!”

Những dịng thơ trơi đi khơng dấu nổi niềm tự hào kiêu hãnh. Ba chữ “Nước chúng ta” đứng riêng thành một câu đàng hồng đĩnh đạc. Hình tượng đất nước vừa mang vẻ đẹp hiền hòa trong sắc thu, hương thu, mang cái bát ngát của quân và dân ta trong những năm dài kháng chiến. Đất nước là bài thơ kiệt tác, mà người đọc lúc nào cũng cảm thấy mới mẻ, niềm tự hào dân tộc cứ lâng lâng mãi tâm hồn mỗi chúng ta.

Mỗi tác giả lại lặng lẽ quan sát Tổ quốc ở mn mặt đời thường và lại có những góc nhìn khác nhau về q hương, đất nước. Tổ quốc là những gì bình dị nhất, gần gũi và thân quen nhất trong đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam ta: câu chuyện cổ tích bà kể, miếng trầu bà ăn, gừng cay, muối mặn, hạt gạo... Tổ quốc được cảm nhận ở nhiều phương diện, cái nhìn mới mẻ về Tổ quốc với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng Tổ quốc gắn liền với nhân dân, Tổ quốc là nhân dân. Đồng thời qua các bài Tập đọc cảm nhận về quê hương, đất nước mỗi người dân Việt Nam lại càng trỗi dậy lòng yêu nước và trách nhiệm bảo về Tổ quốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 70 - 76)